Thông tư 36/2019/TT-BCT quy định quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa

Thông tư số 36/2019/TT-BCT

Thông tư 36/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

Ngày 29/11/2019, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 36/2019/TT-BCT về việc quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

Theo đó, Tổ chức đánh giá sự phù hợp có trách nhiệm tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng ít nhất 01 lần đối với lĩnh vực thử nghiệm và sản phẩm, hàng được chỉ định trong thời gian quyết định chỉ định có hiệu lực. Ngoài ra, tổ chức này cũng cần báo cáo kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp cho Bộ Công Thương định kỳ vào ngày 15/12 hàng năm hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu. Khi có sự thay đổi ảnh hưởng đến năng lực thử nghiệm, giám định đã được chỉ định thì tổ chức đánh giá sự phù hợp phải báo lại cho cơ quan chỉ định trong vòng 15 ngày, kể từ khi có thay đổi.

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2019/TT-BCT

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2019

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chun kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định s 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chun và Quy chun kỹ thuật và được sửa đi, bsung tại Nghị định s 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết một sđiều của Luật Cht lượng sản phm, hàng hóa và được sửa đổi, bsung tại Nghị định s74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 ca Chính ph;

Căn cứ Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 ca Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;

Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đi, bsung, bãi bỏ một số quy định vđiều kiện đu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kim tra chuyên ngành;

Căn cứ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phvề Nhãn hàng hóa;

Theo đề nghị của Vụ trưng Vụ Khoa học và Công nghệ;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định quản cht lượng sản phm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương quy định tại Điều 70 Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa và khoản 14, điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ.

Sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

2. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

3. Các tổ chức đánh giá sự phù hợp có đủ điều kiện, nhu cầu tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

Điều 3. Phân loại sản phẩm, hàng hóa

1. Sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương được quy định theo từng thời kỳ.

2. Sản phẩm, hàng hóa được quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

3. Sản phẩm, hàng hóa được quản lý theo tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Điều 4. Ghi nhãn hàng hóa

1. Việc ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

2. Trường hợp nội dung ghi nhãn được quy định riêng tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật, ngoài việc tuân thủ theo quy định tại khoản 1 Điều này, các sản phẩm, hàng hóa phải được thực hiện việc ghi nhãn đầy đủ theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Chương II

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều 5. Các yêu cầu chung về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Đối với sản phẩm, hàng hóa nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

a) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và ghi nhãn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.

b) Công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Việc công bố hợp quy được thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư này.

c) Chịu sự kiểm tra của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Đối với sản phẩm, hàng hóa nêu tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.

a) Công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

b) Chịu sự kiểm tra của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 6. Nội dung quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

Việc quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương III Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Mục 2 Chương II Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ và được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ.

2. Quản lý chất lượng hàng hóa xuất khẩu.

Việc quản lý chất lượng hàng hóa xuất khẩu áp dụng theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Mục 3 Chương II Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ và các quy định của nước nhập khẩu.

3. Quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Việc quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường áp dụng theo quy định tại Mục 5 Chương III Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Mục 4 Chương II Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, các quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và quy định của nước nhập khẩu.

4. Quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất.

a) Đối với sản phẩm, hàng hóa được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dụng của người sản xuất, việc quản lý chất lượng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2015/TT-BCT ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

b) Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương được quy định theo từng thời kỳ và sản phẩm, hàng hóa được quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc quản lý chất lượng được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Điều 5 Mục 1 Chương II Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các quy định tại Thông tư này.

5. Quản lý chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng.

Việc quản lý chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng thực hiện theo quy định tại Mục 6 Chương III Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Mục 5 Chương II Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.

Điều 7. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu

Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu của Bộ Công Thương là cơ quan được Bộ trưởng Bộ Công Thương phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, bao gồm:

1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.

2. Cục Hóa chất.

Điều 8. Tổ chức đánh giá sự phù hợp sản phẩm, hàng hóa

1. Các tổ chức đánh giá sự phù hợp tham gia hoạt động thử nghiệm, chứng nhận, kiểm định, giám định phục vụ công bố hợp chuẩn đối với sản phẩm hàng hóa được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc phục vụ công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 và sản phẩm, hàng hóa quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương, bao gồm:

a) Tổ chức đánh giá sự phù hợp đã thực hiện việc đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ.

b) Tổ chức đánh giá sự phù hợp được Bộ Công Thương đánh giá và chỉ định khi đáp ứng các điều kiện tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ.

2. Các tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký lĩnh vực hoạt động và/hoặc được Bộ Công Thương chỉ định phải tuân thủ các quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp và chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Công Thương.

Danh sách Tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký lĩnh vực hoạt động và/hoặc được Bộ Công Thương chỉ định được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương (www.moit.gov.vn).

Điều 9. Hồ sơ và hình thức chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp

1. Hồ sơ đăng ký chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ.

2. Hình thức nộp hồ sơ thực hiện theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và khoản 5 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ.

Điều 10. Trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp

1. Trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và khoản 6 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ.

2. Quy trình đánh giá chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp được quy định chi tiết tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

Chương III

CÔNG BỐ HỢP QUY

Điều 11. Công bố hợp quy

1. Đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc được quy định tại Điều 48 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

2. Việc công bố hợp quy dựa trên một trong các biện pháp sau:

a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân (sau đây viết tắt là kết quả tự đánh giá).

b) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

c) Kết quả chứng nhận, kiểm định của tổ chức chứng nhận, kiểm định được Bộ Công Thương chỉ định.

Việc thử nghiệm phục vụ chứng nhận, kiểm định được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc được thừa nhận hoặc được chỉ định theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài, tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

4. Trường hợp các sản phẩm, hàng hóa chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc quản lý chất lượng được dựa trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dụng và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho sản phẩm, hàng hóa đó được ban hành và có hiệu lực thi hành.

Điều 12. Trình tự công bố hợp quy, hồ sơ công bố hợp quy

1. Trình tự công bố hợp quy, hồ sơ công bố hợp quy và mẫu thông báo công bố hợp quy thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Khi công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phải đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Trách nhiệm của Vụ Khoa học và Công nghệ

1. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng đầu mối quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc thử nghiệm, chứng nhận, giám định, kiểm định chất lượng các sản phẩm, hàng hóa. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được chỉ định.

3. Tổng hợp tình hình kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa và báo cáo Lãnh đạo Bộ Công Thương.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, xuất khẩu.

5. Chịu trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

Điều 14. Tổng Cục Quản lý thị trường

Tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

1. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu là máy, thiết bị đặc thù công nghiệp nêu tại Mục II Phụ lục Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017. Mẫu thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu quy định chi tiết tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.

2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa trong quá trình sử dụng.

Điều 16. Cục Hóa chất

Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu là tiền chất thuốc nổ và vật liệu nổ công nghiệp nêu tại Phụ lục Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Mẫu thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu quy định chi tiết tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.

Điều 17. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Cấp thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy và quản lý hồ sơ công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa.

2. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.

Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định

1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và văn bản pháp luật liên quan. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với tổ chức thử nghiệm được chỉ định, trong thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định, phải tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng ít nhất một lần đối với lĩnh vực thử nghiệm và sản phẩm, hàng hóa đã được chỉ định.

2. Định kỳ vào ngày 15 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp đã được chỉ định theo quy định tại Mẫu số 11 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP cho Bộ Công Thương để tổng hợp.

3. Thông báo cho cơ quan chỉ định về mọi thay đổi có ảnh hưởng tới năng lực hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận đã được chỉ định trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

Điều 19. Báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Cơ quan kiểm tra sản phẩm, hàng hóa có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả kiểm tra định kỳ vào ngày 15 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu và gửi về Bộ Công Thương. Nội dung báo cáo thực hiện theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

CHƯƠNG V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2020 và thay thế Thông tư số 48/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

1. Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng, các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và các tổ chức đánh giá sự phù hợp sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đề xuất báo cáo Bộ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ:
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tổng bí thư, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng TƯ và Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TU:
- Viện KSND tối cao, Toà án ND tối cao;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản);
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ Công Thương;
- Các BQL các KCN, KCX và KKT (36);
- Sở Công Thương;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng; các Thứ trưởng; Vụ Pháp chế; các Vụ, Cục;
Lưu: VT, PC, KHCN.

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

Văn bản có phụ lục biểu mẫu đính kèm, mời các bạn sử dụng file tải về để xem nội dung chi tiết.

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Thương mại được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Đánh giá bài viết
1 159
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi