Quyết định 82/QĐ-TTg 2020 nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030
Quyết định số 82/QĐ-TTg 2020
Quyết định 82/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngày 14/01/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 82/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với phạm vi là toàn bộ ranh giới quốc gia thuộc chủ quyền của Việt Nam, có xét đến kết nối quốc tế.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------------- Số: 82/QĐ-TTg | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới đường sắt
thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
--------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại Tờ trình số 11337/TTr-BGTVT ngày 27 tháng 11 năm 2019 và Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại văn bản số 11338/BC-BGTVT ngày 27 tháng 11 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính sau đây:
1. Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, đối tượng và phạm vi quy hoạch
a) Tên quy hoạch: Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
b) Thời kỳ quy hoạch: quy hoạch được lập cho thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
c) Đối tượng và phạm vi quy hoạch:
Quy hoạch mạng lưới đường sắt là quy hoạch ngành quốc gia, bao gồm hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt tốc độ cao, các kết nối tại khu vực đầu mối với đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng.
Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch là toàn bộ ranh giới quốc gia thuộc chủ quyền của Việt Nam, có xét đến kết nối quốc tế.
2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch
a) Quan điểm lập quy hoạch
- Quy hoạch mạng lưới đường sắt phải cụ thể hóa chiến lược của Đảng; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước và quy hoạch tổng thể quốc gia, đảm bảo phát huy hiệu quả của toàn hệ thống giao thông vận tải, phát huy tối đa lợi thế của vận tải đường sắt; đồng thời, cần lồng ghép các yếu tố tích hợp đa ngành, phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch.
- Quy hoạch mạng lưới đường sắt phải đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa, hành khách với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Quy hoạch mạng lưới đường sắt phải có tính kế thừa, bảo đảm tính khoa học; ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước.
- Nội dung của quy hoạch mạng lưới đường sắt phải thống nhất, liên kết với các quy hoạch khác và được thể hiện bằng báo cáo quy hoạch và hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.
- Quy hoạch mạng lưới đường sắt nhằm hướng tới hoạch định đường lối cho quá trình phát triển mạng lưới đường sắt tại Việt Nam; bảo đảm tính linh hoạt và có tính mở để thu hút đa dạng các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.
b) Mục tiêu lập quy hoạch
- Nghiên cứu các phương án phát triển mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2050, đưa ra lộ trình đầu tư phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, đảm bảo kết nối ngành, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường năng lực hội nhập của nền kinh tế trên cơ sở xây dựng mạng lưới đường sắt hiện đại, nâng cao tính thị trường, tập trung phát triển các hành lang vận tải gắn kết chặt chẽ với các hành lang kinh tế đô thị và nông thôn .
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu về cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới đường sắt.
- Là một công cụ hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước trong việc điều hành phát triển giao thông vận tải đường sắt, đồng thời là cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển ngành giao thông vận tải 5 năm và hằng năm.
c) Nguyên tắc lập Quy hoạch
- Tuân thủ quy định của Luật Quy hoạch, các nghị định, văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch, các quy định của pháp luật có liên quan; đảm bảo tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
- Bảo đảm tính thống nhất, kết nối, đồng bộ giữa quy hoạch mạng lưới đường sắt với các quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng với phương tiện, dịch vụ, công nghiệp; giữa quy hoạch ngành với quy hoạch địa phương.
- Bảo đảm phù hợp quy chuẩn và tương thích về tiêu chuẩn kỹ thuật trong toàn mạng lưới đường sắt.
- Phù hợp xu hướng công nghệ, vật liệu, quản lý, khai thác hiện đại, tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Bảo đảm tính khả thi của quy hoạch, phù hợp nguồn lực để thực hiện.
3. Các nội dung chủ yếu của nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới đường sắt
a) Phân tích, đánh giá yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và thực trạng về phân bố, sử dụng không gian của mạng lưới đường sắt.
b) Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới đường sắt.
c) Đánh giá về sự liên kết ngành, liên kết vùng trong việc phát triển mạng lưới đường sắt
- Đánh giá sự liên kết, kết nối, đồng bộ của mạng lưới đường sắt trong phạm vi cả nước; sự liên kết giữa mạng lưới đường sắt trong nước và quốc tế.
- Đánh giá sự liên kết, kết nối giữa mạng lưới đường sắt với hệ thống kết cấu hạ tầng khác trong phạm vi vùng lãnh thổ.
- Đánh giá về liên kết vùng, liên kết giữa các tỉnh trong phát triển mạng lưới đường sắt.
d) Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với việc phát triển mạng lưới đường sắt trong kỳ quy hoạch; những cơ hội và thách thức
- Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành đường sắt , gồm nhu cầu vận tải, phương thức vận tải, ứng dụng công nghệ và phương tiện mới trong lĩnh vực đường sắt.
- Phân tích, đánh giá những cơ hội, thách thức phát triển mạng lưới đường sắt trong thời kỳ quy hoạch.
- Phân tích, đánh giá cơ hội, thách thức phát triển mạng lưới đường sắt.
đ) Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển mạng lưới đường sắt.
e) Phương án phát triển mạng lưới đường sắt
- Định hướng phân bố không gian phát triển mạng lưới đường sắt, xác định quy mô, mạng lưới đường, định hướng kết nối với các lĩnh vực giao thông vận tải khác và kết nối với các đầu mối giao thông quan trọng (cảng hàng không, cảng biển, cảng đường thủy nội địa,...).
- Xác định loại hình, vai trò, vị trí, quy mô, định hướng khai thác, sử dụng và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, công nghệ gắn với phân cấp, phân loại theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các tuyến đường quan trọng trong mạng lưới đường sắt.
- Định hướng kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa mạng lưới đường sắt trong nước và quốc tế, kết nối với hệ thống đô thị và nông thôn, hệ thống cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi, hệ thống du lịch và các hệ thống kết cấu hạ tầng khác.
- Giải pháp về quản lý khai thác và bảo đảm an toàn đối với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trước rủi ro thiên tai và bối cảnh biến đổi khí hậu.
g) Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia có liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt.
h) Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành và thứ tự ưu tiên thực hiện
- Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới đường sắt trong thời kỳ quy hoạch.
- Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành trong thời kỳ quy hoạch, dự kiến tổng mức đầu tư, đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án phân kỳ đầu tư.
i) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch
- Giải pháp về cơ chế, chính sách.
- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực .
- Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ.
- Giải pháp về liên kết, hợp tác phát triển.
- Giải pháp về giáo dục, tuyên truyền.
- Giải pháp về hợp tác quốc tế.
- Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư.
- Giải pháp về mô hình quản lý, phương thức hoạt động.
- Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
k) Yêu cầu về hồ sơ quy hoạch
Xây dựng báo cáo quy hoạch (gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt), bản đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch mạng lưới đường sắt.
4. Yêu cầu về phương pháp lập quy hoạch
Đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, độ tin cậy của phương pháp tiếp cận và phương pháp lập quy hoạch.
5. Chi phí lập quy hoạch
- Chi phí lập Quy hoạch mạng lưới đường sắt sử dụng từ nguồn vốn đầu tư công của Bộ Giao thông vận tải được phê duyệt theo đúng quy định.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định cụ thể và chịu trách nhiệm về chi phí lập Quy hoạch mạng lưới đường sắt theo đúng hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về định mức cho hoạt động quy hoạch, quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan.
6. Thời hạn lập quy hoạch: Không quá 12 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.
7. Tổ chức thực hiện
- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Bộ Giao thông vận tải.
- Cơ quan lập quy hoạch: do Bộ Giao thông vận tải quyết định.
- Tổ chức tư vấn lập quy hoạch: lựa chọn theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Giao thông vận tải là cơ quan tổ chức lập Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, chịu trách nhiệm đảm bảo việc triển khai thực hiện các bước theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch và các quy định của pháp luật có liên quan. Trong quá trình lập quy hoạch, trường hợp cần đáp ứng yêu cầu nghiên cứu chuyên sâu, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định và chịu trách nhiệm toàn diện về việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo chất lượng, tiến độ công tác lập quy hoạch.
2. Các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong quá trình lập quy hoạch theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Kiểm toán Nhà nước; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, QHĐP, PL, TH; - Lưu: VT, CN (02). y | KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Trịnh Đình Dũng |
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Tham khảo thêm
Lịch nghỉ tết 2025 của học sinh, giáo viên toàn quốc
Điều kiện hưởng lương hưu 2024
Thông tư 37/2019/TT-BCT về biện pháp phòng vệ thương mại
Nghị định 09/2020/NĐ-CP bãi bỏ một số văn bản quy phạm Quỹ bảo trì đường bộ
Thông tư 36/2019/TT-BCT quy định quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa
Quyết định 44/QĐ-TTg 2020 phê duyệt lập Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
Tinh giản biên chế viên chức năm 2020
Thông tư 67/2019/TT-BCA thực hiện dân chủ trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Quyết định 82/QĐ-TTg 2020 nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030
171,8 KB 16/01/2020 10:03:00 SAGợi ý cho bạn
-
Thông tư 35/2024/TT-BGTVT đào tạo, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ giao thông đường bộ
-
Tải Thông tư 10/2024/TT-BGTVT sửa Thông tư quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo vùng biển VN
-
Thông tư 42/2022/TT-BGTVT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành giao thông vận tải
-
Nghị định 30/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới
-
Thông tư 39/2024/TT-BGTVT tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng
-
Thông tư 05/2018/TT-BGTVT Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập
-
Thông tư 68/2024/TT-BQP đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe quân sự cho người điều khiển xe máy chuyên dùng
-
Nghị định 25/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 32/2014/NĐ-CP về bảo trì công trình đường cao tốc
-
Mắc các bệnh, tật này thì không được lái xe máy, ô tô
-
Thông tư 51/2024/TT-BGTVT
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn bản Giao thông vận tải
Nghị định 138/2018/NĐ-CP
Thông tư 23/2018/TT-BGTVT
Quyết định số 553/QĐ-TTG
Thông tư 20/2017/TT-BGTVT về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đường sắt số 14/2015/NĐ-CP
Quyết định 2345/QĐ-BGTVT khung giá dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác