Vùng lãnh hải rộng bao nhiêu hải lý và tính từ đâu?

Lãnh hải là gì? Cho đến nay vẫn nhiều người chưa nắm rõ được ý nghĩa của "hải phận", "vùng biển " hay "lãnh hải" để sử dụng cho đúng. Vậy vùng lãnh hải rộng bao nhiêu hải lý và tính từ đâu? Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số kiến thức để hiểu rõ hơn lãnh hải là gì? Chiều rộng của lãnh hải là bao nhiêu. Mời các bạn cùng tham khảo.

Vùng lãnh hải là một nội dung kiến thức nằm trong bộ môn Giáo dục quốc phòng 11. Sau đây là một số nội dung kiến thức các bạn có thể tham khảo thêm về vùng lãnh hải.

1. Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 11

Vùng lãnh hải rộng bao nhiêu hải lý và tính từ đâu?

A. 12 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

B. 24 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

C. 12 hải lí tính từ vùng đặc quyền kinh tế

D. 12 hải lí tính từ đường bờ biển

Đáp án đúng: A. 12 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

2. Vùng lãnh hải là gì?

Lãnh Hải là một vùng ven bờ nằm ngoài và tiếp liền với nội thủy của quốc gia ven biển

Theo luật biển quốc tế hiện đại, “vùng nước lãnh thổ” được gọi là “lãnh hải” (tiếng Anh: Territorial Sea, tiếng Pháp: Mer territoriale), không phải là “hải phận” hay “vùng biển” chung chung. Nó là một vùng biển ven bờ nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ đất liền hoặc nội thủy của quốc gia ven biển, có một bề rộng nhất định được đo tính từ đường cơ sở của quốc gia ven biển đó.

Đối với quốc gia quần đảo, lãnh hải nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ và vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo đó.

Đối với các đảo riêng lẻ hay nằm trong một quần đảo không phải là quốc gia quần đảo, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn được quy định tại Điều 121 Công ước cua LHQ về Luật Biển năm 1982, thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, nhưng nằm ngoài phạm vi lãnh hải của quốc gia này, thì lãnh hải của từng đảo này cũng được xác định như trên.

Chiều rộng lãnh hải do quốc gia ven biển tự xác định tính từ đường cơ sở theo đúng các tiêu chuẩn chung do Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 quy định.

Khi gọi “vùng biển Việt Nam”, “hải phận Việt Nam” ta hiểu rằng đó là tên gọi chung cho cả nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Khi gọi “lãnh hải Việt Nam” ta hiểu rằng đó là tên gọi của một vùng biển rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

3. Chiều rộng lãnh hải là gì?

Đối với lãnh hải, việc xác định chiều rộng – khoảng cách từ đường cơ sở đến ranh giới ngoài của lãnh hải có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ với quốc gia ven biển mà còn cả với các quốc gia khác. Ngay cả khi đường cơ sở – ranh giới bên trong của lãnh hải đã được xác định hoàn toàn phù hợp với quy định của Luật biển quốc tế, nhưng nếu Luật biển quốc tế không có quy định thống nhất về chiều rộng lãnh hải, một so quốc gia vẫn có thể mở rộng lãnh hải của mình về phía biển. Nếu khoảng cách này quá rộng, quyền và lợi ích của các quốc gia khác sẽ bị ảnh hưởng bởi biên giới biển của quốc gia ven biến sẽ được đẩy ra xa. Thực tiễn của các nước cũng như quá trình phát triển của Luật biển quốc tế cho thấy ở thời kì trước năm 1958, quy định về chiều rộng của lãnh hải được xác định khá đa dạng. Phụ thuộc vào từng quốc gia, chiều rộng lãnh hải tính từ đường cơ sở có thể được giới hạn là 3 hải lý, 5 hải lý…, thậm chí là tới 200 hải lý.

Trong 04 công ước về biển được ký kết năm 1958 (04 công ước Giơnevơ 1958, bao gồm: Công ước về lãnh hãi và vùng tiếp giáp, Công ước về thềm lục địa, Công ước về biển cả, Công ước về đánh cá và bảo vệ tài nguyên trên biển cả), mặc dù có Công ước Giơnevơ 1958 về Lãnh hải và vùng tiếp giáp, nhưng chiều rộng của lãnh hải cũng không được xác định chính xác. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 24 Công ước, vùng tiếp giáp không thể vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở mà từ đó chiều rộng .của lãnh hải được tính. Như vậy, cả lãnh hải và vùng tiếp giáp mới có chiều rộng tối đa là 12 hải lý. So với các quy định có liên quan của Công ước Giơnevơ 1958, lãnh hải hiện nay đã được mở rộng hơn nhiều. Từ góc độ thực tiễn, có thể khẳng định chiều rộng 12 hải lý của lãnh hải đã tồn tại với tư cách của tập quán quốc tế trước khi UNCLOS 1982 phát sinh hiệu lực mà minh chứng chính là quy định về chiều rộng lãnh hải của các quốc gia ven biển trong đó có Việt Nam. Tập quán quốc tế này đã được pháp điển hóa trong UNCLOS 1982 và nội luật hóa vào pháp luật về biển của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, quốc gia ven biển chỉ có thể xác định chiều rộng tối đa 12 hải lý cho lãnh hải của mình khi các vùng biển của họ tồn tại độc lập. Nếu có sự đan xen, chồng lấn vào vùng biển của các quốc gia khác, các quốc gia hữu quan sẽ phải thỏa thuận phân định. Trong trường họp này, lãnh hải của quốc gia không thể có chiều rộng tới 12 hải lý.

Ngoài lãnh hải tính từ bờ biển, các đảo thuộc chủ quyền của quốc gia ở xa bờ biển sẽ chỉ có nội thủy, lãnh hải hoặc có cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng nếu đáp ứng các quy định của Điều 121 UNCLOS 1982. Đối với các bãi cạn lúc chìm r’;c nổi nếu ở cách lục địa hoặc một đảo khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải thì chúng sẽ không có lãnh hải riêng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 785
0 Bình luận
Sắp xếp theo