Báo cáo tháng hành động vì trẻ em 2024

Hoatieu.vn xin giới thiệu tới các bạn Báo cáo tháng hành động vì trẻ em dùng để tổng kết lại kết quả các hoạt động, phong trào vì trẻ em của nhà trường. Mời các bạn tham khảo và tải về nội dung chi tiết của Báo cáo kết quả thực hiện tháng hành động vì trẻ em 2024 file Word, PDF tại bài viết.

Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 diễn ra với chủ đề: "Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em” cùng nhiều hoạt động thiết thực để thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; tuyên truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình và vận động nguồn lực cho trẻ em.

1. Báo cáo tháng hành động vì trẻ em số 1

PHÒNG GD & ĐT ...........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ...........

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ..........

..........., ngày ....tháng ....năm ....

BÁO CÁO
Thực hiện Tháng hành động vì trẻ em năm ........

Căn cứ Kế hoạch số ............ ngày .......... của Phòng GD& ĐT ........... về việc triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm ........;

Căn cứ vào tình hình thực tế ở đơn vị;

Trường mẫu giáo ........... báo cáo về việc thực hiện Tháng hành động vì trẻ em năm ........ với chủ đề Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, cụ thể như sau:

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo, ban hành kế hoạch triển khai:

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền chủ đề của tháng Hành động vì trẻ em “Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”; tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các nhà giáo về tạo cơ hội cho mọi trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và để phát triển và các hoạt động trọng tâm của công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong giai đoạn mới.

Tổ chức tuyên truyền về Luật Trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ- CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, Chỉ thị số 18/CT- TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Kế hoạch số 97/KH- UBND ngày 27/4/........ của UBND tỉnh về kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh ......... giai đoạn ........- 2025; các chính sách,chương trình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang triển khai thực hiện đến toàn thể CB- GV- NV và học sinh trong nhà trường.

Phối hợp các ban ngành đoàn thể ở địa phương triển khai các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin về pháp luật, chính sách hỗ trợ cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; đăng tải các khẩu hiệu, thông điệp của Tháng hành động; tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng về phòng, chống tảo hôn, phòng, chống tình trạng trẻ em bỏ học, bảo vệ trẻ em, thông tin, tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; truyền thông về Tổng đài điện thoại bảo vệ trẻ em 111 và 3.513.663 và hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại địa phương.

Cán bộ giáo viên trong đơn vị nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống xâm hại trẻ em đến học sinh tại lớp.

2. Phát động tháng hành động vì trẻ em:

- Nhà trường đã tổ chức tháng hành động vì trẻ em từ ngày 1/6 đến 30/6/........ với chủ đề đề Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em

3. Nội dung hoạt động đã triển khai:

Thực hiện chuyên đề “Giáo dục kĩ năng sống” cho trẻ nhằm tuyên truyền giáo dục các kỹ năng cơ bản để trẻ tự bảo vệ bản thân, kĩ năng biết tự bảo vệ mình tránh xa các nguy cơ bị lợi dụng về lao động, xâm hại, kĩ năng tham gia các hoạt động phòng chống xâm hại trẻ em. Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh đảm bảo an toàn cho học sinh.

Tổ chức tặng quà cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, con hộ nghèo trong nhà trường, phối hợp công đoàn tặng quà trao phần thưởng cho con CBGV, NV trong nhà trường đạt thành tích cao trong năm học 2022- 2023 nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.

- Phối hợp với UBND xã và Hội cựu giáo chức tặng quà cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn là 10 cháu. Hổ trợ chi phí học tập và tiền ăn trưa cho trẻ.

- Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ trong nhà trường đã chú trọng việc đảm bảo an toàn, phòng chống xâm hại trẻ em.

- Xây dưng mô hình “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” nhằm tạo cho các cháu có được khu vui chơi học tập nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.

4. Kinh phí tổ chức:

a)Nhân sách Nhà nước:

- Xây dựng các khu vui chơi:.............đồng

- Hổ trợ ăn trưa: ..............

- Chi phí học tập: .............. đồng

Tổng cộng: ..............đồng

b)Ngân sách vận động:

- Đồ dùng đồ chơi ngoài trời:............ đồng

- Quà 1/6: ...............

Tổng cộng: ....đồng

STT

DIỂN GIẢI

SỐ TIỀN

GHI CHÚ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Khu chơi cát nước

Khu nhà chồi

Sân bóng mini

Vườn cây của bé

Khu chơi dân gian

Khu vận vận động

Chi phí học tập

Tiền ăn trưa

Quà 1/6

Tổng cộng

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm.

- Thực hiện tốt chuyên đề “Giáo dục kĩ năng sống” trẻ có các kỹ năng cơ bản để trẻ tự bảo vệ bản thân, kĩ năng biết tự bảo vệ mình tránh xa các nguy cơ bị lợi dụng về lao động, xâm hại, kĩ năng tham gia các hoạt động phòng chống xâm hại trẻ em. Nhà trường không xảy ra tình trạng bạo hành trẻ em.

- Tổ chức tốt các hoạt động vui chơi lành mạnh đảm bảo an toàn cho học sinh.

Tổ chức tặng quà cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, con hộ nghèo trong nhà trường phối hợp công đoàn trao phần thưởng cho con CBGV, NV trong nhà trường đạt thành tích cao trong năm học ............ nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.

- Phối hợp với UBND xã và Hội cựu giáo chức tặng quà cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn là 10 cháu. Hổ trợ chi phí học tập và tiền ăn trưa cho trẻ.

- Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ trong nhà trường đã chú trọng việc đảm bảo an toàn, phòng chống xâm hại trẻ em.

- Xây dưng mô hình “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” nhằm tạo cho các cháu có được khu vui chơi học tập nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.

2. Những khó khăn, tồn tại:

- Cơ sở vật chất còn hạn chế, sân chơi hẹp nên việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ còn hạn chế.

- Một số PHHS chưa thực hiện tốt công tác phối hợp với nhà trường nên việc tuyên truyền kiến thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn hạn chế.

- Phương tiện dạy học còn hạn chế nên việc cung cấp kiến thức cho trẻ chưa đạt kết quả cao.

- Công tác xã hội hóa chưa đạt kết quả cao so với kế hoạch đề ra.

3. Kiến nghị, đề xuất.

- Nhà trường đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm hổ trợ kinh phí và CSVC để nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ đã đề ra.

Trên đây là báo cáo về việc thực hiện Tháng hành động vì trẻ em năm ........ với chủ đề Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em” của trường mẫu giáo ............/.

Nơi nhận:

KT.HIỆU TRƯỞNG

- Phòng GD&ĐT........;

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

- Lưu: VT.

2. Báo cáo kết quả tháng hành động vì trẻ em số 2

PHÒNG GD&ĐT…….

TRƯỜNG TH&THCS ..............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

.............., ngày…..tháng…..năm…..

BÁO CÁO KẾ HOẠCH
Triển khai “Tháng hành động vì trẻ em” năm……
Và Tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh

Thực hiện Kế hoạch số……., ngày….tháng…..năm…..của phòng giáo dục và đào tạo huyện .............. về việc “Triển khai tháng hành động vì trẻ em năm ............... Trường TH&THCS .............. triển khai kế hoạch Tháng hành động vì trẻ em (từ 01 tháng 6 đến 30 tháng 6) tới cán bộ giáo viên với chủ đề “Vì môi trường an toàn, thân thiện và lành mạnh cho mọi trẻ em” như sau:

I. Mục đích của tháng hành động:

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đối với sự phát triển của đất nước, địa phương. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của gia đình và trẻ em đối với việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em; thúc đẩy vai trò chủ động, tích cực, tự tin, tăng cường sự tham gia của trẻ em vào các hoạt động của gia đình, nhà trường và xã hội.

II. Các hoạt động trọng tâm:

1. Triển khai “Tháng hành động vì trẻ em”:

Tham gia lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em tại địa phương vào ngày 1 tháng 6 năm ...............

Tuyên truyền chủ đề của tháng Hành động vì trẻ em “Vì môi trường an toàn, thân thiện và lành mạnh cho mọi trẻ em”; tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các nhà giáo về tạo cơ hội cho mọi trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và để phát triển và các hoạt động trọng tâm của công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong giai đoạn mới như: triển khai Chương trình Hành động quốc gia Vì trẻ em giai đoạn ..............và Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn ...............

Các khẩu hiệu tuyên truyền về Tháng hành động Vì trẻ em năm ..............: “Thấu hiểu trẻ em bằng cả trái tim”; “Sân chơi nhỏ chắp cánh ước mơ lớn”; “Vì sự an toàn và hạnh phúc cho mọi trẻ em”…tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.

Cán bộ giáo viên trong đơn vị trường tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh (đặc biệt trong dịp nghỉ hè); tiến hành rà soát lại tình trạng về cơ sở vật chất như: Hệ thống các phòng học, bếp nấu ăn của học sinh, hệ thống tường rào, sân chơi bãi tập, hệ thống điện,… Đối với các phòng học, nhà ở, bếp, tường rào xuống cấp nhà trường đã có phương án tu sửa kịp thời và các biện pháp cảnh báo để đảm bảo an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên nhà trường.

Thực hiện các hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng biết tự bảo vệ mình tránh xa các nguy cơ bị lợi dụng về lao động, xâm hại, kĩ năng tham gia các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích. Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh đảm bảo an toàn cho học sinh.

Trước thời gian nghỉ hè, đơn vị trường đã tổ chức lễ bàn giao 402 học sinh cho Đoàn xã và chính quyền địa phương quản lí và lập biên bản bàn giao học sinh đầy đủ.

Các hoạt động hè cho học sinh nhà trường đã chú trọng việc đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ.

Trên đây là báo cáo kế hoạch triển khai tháng hành động vì trẻ em và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ của trường TH&THCS ..............

HIỆU TRƯỞNG

3. Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 có những hoạt động nào?

Căn cứ Công văn 1088/LĐTBXH-TE năm 2023 hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 sẽ diện ra từ ngày 01/6 đến ngày 30/6/2023. Theo đó, căn cứ Mục 5 Công văn 1088/LĐTBXH-TE năm 2023, Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 có những hoạt động chính sau:

(1) Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 (dự kiến tuần 4 tháng 5 hoặc ngày 01/6/2023) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức.

(2) UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành, UBND huyện, cấp xã triển khai một số nội dung sau:

- Xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức các hoạt động trong Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 tại địa phương.

- Căn cứ điều kiện của địa phương, tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 từ cuối tháng 5 hoặc ngày 01/6/2023.

- Hoạt động truyền thông:

+ Tổ chức chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề về trẻ em và phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại trẻ em, tai nạn, thương tích trẻ em nhất là đuối nước, tai nạn giao thông;

+ Tăng cường nhận thức, kỹ năng của trẻ em, gia đình, cộng đồng chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện;

+ Truyền thông đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và đến từng gia đình, cộng đồng dân cư;

+ Đăng tải các thông điệp và khẩu hiệu truyền thông của Tháng hành động vì trẻ em;

+ Truyền thông về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111), các địa chỉ tiếp nhận thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em và các địa chỉ cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, an sinh xã hội tại địa phương;

+ Sử dụng các sản phẩm, tài liệu truyền thông Mẫu được đăng tải trên website của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (http://tongdai111.vn) và fanpage Truyền hình Vì Trẻ em VTV1.

- Triển khai các giải pháp, mô hình hoạt động về xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em thuộc trách nhiệm và thẩm quyền để phòng, chống xâm hại trẻ em, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đuối nước, tai nạn giao thông; bàn giao quản lý trẻ em trong dịp hè;

- Triển khai các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em, tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp để trẻ em thảo luận, đề xuất kiến nghị, sáng kiến bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền của trẻ em.

- Vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ủng hộ, hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của xâm hại, bạo lực; thăm, tặng quà, trao học bổng và hỗ trợ khám, chữa bệnh cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi...;

- Hỗ trợ các mô hình hoạt động bảo vệ trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em; xây dựng các công trình, trường, lớp học, nhà bán trú, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em.

4. Mục đích của Tháng hành động vì trẻ em

Tháng hành động vì trẻ em
Tháng hành động vì trẻ em

Tổ chức tháng hành động vì trẻ em phát động rộng rãi ở địa phương với nhiều chủ đề, mỗi một chủ đề phù hợp với tình hình cấp thiết hàng năm. Tháng hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng 6 hằng năm nhằm mục đích sau đây:

- Thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình cho trẻ em.

- Vận động nguồn lực cho trẻ em.

Những mục đích trên đều là những mục đích quan trọng và cấp thiết để giáo dục, tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của gia đình và xã hội đối với trẻ em.

5. Hoạt động thúc đẩy sự tham gia của trẻ em

Trong chương trình tháng hành động vì trẻ em, một số những hoạt động thường được tổ chức phổ biến tại nhiều địa phương như:

- Tổ chức diễn đàn trẻ em để đại diện của trẻ em nói lên ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em hoặc để các cơ quan, tổ chức lấy ý kiến trẻ em đối với các vấn đề về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em;

- Tổ chức câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em; các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện tại địa phương; các hoạt động khác thúc đẩy sự tham gia của trẻ em;

- Tổ chức các lớp hướng dẫn trẻ em kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và các vấn đề liên quan đến trẻ em phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và phát triển của trẻ em.

Trên đây là Báo cáo tháng hành động vì trẻ em 2024, mẫu dùng cho các cơ quan, đơn vị tổng kết, đánh giá lại quá trình thực hiện tháng hành động vì trẻ em. Mời các bạn tải file báo cáo kết quả tháng hành động vì trẻ em miễn phí về máy để chỉnh sửa, hoàn thiện vànộp lên cấp trên. 

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
7 14.822
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo