Nhờ người khác nộp phạt vi phạm giao thông được không?

Nhiều người vì bận không thể đi nộp phạt vi phạm giao thông được hoặc do khoảng cách địa lý xa xôi thì có ủy quyền cho người khác đến giải quyết xử lý vi phạm thay được không? Đây là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

Tình huống xử phạt giao thông:

Ngày 9/3/2017 tôi có đi qua giao lộ Nguyễn Ảnh Thủ – Quốc Lộ 22, thì bị đội tuần tra giao thông bắt giữ vì lỗi không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông. Sáng ngày 10/03/2017 tôi phải về Gia Lai để nhận công tác, do tôi chuyển công tác từ TPHCM về Gia Lai để làm việc, nên không thể đi nộp phạt và nhận lại GPLX của mình. Vậy luật sư cho tôi hỏi là tôi có thể nhờ người thân của mình trong TPHCM để đi nộp phạt và đi lấy GPLX được không? Có cần giấy ủy quyền hay những giấy tờ có liên quan gì không? Mức phạt đối với lỗi này là bao nhiêu?

Trả lời:

Nhờ người khác nộp phạt vi phạm giao thông được không?
Nhờ người khác nộp phạt vi phạm giao thông được không?

1. Mức xử phạt lỗi không chấp hành tín hiệu giao thông

Vì bạn không nói rõ bạn đang điều khiển loại phương tiện nào nên chúng tôi có thể tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ Điều 5 và Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính giao thông đường bộ, đường sắt, theo đó:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm h, Điểm i Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm e, Điểm g, Điểm h Khoản 4; Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm d Khoản 6; Điểm a, Điểm c Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

…c) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng…

Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, mức phạt của bạn khi không chấp hành đèn tín hiệu giao thông được xác định như sau:

– Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy và xe thô sơ khác;

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng đối với hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy;

– Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng đối với hành vi điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô.

2. Nhờ người khác nộp phạt vi phạm giao thông

Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 về đại diện theo ủy quyền

“1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Do đó, bạn có thể nhờ người khác nộp phạt vi phạm giao thông cho mình.

Lưu ý, khi làm văn bản ủy quyền phải có dấu xác nhận chữ ký của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng. Trong văn bản ủy quyền cần ghi rõ số CMND của bạn và người được ủy quyền. Và khi có đủ các loại giấy tờ trên, CSGT sẽ tiến hành giải quyết làm các thủ tục xử lý vi phạm trả lại giấy tờ xe cho người được ủy quyền theo quy định.

Các giấy tờ cụ thể cần có trong khi uỷ quyền là:

  • Giấy uỷ quyền nộp phạt vi phạm vi phạm giao thông có giấy xác nhận của chính quyền địa phương;
  • Biên bản xử phạt vi phạm giao thông;
  • Bản sao chứng thực CCCD của bạn;
  • Bản chính CCCD của người được uỷ quyền;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm.

3. Thủ tục nộp tiền phạt vi phạm giao thông

Cụ thể thủ tục nộp tiền phạt về vi phạm giao thông được quy định tại khoản 2 điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP:

  • Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng với hình thức xử phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú tại nơi xảy ra hành vi vi phạm, nên theo đề nghi cá nhân, tổ chức xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định nộp tiền phạt theo hình thức chuyển khoản. Người bị xử phạt sẽ được nhận quyết định xử phạt theo hình thức bưu điện;
  • Cá nhân, tổ chức bị xử phạt sẽ nộp phạt vào tài khoản kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt;
  • Trong thời gian 5 ngày làm việc sau khi người bị phạt đã nộp phạt thì đơn vị nhà nước cần gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ bị tạm giữ qua đường bưu điện bằng hình thức đảm bảo với trường hợp nộp trực tiếp và qua bưu chính công ích với trường hợp nộp gián tiếp.
  • Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả.
  • Trong trường hợp uỷ quyền thì người được uỷ quyền sẽ nhận lại giấy tờ bị tạm giữ cho người bị xử phạt.

Như vậy có thể thấy với tình huống nêu trên thì người bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho Kho bạc nhà nước bằng hình thức chuyển khoản mà không cần uỷ quyền người khác. Hình thức nộp phạt này vô cùng thuận tiện. Tuy nhiên người bị phạt phải chịu chi phí gửi bưu phẩm với quyết định và giấy tờ được trả lại.

4. Bạn đã nộp phạt nhưng chưa lấy bằng lái xe thì nhờ người khác lên lấy được không?

Như đã đề cập ở trên thì vấn đề lấy bằng lái xe cũng là một vấn đề dân sự và bạn hoàn toàn có thể uỷ quyền bạn đi lấy bằng lái xe giúp bạn.

Tuy nhiên bạn lưu ý vẫn cần thực hiện đầy đủ thủ tục về giấy uỷ quyền như nội dung số 2 mà hoatieu.vn đã nhắc đến. Khi uỷ quyền lấy bằng lái xe bạn cần chuẩn bị giấy tờ là:

  • Giấy uỷ quyền nộp phạt vi phạm vi phạm giao thông có giấy xác nhận của chính quyền địa phương;
  • Biên bản xác thực đã nộp xử phạt vi phạm giao thông;
  • Bản sao chứng thực CCCD của bạn;
  • Bản chính CCCD của người được uỷ quyền;

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Nhờ người khác nộp phạt vi phạm giao thông được không? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
1 2.513
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Phương anh Hoàng
    Phương anh Hoàng

     Cho e hòi chút ạ nay e có đi nộp tiền cho kho bạc thì bằng lái xe e chưa kịp lấy thì e định nhờ b e hôm sau đến lấy bằng dc k ạ 

    Thích Phản hồi 28/12/22
    • Vũ Thị Uyên
      Vũ Thị Uyên

      Chào bạn, câu hỏi của bạn đã được hoatieu.vn giải đáp cụ thể trong mục 4 của bài viết.
      Bạn có thể uỷ quyền cho người bạn của mình đi lấy giấy tờ giúp bạn nhưng cần thực hiện thủ tục uỷ quyền và giấy tờ liên quan theo quy định pháp luật.

      Thích Phản hồi 29/12/22
  • Snow White
    Snow White

    Mình có thể nộp tiền phạt trực tuyến được không ad ơi?

    Thích Phản hồi 29/12/22
    • Vũ Thị Uyên
      Vũ Thị Uyên

      Chào bạn, "Người bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho Kho bạc nhà nước bằng hình thức chuyển khoản mà không cần uỷ quyền người khác. Hình thức nộp phạt này vô cùng thuận tiện. Tuy nhiên người bị phạt phải chịu chi phí gửi bưu phẩm với quyết định và giấy tờ được trả lại."

      Thích Phản hồi 29/12/22
  • Bún Cá
    Bún Cá

    Mọi người ơi cho em hỏi bị phạt nguội nhờ người nộp phạt hộ có được không . Hay là phải chính chủ xe đi nộp mới được ạ! Xin cám ơn mọi người ạ! ( xe em mua lại chưa tìm được chủ cũ để sang tên ạ) em xin cám ơn ạ!

    Thích Phản hồi 00:48 15/12