Mức giảm trừ gia cảnh năm 2023 mới nhất
Mức giảm trừ gia cảnh mới nhất
Giảm trừ gia cảnh 2023 là một trong những quyền lợi của người lao động khi đang phải nuôi dưỡng, chăm sóc người phụ thuộc. Vậy mức giảm trừ gia cảnh 2023 có gì mới không và mức giảm trừ gia cảnh hiện nay là bao nhiêu? Sau đây là một số quy định mới nhất về mức giảm trừ gia cảnh cũng như đối tượng người phụ thuộc Hoatieu xin trân trọng gửi đến bạn đọc.
- 4 đối tượng được miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân năm 2023
- Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân
- Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân
1. Mức giảm trừ gia cảnh 2023
Hiện nay mức giảm trừ gia cảnh mới nhất được quy định tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể như sau:
TT | Đối tượng được giảm trừ | Mức giảm trừ gia cảnh |
1 | Bản thân người nộp thuế | 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) |
2 | Người phụ thuộc | 4,4 triệu đồng/tháng |
2. Các khoản giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
Giảm trừ gia cảnh gồm 02 khoản sau đây:
(1) Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế (đây là khoản giảm trừ mà người nộp thuế là cá nhân cư trú đương nhiên được giảm trừ).
(2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
Người nộp thuế chỉ được tính giảm trừ cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. Nói cách khác, ngay cả khi có đối tượng người phụ thuộc nhưng không đăng ký thì không được giảm trừ.
3. Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh
Điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định người phụ thuộc bao gồm những đối tượng sau:
(1) Con: Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của chồng, con riêng của vợ, cụ thể gồm:
- Con dưới 18 tuổi (trường hợp này tính đủ theo tháng).
- Con từ 18 tuổi trở lên mà bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
- Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập đó không vượt quá 01 triệu đồng.
(2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng đủ điều kiện (theo quy định tại mục 3.1).
(3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha chồng, mẹ chồng (hoặc cha vợ, mẹ vợ); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện (theo quy định tại mục 3.1).
(4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện (theo quy định tại mục 3.1), bao gồm:
- Chị ruột, anh ruột, em ruột của người nộp thuế.
- Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, cậu ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
- Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: Con của chị ruột, anh ruột, em ruột.
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
3.1 Điều kiện để trở thành người phụ thuộc
Điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định cá nhân thuộc đối tượng (2), (3), (4) được tính là người phụ thuộc khi đáp ứng các điều kiện sau:
Trường hợp 1: Người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Điều kiện 1: Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
(Người khuyết tật, không có khả năng lao là người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động như bệnh AIDS, suy thận mãn, ung thư,...).
Điều kiện 2: Không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
Trường hợp 2: Người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
3.2. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
Khi đủ điều kiện trở thành người phụ thuộc thì người nộp thuế cần chuẩn bị hồ sơ chứng minh và đăng ký.
Thủ tục đăng ký người phụ thuộc được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập (nếu có ủy quyền) hoặc người nộp thuế trực tiếp đăng ký người phụ thuộc với cơ quan thuế theo hình thức online hoặc trực tiếp tại cơ quan thuế.
Kết luận: Mức giảm trừ gia cảnh 2023 áp dụng đối với khoản thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công trong năm 2022 của cá nhân cư trú không thay đổi so với kỳ tính thuế năm trước.
Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân của người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) và mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/người/tháng.
Xem thêm
Tham khảo thêm
Que chứng dương là gì?
Quy trình đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức cuối năm 2021 Hướng dẫn đánh giá công chức viên chức cuối năm
Cách thanh toán bằng thẻ ATM gắn chip
3 lý do nên làm thẻ ATM chip trước 31/12/2021
Những điều cần biết khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ Lưu ý gì trước khi tiêm vắc xin Covid19 cho trẻ
8 đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ 01/01/2022
Phó Thủ tướng chỉ đạo sửa đổi chùm thông tư xếp hạng, lương giáo viên
Chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với Bộ đội Biên phòng
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

Mới nhất trong tuần
-
Thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp 2023
-
Người cho thuê nhà phải đóng thuế gì?
-
20 website của cơ quan nhà nước mà kế toán cần biết
-
Quy định tặng quà lao động Nữ ngày 8/3 2023
-
Lao động học, thử việc có phải chịu thuế TNCN không?
-
Mẫu file Excel viết hóa đơn GTGT 2023
-
Phụ cấp kiêm nhiệm có tính vào thu nhập chịu thuế?
-
Quên mã số thuế cá nhân tra cứu thế nào 2023?
-
Thủ tục cắt giảm người phụ thuộc năm 2023
-
Chứng từ là gì? Chứng từ kế toán là gì?