Xử lý thế nào với xe cản trở giao thông?

Mức xử phạt hành chính nếu gây cản trở giao thông

Xử lý thế nào với xe cản trở giao thông? Rất nhiều người không chấp hành quy định về biển báo giao thông hoặc đậu dưới lòng đường và thường đậu lại rất lâu gây cản trở giao thông cho các xe khác. Vậy mức xử phạt hành chính nếu gây cản trở giao thông như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo.

Xuất phát từ ý thức chủ quan, không chấp hành quy định về biển báo khu vực đường sắt nên nhiều hộ dân sống gần đó thường gặp phải tai nạn rủi ro. Do đó các tổ chức quản lý, kinh doanh đường sắt phải thắt chặt những quy định đảm bảo an toàn giao thông, đồng thời ra chế tài xử phạt cho các cá nhân có hành vi vi phạm.

Mức xử phạt hành chính nếu gây cản trở giao thông

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Đi, đứng, nằm, ngồi trong cầu, hầm dành riêng cho đường sắt trừ người đang làm nhiệm vụ;
  • Vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh;
  • Để súc vật đi qua đường sắt không đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển;
  • Đi, đứng, nằm, ngồi trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên, xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và các vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ người đang thi hành nhiệm vụ;
  • Phơi rơm, rạ, nông sản, để các vật phẩm khác trên đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác;
  • Để rơi vãi đất, cát, các loại vật tư, vật liệu khác lên đường sắt.

Tại Khoản 4 Điều 18 Luật giao thông đường bộ có quy định Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

“a) Bên trái đường một chiều;

b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

c) Trên cầu, gầm cầu vượt;

d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

g) Nơi dừng của xe buýt;

h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.”

Theo đó Tại Điều 19 Luật này cũng quy định khi Dừng xe, đỗ xe trên đường phố Người điều khiển phương tiện phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:

“1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.”

Như vậy, việc dừng đỗ xe phải tuân thủ theo các quy định nêu tại Điều 18 và 19 của Luật giao thông đường bộ. Đối với các trường hợp vi phạm các quy định nêu trên sẽ bị xử phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trước thực trạng ý thức tham gia giao thông của nhiều người chưa tốt, việc lên án, tố giác vi phạm là rất cần thiết để góp phần thay đổi ý thức, luật đã quy định mọi người dân đều có trách nhiệm giám sát, tố giác vi phạm. Mặt khác, tại Điều 31 Luật tố cáo 2011 có quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau: “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Do vậy, khi gặp những trường hợp có hành vi vi phạm như trên người dân có thể liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi giao thông đường bộ. Cụ thể như: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ,….

Đánh giá bài viết
1 192
0 Bình luận
Sắp xếp theo