Nhân vật lịch sử nào được gọi là Ông tổ nghề xẩm

Nhân vật lịch sử nào được gọi là "Ông tổ nghề xẩm"? là câu hỏi Heo đi học Momo 23/09/2023. Hoatieu.vn xin giải đáp trong bài viết sau.

1. Nhân vật lịch sử nào được gọi là "Ông tổ nghề xẩm"?

Đáp án B. Trần Quốc Đĩnh

Ông tổ nghề xẩm là ai? Nhân vật lịch sử được gọi là "Ông tổ nghề xẩm" là Thái tử  Trần Quốc Đĩnh.

Ông được suy tôn là ông tổ nghề hát xẩm - nét văn hóa, là "món ăn" không thể thiếu của người Hà Nội xưa.

Ngoài ra, bạn đọc có thểm tham khảo thêm các Đáp án cho Heo đi thi ngày 23/09/2023

Tương truyền, vua Trần có 2 hoàng tử là Trần Quốc Toán và Trần Quốc Đĩnh. Do tranh giành quyền lực, hoàng tử Trần Quốc Đĩnh bị Trần Quốc Toán hãm hại, chọc mù mắt và bỏ giữa rừng sâu. Trong một lần ngủ mơ, Trần Quốc Đĩnh mơ thấy bụt dạy ông cách làm đàn từ vỏ quả khô và dây rừng. Tỉnh dậy, Trần Quốc Đĩnh mầy mò làm theo hướng dẫn và thật kỳ lạ, cây đàn vang lên những âm thanh tuyệt vời. Những người đi rừng nghe tiếng đàn đã tìm đến và đưa ông về.

Thời điểm lưu lạc ở dân gian, Trần Quốc Đĩnh đã dạy đàn cho người nghèo, người khiếm thị, giúp họ có được niềm vui và cách kiếm sống. Tiếng đồn về tài năng âm nhạc của ông lan đến tận hoàng cung. Nhà vua cho vời ông vào cung hát và cha con nhận ra nhau. Tuy đã trở lại cuộc sống cung đình, nhưng Trần Quốc Đĩnh vẫn tiếp tục dạy mọi người đàn hát kiếm sống. Sau này, hoàng tử Trần Quốc Đĩnh được suy tôn là ông tổ của nghề hát xẩm. Hàng năm, để ghi nhớ công ơn của ông, những người hành nghề hát xẩm đã lấy ngày 22/2 và 22/8 âm lịch là ngày giỗ tổ nghề hát xẩm.

Trong các loại nghệ thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam, có lẽ chỉ duy nhất hát xẩm được gọi với tư cách là một nghề để kiếm sống. Trong quá trình phổ biến lối hát xẩm, có người mù hoặc nghèo khổ nhưng rất có năng khiếu về âm nhạc đã vận dụng hát xẩm làm phương tiện kiếm sống, điều này vô hình chung đã đưa hát xẩm trở thành "đặc sản" của những người ăn xin, trở thành một nghề để kiếm sống của những người nghèo nơi thành thị và được truyền dạy từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 là thời gian thịnh đạt nhất của hát xẩm. Lượng người hát xẩm đông nhất là thời kỳ Pháp thuộc và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Nhân vật lịch sử nào được gọi là "Ông tổ nghề xẩm"

2. Hát xẩm là gì?

Hát Xẩm là một dòng dân ca của nước ta phát triển mạnh và phổ biến tại đồng bằng Bắc Bộ và trung du miền núi phía Bắc. Ban đầu hát xẩm là một hình thức mưu sinh của những người dân nghèo khổ tại các chợ, đường phố và nơi đông người qua lại. “Xẩm” ở đây dùng để chỉ người biểu diễn.

Theo quan niệm dân gian thì hát Xẩm gắn liền với những nghệ sĩ khiếm thị nghèo khổ, phải rong ruổi khắp nơi, nay đây mai đó không có nhà cửa, sử dụng cây đàn và tiếng hát của mình để mưu sinh.

Tuy nhiên, Hát Xẩm ngoài đường phố chỉ ở giai đoạn trước. Một thời gian dài Hát Xẩm gần như bị quên lãng quên do không phù hợp với phần đông giới trẻ. Ngày nay, với mong muốn khôi phục nghệ thuật hát xẩm, nhiều nghệ sĩ tâm huyết đã đưa hát xẩm lên trình diễn ở sân khấu và biểu diễn tại các hội đình, làng, lễ tết ở địa phương. Nhờ đó, nghệ thuật hát xẩm vẫn có sức sống mãnh liệt trong lòng người yêu nghệ thuật, các câu lạc bộ Hát Xẩm thu hút rất nhiều thành viên tham gia, trong đó có cả các bạn trẻ.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Nhân vật lịch sử nào được gọi là Ông tổ nghề xẩm? Và là Đáp án Heo Momo đi thi mới nhất 2024. Mời các bạn tham khảo các bài viết liên quan tại mục Tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
2 198
0 Bình luận
Sắp xếp theo