Trên tờ tiền polymer 200.000 VNĐ đang lưu hành ở nước ta có hình của địa danh nào?
Trên tờ tiền polymer 200.000 VNĐ đang lưu hành ở nước ta có hình của địa danh nào? Chắc hẳn khi nhìn địa danh trên tờ tiền 200K, nhiều người cảm thấy rất quen thuộc. Liệu mọi người có biết đó là địa danh nào?
Tờ 200.000 VNĐ in hình gì?
1. Trên tờ tiền polymer 200.000 VNĐ đang lưu hành ở nước ta có hình của địa danh nào?
Tờ 200K in hình gì?
Trên tờ tiền polymer 200.000 VNĐ đang lưu hành ở nước ta có hình của địa danh Hòn Đỉnh Hương - Phiến đá có hình một lư hương khổng lồ đứng giữa biển khơi như một vật thiêng cúng tế trời đất ở Vịnh Hạ Long.
2. Hòn Đỉnh Hương là địa danh nào?
Hòn Đỉnh Hương là một hòn đảo nổi tiếng trong số cả trăm hòn đảo lớn nhỏ của vịnh Hạ Long. Nằm ngay sát với hòn Chó Đá, hòn Đỉnh Hương là một nơi được đánh giá là một tuyệt tác của tạo hóa sau rất nhiều thử nghiệm với các hòn đảo khác.
Hòn Đỉnh Hương mang hình dáng của đỉnh lư hương, dáng vẻ của nó rất bề thế và có thể dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh chiếc lư hương khổng lồ đặt trên bốn phiến đá mảnh mai nhưng thực ra thì lại rất vững chắc.
Chiếc lư hương sừng sững đặt giữa đất trời bao la và sông nước mênh mông ấy là để dành cho cúng tế đất trời, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của toàn thể nhân dân đất Việt tới những bậc hiền nhân đã từng góp công bảo vệ tổ quốc và cảm tạ tới mẹ rồng trong truyền thuyết – loài linh vật đã có công lớn giúp đỡ nhân dân ta chống giặc ngoại xâm.
Hòn Đỉnh Hương nằm trên tuyến du lịch số 1 và tuyến du lịch số 5 trên vịnh Hạ Long, cách cảng tàu quốc tế Tuần Châu khoảng 2,5 km
Khi nước thủy triều xuống, hòn Đỉnh Hương để lộ chân đảo đã bị nước biển bào mòn qua hàng triệu năm. Khi thủy triều lên, chân đảo được giấu đi, hòn Đỉnh Hương lại mang hình dáng một tấm bình phong, che chắn, bảo vệ cho con tàu, cho ngư dân và khách du lịch. Với ý nghĩa này, hình hòn Đỉnh Hương được in trên tờ 200K
3. Địa danh trên các đồng Polymer
Ngoài tờ 200K, các tờ Polymer đang được tiêu thụ tại Việt Nam đều có những địa danh riêng của mình, cụ thể:
- Chùa Cầu Hội An trên tờ 20.000 đồng
Di sản văn hóa thế giới Hội An với hình ảnh biểu tượng là chùa Cầu đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Cây cầu cổ ở Hội An ra đời vào thời kỳ nào cho đến nay còn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, trong thư tịch cổ của Việt Nam, tên gọi của cây cầu cổ đó là Nhật Bản kiều được tìm thấy vào năm 1617, có nghĩa cầu có thể ra đời trước năm đó.
- Nghênh Lương Đình, Phu Văn Lâu trên tờ 50.000 đồng
Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng của xứ Huế, Nghinh Lương Ðình (hay Nghinh Lương Tạ) là nơi dùng để các vua hóng gió, ngắm cảnh. Nghênh Lương Tạ có kết cấu kiến trúc kiểu phương đình 1 gian 4 chái, phía trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài ra. Bộ khung gỗ ở phần trên, nhất là các vì vỏ cua cùng hệ thống liên ba được chạm trổ công phu. Mái nhà chính lợp ngói ống lưu ly vàng, hai nhà vỏ cua lợp ngói liệt men vàng. Phía bờ sông có 13 bậc cấp dẫn xuống một hành lang xây sát mặt nước sông Hương. Cảnh quan xung quanh nhà tạ thoáng đãng và rất trữ tình. Phu Văn Lâu là ngôi nhà hai tầng, quay mặt về hướng nam
- Khuê Văn Các trên tờ 100.000 đồng
Hình ảnh biểu trưng cho toàn khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khuê Văn Các là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước, được xây vào năm 1805. Để bước lên được nền vuông này phài đi qua ba bậc thang đá. Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn Các rất hài hòa và độc đáo. Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét và trên các mặt trụ đều có chạm trổ hoa văn rất tinh vi và sắc sảo. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng trừ mái lợp và những phần trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc là bằng chất liệu đất nung hoặc vôi cát có độ bền cao.
- Ngôi nhà tranh tại làng Sen quê Hồ Chủ tịch trên tờ 500.000 đồng
Ngôi nhà ở làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mảnh đất miền Trung đầy nắng gió. Từ thành phố Vinh đi theo quốc lộ 46 khoảng 15 km là tới.
Toàn bộ khu di tích bao gồm 4 cụm chính: khu quê ngoại (làng Hoàng Trù hay còn gọi là làng Chùa), khu quê nội (làng Sen), núi Chung (xã Kim Liên) và khu mộ bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Hồ Chủ tịch) thuộc xã Nam Giang.
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏiTrên tờ tiền polymer 200.000 VNĐ đang lưu hành ở nước ta có hình của địa danh nào? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Pé Kun
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Có thể bạn chưa biết?
Trường sĩ quan chính trị có tuyển nữ không 2024?
Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân Việt Nam
Bộ câu hỏi cuộc thi Lá phiếu trách nhiệm tỉnh Đồng Nai
Cấu tạo của sừng tê giác tương tự với thứ gì của con người?
Tính cộng đồng trong xã hội nguyên thủy bị phá vỡ khi nào?
So sánh Zoom và Google Meet cái nào tốt hơn?