Thông tư 51/2017/TT-BGTVT

Tải về

Thông tư 51/2017/TT-BGTVT - Quy định đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển

Ngày 29/12/2017, Bộ GTVT ban hành Thông tư 51/2017/TT-BGTVT về đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển. Theo đó áp dụng chuẩn ngoại ngữ mới áp dụng đối với Đăng kiểm viên tàu biển. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/2017/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KIỂM VIÊN VÀ NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM TÀU BIỂN

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Luật thực hiện các văn kiện IMO theo Nghị quyết A.1070(28) và Luật các tổ chức được công nhận theo Nghị quyết MSC.349(92) và Nghị quyết MEPC.237(65) của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO);

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển.

Điều 2. Đi tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đăng kiểm tàu biển; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển (sau đây gọi tắt là công trình biển); các sản phẩm công nghiệp dùng cho tàu biển và công trình biển (sau đây gọi tắt là sản phẩm công nghiệp).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Đăng kiểm viên tàu biển là người được công nhận và cấp thẻ đăng kiểm viên để thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển, công trình biển và sản phẩm công nghiệp theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế có liên quan. Đăng kiểm viên tàu biển bao gồm:

a) Đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác thẩm định thiết kế;

b) Đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác kiểm tra;

c) Đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá.

2. Nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển (sau đây gọi là nhân viên nghiệp vụ) là người thực hiện việc tiếp nhận công việc, lưu trữ, cấp phát hồ sơ, ấn chỉ dùng trong công tác đăng kiểm tàu biển và thực hiện các công việc khác phục vụ cho hoạt động đăng kiểm tàu biển.

Điều 4. Hạng đăng kiểm viên tàu biển

Đăng kiểm viên tàu biển được phân thành 02 (hai) hạng, như sau:

1. Đăng kiểm viên tàu biển.

2. Đăng kiểm viên tàu biển bậc cao.

Chương II

TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU BIỂN VÀ NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM TÀU BIỂN

Điều 5. Trách nhiệm của đăng kiểm viên tàu biển

Đăng kiểm viên tàu biển có trách nhiệm thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển, công trình biển (sau đây gọi là phương tiện) và sản phẩm công nghiệp phù hợp với các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng kiểm viên, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đăng kiểm và quy định của pháp luật.

Điều 6. Quyền hạn của đăng kiểm viên tàu biển

1. Được yêu cầu chủ phương tiện hoặc cơ sở thiết kế, chế tạo, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, quản lý phương tiện, sản phẩm công nghiệp cung cấp các hồ sơ kỹ thuật, tạo điều kiện cn thiết để thực hiện công tác đăng kiểm, bảo đảm an toàn trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

2. Được bảo lưu và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp khi ý kiến của mình khác với quyết định của thủ trưởng đơn vị về kết luận đánh giá tình trạng kỹ thuật, sự phù hợp của đối tượng thẩm định, kiểm tra, đánh giá.

3. Được ký và sử dụng dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho đối tượng được thẩm định, kiểm tra, đánh giá theo quy định.

4. Được từ chối thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá nếu công việc được phân công vượt quá năng lực chuyên môn nghiệp vụ đã được công nhận, hoặc khi nhận thấy các điều kiện an toàn lao động tại hiện trường không bảo đảm.

Điều 7. Trách nhiệm, quyền hạn của nhân viên nghiệp vụ

1. Trách nhiệm: Thực hiện nhiệm vụ được giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đăng kiểm và quy định của pháp luật.

2. Quyền hạn: Được bảo lưu và báo cáo cấp trên trực tiếp của lãnh đạo đơn vị khi ý kiến của mình khác với ý kiến của lãnh đạo đơn vị.

Chương III

TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ CÁC HẠNG ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU BIỂN

Điều 8. Đăng kiểm viên tàu biển

1. Tiêu chuẩn của Đăng kiểm viên tàu biển

a) Tốt nghiệp đại học thuộc một trong các chuyên ngành có liên quan đến đóng mới, sửa chữa, khai thác tàu biển, công trình biển và chế tạo sản phẩm công nghiệp.

b) Hoàn thành các khóa tập huấn nghiệp vụ mới, bổ sung, cập nhật cho đăng kiểm viên tàu biển về nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện và sản phẩm công nghiệp, nghiệp vụ đánh giá hệ thống quản lý do Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài đã ký thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức.

c) Có chứng chỉ tiếng Anh: TOEIC đạt từ 450 điểm trở lên, hoặc IELTS đạt từ 4.5 trở lên, hoc TOEFL CBT đạt từ 133 điểm trở lên, hoặc TOEFL PBT 450 điểm trở lên, hoặc TOEFL IBT đạt từ 45 điểm trở lên, hoặc có bằng cử nhân Anh văn, hoặc tốt nghiệp đại học trở lên tại các trường giảng dạy bằng tiếng Anh.

d) Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật.

đ) Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá đăng kiểm viên trước khi công nhận đăng kiểm viên tàu biển và đánh giá hàng năm.

e) Có thời gian tập huấn, thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu biển đủ 02 (hai) năm trở lên.

2. Tiêu chuẩn bổ sung đối với đăng kiểm viên thực hiện công tác đánh giá

Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá phải có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc khai thác tàu biển đến trước khi được công nhận với thời gian đủ 05 (năm) năm trở lên và hoàn thành thực tập nghiệp vụ đánh giá như sau:

a) Đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (Bộ luật ISM): Có ít nhất 04 (bốn) cuộc đánh giá quản lý an toàn, trong đó ít nhất 01 (một) cuộc đánh giá quản lý an toàn công ty và 01 (một) cuộc đánh giá quản lý an toàn tàu.

b) Đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý an ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (Bộ luật ISPS): Có ít nhất 03 (ba) cuộc đánh giá quản lý an ninh hàng hải và 01 (một) cuộc thẩm định Kế hoạch an ninh tàu biển (SSP).

c) Đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý lao động hàng hải theo quy định của Công ước Lao động hàng hải (Công ước MLC): Có ít nhất 03 (ba) cuộc đánh giá quản lý lao động hàng hải và 01 (một) cuộc thẩm định Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần II (DMLC II).

3. Nhiệm vụ của đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác thẩm định thiết kế:

a) Duyệt các tài liệu hướng dẫn tàu biển;

b) Thẩm định, lập hồ sơ đăng kiểm liên quan đến thiết kế trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện và chế tạo sản phẩm công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Tính các loại giá và lệ phí đăng kiểm;

d) Tham gia điều tra tai nạn hàng hải.

4. Nhiệm vụ của đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác kiểm tra:

a) Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và phân cấp phương tiện trong quá trình đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và trong quá trình hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho công-te-nơ, máy, vật liệu, trang thiết bị sử dụng cho tàu biển, công trình biển, phương tiện thủy nội địa trong chế tạo, lắp ráp, nhập khẩu, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Kiểm tra, đánh giá công nhận đủ điều kiện các cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

d) Kiểm tra, đánh giá công nhận năng lực các cơ sở thử nghiệm, cung cấp dịch vụ kiểm tra, thử trang thiết bị an toàn và cơ sở chế tạo liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tàu biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

đ) Kiểm tra, đánh giá tay nghề thực tế để cấp giấy chứng nhận thợ hàn;

e) Giám định trạng thái kỹ thuật tàu biển phục vụ việc mua, bán, thuê tàu biển khi có yêu cầu;

g) Lập hồ sơ đăng kiểm cho đối tượng nêu tại điểm a, b, c, d, đ, e Khoản này;

h) Tính các loại giá và lệ phí đăng kiểm;

i) Tham gia điều tra tai nạn hàng hải.

5. Nhiệm vụ của đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá:

a) Duyệt tài liệu, hồ sơ và đánh giá hệ thống quản lý an toàn, an ninh, lao động hàng hải;

b) Lập hồ sơ đăng kiểm liên quan đến việc đánh giá theo quy định;

c) Tính các loại giá, phí và lệ phí đăng kiểm;

d) Tham gia điều tra tai nạn hàng hải.

Điều 9. Đăng kiểm viên tàu biển bậc cao

1. Tiêu chuẩn của Đăng kiểm viên tàu biển bậc cao

Ngoài việc đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của đăng kiểm viên tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này, đăng kiểm viên tàu biển bậc cao phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ cho đăng kiểm viên tàu biển bậc cao về nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện và sản phẩm công nghiệp, nghiệp vụ đánh giá hệ thống quản lý do Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài đã ký thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức;

b) Có chứng chỉ tiếng Anh: TOEIC đạt từ 600 điểm trở lên, hoặc BELTS đạt từ 5.5 trở lên, hoặc TOEFL CBT đạt từ 173 điểm trở lên, hoặc TOEFL PBT đạt từ 500 điểm trở lên, hoặc TOEFL iBT đạt từ 61 điểm trở lên, hoặc có bằng cử nhân Anh văn, hoặc tốt nghiệp đại học trở lên tại các trường giảng dạy bằng tiếng Anh;

c) Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá đăng kiểm viên trước khi công nhận đăng kiểm viên tàu biển bậc cao và đánh giá hàng năm;

d) Có tổng thời gian giữ hạng đăng kiểm viên tàu biển đủ 05 (năm) năm.

Đánh giá bài viết
2 3.280
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm