CSGT có được rút chìa khóa xe máy của người vi phạm?

Cảnh sát giao thông có được rút chìa khóa xe máy của người vi phạm? là thắc mắc của nhiều bạn. Trong bài viết này HoaTieu.vn xin được giải đáp theo quy định pháp luật hiện hành tại Nghị định 100/2019/NĐ-CPVăn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH về Luật Giao thông đường bộ

Ngày nay vi phạm giao thông đã trở nên phổ biến và thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Do đó ngày càng có nhiều người muốn tìm hiểu các quyền hạn của cảnh sát giao thông khi xử phạt vi phạm pháp luật và cảnh sát giao thông có được rút chìa khóa xe của người vi phạm không?

CSGT có được rút chìa khóa xe máy của người vi phạm

1. Cảnh sát giao thông có được rút chìa khóa xe của người vi phạm không?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định về các hình phạt, mức hình phạt mà người vi phạm quy định giao thông đường bộ có thể bị áp dụng (tạm giữ phương tiện, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, tịch thu các thiết bị lắp đặt sai quy định) và các biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên trong đó không có quy định về "hình phạt" rút chìa khóa xe

Thông tư 65/2020/TT-BCA yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, cảnh sát giao thông phải  có tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp khi tiếp xúc với nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Điều 8 Thông tư này cũng quy định cảnh sát giao thông có các quyền hạn sau đây trong lúc tuần tra, kiểm soát:

  • Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
  • Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
  • Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.
  • Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
  • Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Thông tư này cũng không trao cho cảnh sát giao thông quyền "rút chìa khóa xe máy của người vi phạm"

Vì vậy, cảnh sát giao thông không được rút chìa khóa xe máy của người vi phạm

2. Cách xử lý khi bị cảnh sát giao thông rút chìa khóa xe

Rút chìa khóa xe máy là hành vi nằm ngoài quyền hạn luật định, do đó nếu các bạn bị cảnh sát giao thông rút chìa khóa xe máy các bạn có thể thực hiện quyền tố cáo của mình.

Các bạn có thể tố cáo trực tiếp hoặc làm đơn tố cáo gửi người đứng đầu cơ quan nơi người cảnh sát đó làm việc. Đối với việc tố cáo, các bạn phải thực hiện các nghĩa vụ sau theo quy định tại điều 10 luật Tố cáo 2018

  • Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo;
  • Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
  • Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
  • Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra

Các bạn có thể liên hệ đường dây nóng: 069.42608. Riêng đối với TP.HCM, số điện thoại tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về sai phạm của CSGT là 0994.67.67.67. Sau khi tiếp nhận thông tin CSGT làm sai quy trình, điều lệnh, nhận hối lộ... Cục C67 sẽ có các biện pháp xử lý nghiêm đối với các hành vi trên.

3. Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH về Luật Giao thông đường bộ
  • Luật tố cáo 2018
  • Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho độc giả các quy định pháp luật, cách xử lý khi bị cảnh sát giao thông rút chìa khóa xe máy. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Văn bản liên quan

  • CSGT có quyền phạt người chạy xe vào đường cong không bật xi nhan?
  • Lỗi quá tốc độ 2021 bị phạt bao nhiêu?
  • Điều kiện CSGT hóa trang để đi tuần tra, kiểm soát
  • Xử lý thế nào khi bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ?
Đánh giá bài viết
3 1.863
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi