Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào?
Sinh ra và lớn lên trước cảnh nước mất, nhân dân Việt Nam rơi vào cảnh thống khổ lầm than, Bác Hồ quyết tâm đến tận “sào huyệt” của chủ nghĩa tư bản để tìm hiểu con đường cứu nước. Từ chuyến đi lịch sử đó, Bác Hồ đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam rực rỡ cho đến ngày nay.
Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
1. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào?
Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Hồ Chí Minh, lúc bấy giờ tên là Nguyễn Tất Thành đã lên đường sang Pháp trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville dưới cái tên Nguyễn Văn Ba (hay còn gọi là anh Ba).
Hiện nay, cứ vào ngày 5/6 hằng năm, tại Việt Nam lại tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, lịch sử để chào mừng sự kiện đặc biệt này, đồng thời tưởng nhớ tới công lao to lớn của người cha già của dân tộc, người con ưu tú của đất nước.
2. Tìm hiểu về hoàn cảnh và hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào?
Ở giai đoạn này, Việt Nam thuộc quyền thống trị của thực dân Pháp. Mặc dù có nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh diễn ra những đều không đạt được thắng lợi. Bên cạnh đó cũng có nhiều xu hướng cải cách, đổi mới được dấy lên nhưng cũng không mang lại hiệu quả. Cũng trong giai đoạn này, có rất nhiều người Việt Nam đi ra nước ngoài theo nhiều diện khác nhau.
Dựa vào tình hình cụ thể trong nước cùng với những tìm hiểu, nghiên cứu của mình qua những bài học lịch sử và khảo nghiệm thực tiễn, Nguyễn Tất Thành thấy rằng mọi cải cách tiến hành ở trong nước hay sang Trung Quốc, Nhật Bản (phong trào Đông Du) đều không mang lại kết quả như mong muốn. Người cho rằng cần phải ra nước ngoài để học hỏi và tìm hiểu một con đường khác cho dân tộc của mình.
Sau này, khi được hỏi về lý do ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã chia sẻ rằng: "Vào trạc tuổi mười ba, lần đầu tiên tôi được nghe những từ tự do, bình đẳng, bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế và từ thuở ấy, tôi muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy".
Còn về việc Bác Hồ lựa chọn Sài Gòn là nơi để ra nước ngoài sau này cũng được lý giải là bởi lúc bấy giờ Sài Gòn là cửa ngõ của xứ Nam Kỳ, nơi đây có những công ty tàu biển lớn chạy đường Pháp - Đông Dương nên rất thuận lợi cho việc sang Pháp. Đây cũng là vùng đất tự do hơn so với các xứ khác ở Việt Nam thời bấy giờ.
Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác
Tháng 5 năm 1907, Nguyến Tất Thành xuất phát từ Huế và theo cha là Nguyễn Sinh Sắc vào huyện Bình Khê thuộc tỉnh Bình Định.
Năm 1908, Nguyễn Tất Thành tham gia bãi khóa nhân phong trào chống sưu thuế và bị buộc thôi học ở trường Quốc học Huế.
Tháng 9/1909, Nguyễn Tất Thành được cha gửi về Quy Nhơn để học thêm tiếng Pháp với thầy Phạm Ngọc Thọ.
- Tháng 8/1910, Nguyễn Tất Thành rời Quy Nhơn vào Sài Gòn. Từ nửa sau tháng 9 năm 1910 đến trước tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành dạy học ở trường Dục Thanh thuộc Thành phố Phan Thiết.
- Ngày 2/6/1911, Nguyễn Tất Thành xin làm việc ở tàu Đô đốc Latouche-Tréville của hãng vận tải Hợp nhất (Compagnie des Chargeurs réunis), thường được gọi nôm na là hãng Nǎm Sao đang chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đi Marseille, Pháp. Lúc tàu này cập cảng Sài Gòn. Ông xuống tàu và gặp viên thuyền trưởng tên là: Lui E-du-a Mai-sen. Ông thuyền trưởng hỏi rằng: "Anh có thể làm được việc gì?". Ông trả lời: "Tôi có thể làm bất cứ công việc gì". Sau đó thuyền trưởng nhận Nguyễn Tất Thành vào làm phụ bếp.
- Ngày 3 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành bắt đầu làm việc ở tàu Đô đốc Latouche-Tréville, nhận thẻ nhân viên của tàu với tên mới là Nguyễn Văn Ba. Lúc này trên tàu cũng có một người thủy thủ Việt Nam làm việc có tên gọi là Nguyễn Văn Ba. Lương của Nguyễn Tất Thành được lãnh là 50 franc Pháp, trong khi những người bồi bàn Pháp làm việc rất nhàn nhã lãnh lương gấp 3 lần lương của ông.
- Cuối cùng, vào buổi trưa ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành trong công việc là người phụ bếp chính thức lên đường sang Pháp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville để tìm "tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi".
- Tàu Đô đốc Latouche Tréville đã rời bến sông Sài Gòn với 72 thủy thủ trên tàu. Trong chuyến hành trình đó, tàu đi qua các nước như Singapore, Colombo thuộc Sri Lanka, Djibouti, Port Said và Marseille. Đến ngày 15 tháng 7 năm 1911, tàu này đến Le Havre, cảng chính ở miền Bắc nước Pháp và đây là lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành đặt chân lên nước Pháp.
- Vào tháng 9, Nguyễn Tất Thành đã viết thư đến tổng thống Pháp, xin được nhập học vào trường Thuộc Địa (École Coloniale), trường chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh cho chính quyền thực dân, với hy vọng "giúp ích cho Pháp". Thư yêu cầu của ông bị từ chối và được chuyển đến Khâm sứ Trung Kỳ ở Huế.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Jenifer Hoang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27