Làm gì khi bị cảnh sát giao thông dừng xe?

Làm gì khi bị cảnh sát giao thông dừng xe?

Tình huống của bạn là khi đang tham gia giao thông mà bị cảnh sát giao thông thổi phạt, bạn sẽ xử lý như thế nào? Cẩm nang kinh nghiệm sau đây sẽ giúp các bạn khi đang lưu thông trên đường mà bị CSGT dừng xe để các bạn nắm rõ quyền hạn của mình cũng như quy trình phạt của CSGT.

Bước 1: Dừng xe an toàn

  • Bình tĩnh, giảm tốc độ và quan sát các bên xe để tạt vào vị trí an toàn nhất.
  • Lưu ý chỉ dẫn của CSGT nhưng phải đảm bảo an toàn nhất cho bạn và những người đang lưu thông.
  • Bật đèn dừng khẩn cấp với xe ôtô (hazard light).

Bước 2: Kiểm tra

  • Kiểm tra nhanh 2 thứ trên người CSGT - thẻ xanh và đồng phục.
  • Chỉ có CSGT đeo thẻ xanh mới được quyền thực hiện điều lệnh dừng phương tiện đang lưu thông.
  • Đồng phục phải đúng chuẩn của CSGT.
  • Không nên tiếp tục làm việc nếu thấy 1 hay tất cả các trường hợp sau:
    • Nếu CSGT không có biển tên, thẻ xanh hoặc mặc đồng phục giả -> đây có thể là CSGT giả (để đề phòng bị cướp, hãy chuẩn bị những biện pháp phòng vệ trước);
    • Quan sát xung quanh xem có bao nhiêu CSGT, nếu chỉ có 1 thì không đúng quy định, vì theo quy định tại Thông tư số 65/2012/TT-BCA tổ CSGT tối thiểu phải đi 2 người.
    • Nếu CSGT có mùi cồn hoặc biểu hiện say xỉn.
  • Nếu gặp bất kì trường hợp nào trên, hãy gọi cho CS 113 hoặc Đường dây nóng Cục CSGT Đường bộ - đường sắt để phản ánh: Hà Nội: 069.42608 - 04.39423011, Đại diện phía Nam: 069.36233.

Bước 3: Chào hỏi

  • Bạn chào CSGT bằng đầy đủ tên họ, cấp bậc (nếu biết) - điều này giúp thể hiện sự hiểu biết của bạn, tạo sự uy quyền và thầm nhắc nhở CSGT phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
  • Nếu CSGT chưa chào đúng, bạn có thể bắt chào lại khi nào được mới làm việc.

Bước 4: Làm việc

CSGT chỉ được dừng xe kiểm tra trong các trường hợp sau: (Dẫn chứng quy định tại Thông tư số 65/2012/TT-BCA, điều 14)

  1. Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông;
  2. Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
  3. Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
  4. Có lệnh bằng văn bản của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;
  5. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

  • Nếu là trường hợp 1, CSGT luôn phải thông báo cho bạn biết lỗi vi phạm trước khi yêu cầu kiểm tra giấy tờ hoặc xét phạt bạn!
  • CSGT có nghĩa vụ phải chứng minh được bạn đã vi phạm luật giao thông và đồng thời bạn cũng có quyền chứng minh mình không vi phạm lỗi đó. Quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13, điều 3.

  • Với bất kì lỗi nào, bạn cũng nên yêu cầu cho xem bằng chứng ví dụ hình ảnh trong camera bắn tốc độ ..v...v..

  • Nếu là các trường hợp còn lại, thì yêu cầu CSGT xuất trình các loại giấy tờ của Thủ trưởng CA cấp huyện trở lên. Sau khi kiểm tra đúng ta mới xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra.

Bước 5: Xử phạt

Có 2 loại xử phạt: tại chỗ hoặc lập biên bản chờ quyết định phạt. Quy định tại Thông tư số 65/2012/TT-BCA, điều 17.

  • Tại chỗ: Áp dụng cho các lỗi có mức phạt dưới 250,000 VND. CSGT sẽ lập quyết định xử phạt hành chính theo mẫu.

  • Lập biên bản: Các trường hợp khác, CSGT sẽ lập biên bản và bạn sẽ chờ quyết định phạt gửi về nhà trong 7 ngày và nộp phạt tại Kho Bạc Nhà Nước. Trong biên bản có mục "Ý kiến người vi phạm", nếu bạn cảm thấy không đồng ý với lỗi vi phạm, hãy ghi vào mục này!

Lưu ý:

  • Mẫu biên bản có đúng mẫu được ban hành đúng luật không (có dấu đỏ, số thứ tự...).
  • Phần ghi lỗi vi phạm, yêu cầu CSGT ghi đúng lỗi vi phạm của mình.
  • Để CSGT ký xong, chúng ta xem kỹ lại lần nữa rồi mới ký.

Bằng lái, đăng ký xe photo công chứng có giá trị khi cảnh sát giao thông kiểm tra không?

Mới đây, một số người dân đã gửi câu hỏi đến Bộ Công an về việc các loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, bằng lái xe, giấy tờ xe photo công chứng thì có giá trị khi Cảnh sát giao thông kiểm tra không và nếu có thì quy định tại văn bản nào.

Trả lời về vấn đề này, Bộ Công an cho biết, tại Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định đối với người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe.

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này.

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này.

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định xử phạt đối với hành vi không có, không mang theo 4 loại giấy tờ trên.

"Như vậy, bản sao có photo công chứng không có giá trị thay thế bản chính khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ", Bộ Công an nêu rõ.

Trước đó, một người dân cũng đặt câu hỏi về việc bị mất giấy phép lái môtô và đang trong thời gian làm thủ tục xin cấp lại và mới đây người này có điều khiển xe mô tô và vượt đèn đỏ nên Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra.

Sau đó, người này bị xử phạt với 2 lỗi là vượt đèn đỏ và không có giấy phép lái xe. Vậy Cảnh sát giao thông xử phạt lỗi không có giấy phép lái xe trong trường hợp này có đúng không?

Về câu hỏi trên, Bộ Công an cho hay, tại Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định: Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo giấy phép lái xe (GPLX) đối với người điều khiển xe cơ giới theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Tại Khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ quy định: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ móoc hoặc sơ mi rơ móoc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Do đó, GPLX là một trong các loại giấy tờ bắt buộc mà người điều khiển xe mô tô phải mang theo khi tham gia giao thông. Hồ sơ gốc xin cấp GPLX hoặc giấy hẹn cấp lại GPLX (trường hợp đang trong thời gian xin cấp lại GPLX) không thay thế được GPLX đã bị mất.

Tại Điểm a Khoản 5 Điều 21, Điểm b Khoản 7 Điều 21 và Điểm i Khoản 1 Điều 78 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

Người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 không có GPLX bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên không có GPLX bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Đánh giá bài viết
2 5.151
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo