Thông tư 10/2023/TT-BGTVT Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội
Thông tư số 10 2023 BGTVT
Ngày 26/6/2023 Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 10/2023/TT-BGTVT về Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
Theo đó, Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được xác định trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
Thông tư 10/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2023. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi.
Thông tư 10/2023/TT-BGTVT
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2023/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2023 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia.
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật ban hành kèm theo Thông này làm cơ sở lập, phê duyệt dự toán và giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia.
3. Đối với đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng có thể áp dụng Định mức kinh tế - kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đối với công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa thực hiện bảo trì theo khối lượng thực tế thì định mức kinh tế - kỹ thuật, giá dịch vụ được duyệt là cơ sở để nghiệm thu, thanh toán, quyết toán và quản lý chi phí dịch vụ.
5. Đối với công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thực hiện bảo trì theo chất lượng thực hiện thì định mức kinh tế - kỹ thuật là cơ sở để xác định mức giá khoán bảo trì. Công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán thực hiện trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện quản lý, bảo trì theo chất lượng thực hiện.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.
2. Bãi bỏ Thông tư số 64/2014/TT-BGTVT ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa và Thông tư số 25/2016/TT-BGTVT ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa ban hành kèm theo Thông tư số 64/2014/TT-BGTVT ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
3. Đối với hợp đồng quản lý, bảo trì đường thủy nội địa đã được ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện đến khi kết thúc hợp đồng; trường hợp điều chỉnh hợp đồng có bổ sung khối lượng thì phần khối lượng bổ sung áp dụng Định mức kinh tế - kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đối với các công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia chưa được quy định trong Định mức kinh tế - kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư này thì áp dụng các định mức tương tự do cơ quan có thẩm quyền ban hành trên nguyên tắc bảo đảm tính kinh tế, kỹ thuật hoặc tổ chức lập, trình Bộ Giao thông vận tải quyết định.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2023/TT-BGTVT ngày 22 tháng 06 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
PHẦN 1
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT QUẢN LÝ, BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
I. Cơ sở pháp lý xây dựng định mức
- Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
- Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
- Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa.
- Thông tư số 08/2020/TT-BGTVT ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.
- Thông tư số 21/2022/TT-BGTVT ngày 22 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 về bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.
II. Nội dung định mức
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa quy định mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc nhằm duy trì trạng thái hoạt động bình thường của đường thủy nội địa.
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được xác định trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
3. Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa bao gồm: mã hiệu, tên công tác, đơn vị tính, thành phần công việc, quy định áp dụng (nếu có) và bảng các hao phí định mức; trong đó:
- Thành phần công việc: Quy định nội dung các bước công việc từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
- Bảng các hao phí định mức gồm:
+ Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển (không kể vật liệu cần dùng cho máy thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa. Mức hao phí vật liệu đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công. Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu. Mức hao phí vật liệu phụ được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí vật liệu chính.
+ Mức hao phí nhân công: Là số ngày công lao động của nhân công trực tiếp và nhân công phục vụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc. Mức hao phí nhân công được tính bằng số ngày công theo cấp bậc thợ tương ứng. Cấp bậc thợ quy định trong định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân, kỹ sư tham gia trực tiếp và phục vụ để thực hiện một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
+ Mức hao phí máy thi công: Là số ca sử dụng phương tiện, máy và thiết bị (gọi tắt là máy) trực tiếp thực hiện, máy phục vụ cần thiết (nếu có) để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa. Mức hao phí máy trực tiếp thực hiện được tính bằng số lượng ca máy sử dụng. Mức hao phí máy phục vụ được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí máy thi công trực tiếp.
III. Hướng dẫn áp dụng định mức
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa áp dụng để lập, phê duyệt dự toán và giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia.
2. Hành trình đi kiểm tra tuyến luồng hoặc đến vị trí thao tác nghiệp vụ khác bằng phương tiện thủy, được tính là một vòng tuyến khép kín (đi-về).
3. Thao tác (thực hiện sau hành trình) là phương tiện thủy di chuyển chậm hoặc nổ máy đứng yên khi thực hiện các thao tác nghiệp vụ (công tác điều chỉnh, dịch chuyển, bảo dưỡng, sơn cột, biển báo hiệu (báo hiệu bờ, báo hiệu cầu) chỉ tính ca máy cho thời gian đưa kíp thợ từ luồng đi vào, đi ra vị trí báo hiệu).
4. Định mức của các công tác bảo dưỡng thường xuyên thực hiện tại trạm áp dụng theo định mức tương ứng thực hiện tại xưởng.
5. Kích thước báo hiệu để xác định định mức theo Thông tư số 08/2020/TT-BGTVT ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.
6. Với môi trường nước mặn, nước nhiễm mặn sử dụng vật liệu phù hợp và đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
IV. Nội dung công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa
1. Công tác quản lý đường thủy nội địa
1.1. Hành trình kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên: Kiểm tra, đánh giá chất lượng bảo dưỡng thường xuyên của nhà thầu.
1.2. Hành trình kiểm tra đột xuất sau thiên tai: Kiểm tra, đánh giá thiệt hại kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa sau thiên tai.
1.3. Hành trình kiểm tra giao thông đường thủy nội địa khi xảy ra tai nạn, sự cố: Kiểm tra, xác định sơ bộ tai nạn, sự cố có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông hoặc yêu cầu biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa, kiểm tra theo dõi kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy, xác định mức độ hư hại (nếu có) để lập phương án xử lý.
2. Công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa
2.1. Hành trình kiểm tra tuyến luồng thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên:
- Kiểm tra phát hiện những thay đổi trên tuyến luồng so với lần kiểm tra trước như: thay đổi vị trí luồng chạy tàu, thay đổi chuẩn tắc luồng, xuất hiện bãi cạn, vật chướng ngại, báo hiệu thay đổi (hỏng, nghiêng, đổ, sai vị trí), xuất hiện các hoạt động bất thường khác trên luồng và hành lang bảo vệ luồng;
- Kiểm tra tình trạng hoạt động báo hiệu như vị trí, màu sắc; phát hiện hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên tuyến, tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường thủy của người dân và chủ phương tiện tham gia giao thông; kết hợp khảo sát đo dò, sơ khảo bãi cạn; thực hiện công tác bảo dưỡng báo hiệu trên tuyến; kiểm tra các công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa kịp thời phát hiện những hư hỏng để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời;
- Xây dựng phương án đảm bảo giao thông đường thủy.
2.2. Bảo dưỡng thường xuyên báo hiệu
2.2.1. Thả phao: Đưa phao, phụ kiện đến vị trí cần thả và thực hiện thả phao đúng yêu cầu kỹ thuật.
2.2.2. Điều chỉnh phao: điều chỉnh phao từ vị trí cũ đến vị trí mới phù hợp với điều kiện luồng hoặc khi phao có sự cố (do tác động của thiên tai hoặc các nguyên nhân khác) bị dịch khỏi vị trí ban đầu thì điều chỉnh phao về vị trí ban đầu.
2.2.3. Chống bồi rùa: Nhấc rùa lên khỏi mặt đất (đáy sông, kênh, hồ, đầm) sau đó lại thả rùa xuống để loại bỏ bùn cát bồi lấp rùa.
2.2.4. Trục phao: Trục toàn bộ phao và phụ kiện lên tàu phục vụ công tác bảo dưỡng phao hoặc thu hồi phao hoặc trục đưa phao vào vị trí an toàn khi có thiên tai.
2.2.5. Bảo dưỡng phao thép: Cạo sơn, đánh gỉ, sơn chống gỉ, sơn màu, sơn chống hà (nếu có) duy trì màu sắc nhận dạng của phao báo hiệu và các phụ kiện phao duy trì tuổi thọ của phao thép.
2.2.6. Bảo dưỡng phao nhựa, composite: Vệ sinh, cọ rửa phao, báo hiệu lắp trên phao đảm bảo độ sáng về màu sắc báo hiệu.
2.2.7. Bảo dưỡng xích và phụ kiện: Đập, gõ gỉ, làm sạch xích và phụ kiện, nhúng hắc ín hoặc sơn chống gỉ xích, phụ kiện để duy trì tuổi thọ của xích và phụ kiện.
2.2.8. Bảo dưỡng biển phao: Cạo sơn, gõ, đánh gỉ, sơn chống gỉ, sơn màu duy trì tuổi thọ của biển phao.
2.2.9. Bảo dưỡng tiêu thị: Cạo sơn, gõ, đánh gỉ, sơn chống gỉ, sơn màu duy trì tuổi thọ của tiêu thị.
2.2.10. Bảo dưỡng giá phao, lồng đèn: Cạo sơn, gõ, đánh gỉ, sơn chống gỉ, sơn màu duy trì tuổi thọ của giá phao, lồng đèn.
2.2.11. Sơn màu phao sắt: Vệ sinh, làm sạch, sơn màu phao duy trì màu sắc nhận dạng, duy trì tuổi thọ của phao.
2.2.12. Sơn màu biển phao: Vệ sinh, làm sạch, sơn màu biển phao duy trì màu sắc nhận dạng, duy trì tuổi thọ của biển phao.
2.2.13. Sơn màu tiêu thị: Sơn màu tiêu thị duy trì màu sắc nhận dạng, tuổi thọ của tiêu thị.
2.2.14. Bảo dưỡng cột, biển (báo hiệu, tuyên truyền luật, thước nước ngược): Cạo sơn, đánh gỉ, sơn chống gỉ, sơn màu duy trì màu sắc nhận dạng, tuổi thọ của cột, biển.
2.2.15. Sơn màu cột, biển (báo hiệu, tuyên truyền luật, thước nước ngược): Vệ sinh, làm sạch, sơn màu duy trì màu sắc nhận dạng, tuổi thọ của cột, biển.
2.2.16. Sơn màu giá phao, lồng đèn: Vệ sinh, làm sạch, sơn màu duy trì màu sắc nhận dạng, tuổi thọ giá phao, lồng đèn.
2.2.17. Điều chỉnh cột và biển báo hiệu (loại không đổ bê tông chân cột): Điều chỉnh cột báo hiệu, biển báo hiệu theo phương thẳng đứng đảm bảo tình huống, tầm nhìn của báo hiệu.
2.2.18. Dịch chuyển cột và biển báo hiệu (loại không đổ bê tông chân cột): Di chuyển cột và biển báo hiệu từ vị trí này sang vị trí khác cho phù hợp với diễn biến luồng.
2.2.19. Kiểm tra, vệ sinh đèn năng lượng mặt trời: Kiểm tra, vệ sinh tấm năng lượng mặt trời, thấu kính, thân đèn; kiểm tra kết nối GPS và truyền tín hiệu đối với đèn có kết nối với trung tâm.
2.3. Bảo dưỡng thiết bị hệ thống thông tin (trạm đo mực nước tự động; trạm thu tín hiệu, truyền dữ liệu; trung tâm dữ liệu): Tháo và bảo dưỡng các thiết bị, lắp đặt và kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị.
2.4. Kiểm tra công trình kè, kè chân báo hiệu:
Đi theo tuyến kè, quan sát kiểm tra tình trạng kè để phát hiện hiện tượng sạt lở, sụt lún và các dấu hiệu nhìn thấy bằng mắt thường có thể ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Nếu phát hiện có sự cố hoặc dấu hiệu bất thường xác định vị trí xuất hiện tại kè chỉnh trị, kè chân báo hiệu. Dùng các dụng cụ như thước để đo đạc sơ bộ, ghi chép vào nhật ký hoặc chụp ảnh để theo dõi quá trình diễn biến của sự cố, báo cáo kịp thời về cơ quan quản lý.
2.5. Kiểm tra công trình âu, đập: Thực hiện theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt.
3. Công tác đặc thù trong quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa
3.1. Trực đảm bảo giao thông: Thường trực nắm bắt tình hình, cập nhật và cung cấp kịp thời thông tin về giao thông trên tuyến luồng, tham gia xử lý khi có tình huống đột xuất xảy ra.
3.2. Đọc mực nước: Đo, ghi chép, lưu trữ số liệu, cập nhật dữ liệu lên phần mềm hệ thống quản lý (nếu có), vẽ biểu đồ diễn biến mực nước theo thời gian.
3.3. Trực phòng chống thiên tai: Bố trí phương tiện và nhân sự trực theo quy chế phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tiếp thu, phổ biến thông tin, triển khai biện pháp phòng, chống thiên tai.
3.4. Làm việc với địa phương bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy: Làm việc với Ủy ban nhân dân các xã, phường ven tuyến đường thủy nội địa, các lực lượng chức năng (công an, biên phòng, thanh tra giao thông), các chủ công trình trên tuyến đường thủy nội địa để phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và các công việc có liên quan trên tuyến đường thủy nội địa quản lý.
3.5. Phát quang quanh báo hiệu: Chặt cành, cây xung quanh báo hiệu theo các hướng bị che chắn, đảm bảo tầm nhìn báo hiệu.
3.6. Đo dò sơ khảo bãi cạn bằng máy đo hồi âm cầm tay: Đo bãi cạn có trong hồ sơ quản lý luồng hoặc bãi cạn mới xuất hiện hoặc các chướng ngại vật trên luồng, nắm bắt hiện trạng luồng và xác định các thông số cơ bản của luồng tại khu vực bãi cạn và chướng ngại vật để phục vụ cho công tác bảo đảm giao thông đường thủy nội địa; nội nghiệp và lập báo cáo theo quy định.
3.7. Đảm bảo thông tin liên lạc (trạm đo mực nước tự động; trạm thu tín hiệu, truyền dữ liệu; trung tâm dữ liệu): Theo dõi tình hình hoạt động, vận hành hệ thống và quản trị hạ tầng công nghệ; cập nhật dữ liệu, báo cáo sự cố (nếu có).
3.8. Duy trì gói cước viễn thông: Đảm bảo thông tin liên lạc giữa các trạm với trung tâm dữ liệu được liên tục, thông suốt.
3.9. Vớt các vật nổi trên luồng chạy tàu thuyền: Thu gom cây trôi, bèo, rác thải ùn tắc không đảm bảo an toàn cho phương tiện thủy lưu thông trên tuyến đường thủy.
V. Khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa
Stt | Công tác | Đơn vị | Khối lượng |
I | Công tác quản lý đường thủy nội địa | ||
1 | Hành trình kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên để phục vụ nghiệm thu (*) | lần/năm | 12 |
2 | Hành trình kiểm tra đột xuất sau thiên tai (*) | lần/năm | 3 |
3 | Hành trình kiểm tra giao thông đường thủy nội địa khi xảy ra tai nạn (*) | lần/năm | 4 |
II | Công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa |
|
|
1 | Hành trình kiểm tra tuyến luồng, thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên | lần/năm | 52 |
2 | Bảo dưỡng thường xuyên báo hiệu | ||
2.1 | Thả phao | lần/năm/quả | 1 |
2.2 | Điều chỉnh phao | lần/năm/quả | 9 |
2.3 | Chống bồi rùa | lần/năm/quả | 9 (6) |
2.4 | Trục phao | lần/năm/quả | 1 |
2.5 | Bảo dưỡng phao sắt | lần/năm/quả | 1 |
2.6 | Bảo dưỡng phao nhựa, composite | lần/năm/quả | 2 |
2.7 | Bảo dưỡng xích và phụ kiện | lần/năm/xích và phụ kiện | 1 |
2.8 | Bảo dưỡng biển phao | lần/năm/biển | 1 |
2.9 | Bảo dưỡng tiêu thị | lần/năm/tiêu thị | 1 |
2.10 | Bảo dưỡng giá phao, lồng đèn | lần/năm/bộ | 1 |
2.11 | Sơn màu phao sắt | lần/năm/quả | 1 |
2.12 | Sơn màu biển phao | lần/năm/biển | 1 |
2.13 | Sơn màu tiêu thị | lần/năm/tiêu thị | 1 |
2.14 | Bảo dưỡng cột, biển (bảo hiệu, tuyên truyền luật, thước nước ngược) | lần/năm/cột, biển | 1 |
2.15 | Sơn màu cột, biển (báo hiệu, tuyên truyền luật, thước nước ngược) | lần/năm/cột, biển | 1 |
2.16 | Sơn màu cột bê tông | lần/năm/cột | 2 |
2.17 | Điều chỉnh cột và biển báo hiệu (loại không đổ bê tông chân cột) (*) | lần/năm/cột, biển | 1 |
2.18 | Dịch chuyển cột và biển báo hiệu (loại không đổ bê tông chân cột) (*) | % số cột | 10 |
2.19 | Kiểm tra, vệ sinh đèn năng lượng mặt trời | lần/năm/đèn | 12 |
3 | Bảo dưỡng thiết bị hệ thống thông tin | ||
3.1 | Bảo dưỡng trạm đo mực nước tự động | lần/năm | 1 |
3.2 | Bảo dưỡng trạm thu tín hiệu, truyền dữ liệu | lần/năm | 1 |
3.3 | Bảo dưỡng thiết bị tại trung tâm dữ liệu | lần/năm | 1 |
4 | Kiểm tra công trình kè, kè chân báo hiệu | lần/năm | 2 |
5 | Thu hồi báo hiệu | báo hiệu | Theo thực tế |
6 | Lắp đặt báo hiệu | báo hiệu | Theo thực tế |
III | Các công tác đặc thù trong quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa |
|
|
1 | Trực đảm bảo giao thông | giờ/ngày | 24 |
2 | Đọc mực nước sông | ||
2.1 | Đọc mực nước sông vùng lũ | lần/ngày | 3 |
2.2 | Đọc mực nước sông vùng triều | lần/ngày | 24 |
3 | Trực phòng chống thiên tai | ngày/năm | 18 |
4 | Làm việc với địa phương bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy | lần/năm/xã, phường (lực lượng chức năng, chủ công trình) | 4 |
5 | Phát quang quanh báo hiệu | lần/năm/cột | 2 |
6 | Đo dò sơ khảo bãi cạn bằng máy đo hồi âm cầm tay | lần/năm/bãi | 9 |
7 | Đảm bảo thông tin liên lạc | ||
7.1 | Đảm bảo thông tin liên lạc trạm đo mực nước tự động | ngày/năm | 365 |
7.2 | Đảm bảo thông tin liên lạc trạm thu tín hiệu, truyền dữ liệu | ngày/năm | 365 |
7.3 | Đảm bảo thông tin liên lạc trung tâm dữ liệu | ngày/năm | 365 |
8 | Duy trì gói cước viễn thông | năm | 1 |
9 | Vớt các vật nổi trên luồng chạy tàu thuyền | Theo thực tế |
Ghi chú:
- Hành trình kiểm tra công tác bảo dưỡng thường xuyên, hành trình kiểm tra đột xuất sau thiên tai, hành trình kiểm tra giao thông thủy khi xảy ra tai nạn, sự cố áp dụng định mức hành trình kiểm tra tuyến bằng xuồng cao tốc;
- Công tác thả phao, trục phao các tuyến đường thủy nội địa khu vực miền Trung cộng thêm 01 lần/năm/quả;
- Công tác điều chỉnh phao trên Sông Tiền, Sông Hậu được cộng thêm 01 lần/năm;
- Công tác chống bồi rùa các tuyến đường thủy nội địa khu vực miền Nam sử dụng giá trị trong ngoặc (...);
- Khối lượng các công tác (*) trong khối lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa để lập dự toán; nghiệm thu theo thực tế thực hiện;
- Khối lượng các công tác: điều chỉnh phao, chống bồi rùa chỉ tính thực hiện bằng 50% số lượng phao trên tuyến luồng.
............................
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Người ký: | Nguyễn Xuân Sang |
Số hiệu: | 10/2023/TT-BGTVT | Lĩnh vực: | Giao thông |
Ngày ban hành: | 22/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2023 |
Loại văn bản: | Thông tư | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài liên quan
-
Quyết định 700/QĐ-TTg 2023 Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045
-
Nghị định 37/2023/NĐ-CP thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân
-
Quyết định 948/QĐ-BHXH 2023 sửa đổi Quy trình thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, BHYT
-
Nghị định 38/2023/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 27/2022/NĐ-CP
-
Nghị định 36/2023/NĐ-CP gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất trong nước
-
Quyết định 976/QĐ-BHXH 2023 thủ tục hành chính liên thông Đăng ký khai sinh, thường trú, cấp BHYT
-
Thông tư 05/2023/TT-BLĐTBXH Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, nguy hiểm trung cấp
-
Thông tư 10/2023/TT-BNV hướng dẫn mức lương cơ sở đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Bài viết hay Văn bản Giao thông vận tải
Quyết định số 26/2009/QĐ-TTG
Thông tư về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 4 với xe ô tô số 33/2015/TT-BGTVT
Từ 23/4 xe khách liên tỉnh trên cả nước được hoạt động trở lại
Công văn 1952/BGTVT-CQLXD
Quyết định số 129/QĐ-TTG
Thông tư 32/2016/TT-BGTVT về quy định quy trình thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác