Không dừng xe theo lệnh CSGT là chống người thi hành công vụ?

Người tham gia giao thông không những phải chấp hành những quy định về luật giao thông mà còn phải chấp hành hiệu lệnh của CSGT. Tuy nhiên không ít trường hợp chống đối, không chấp hành đúng quy định. Vậy không dừng xe theo hiệu lệnh của CSGT có phải là chống người thi hành công vụ?

Trong bài viết này Hoatieu.vn sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi "Không dừng xe theo lệnh CSGT là chống người thi hành công vụ?" theo quy định mới nhất tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Bộ luật Hình sự 2015, VBHN 09/VBHN-VPQH về Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Không dừng xe theo lệnh CSGT là chống người thi hành công vụ?

1. Chống người thi hành công vụ là gì?

Chống người thi hành công vụ là một tội danh được quy định tại điều 330 BLHS 2015, theo đó chống người thi hành công vụ được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Tội này có hình phạt: cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, phạt từ từ 2 đến 7 năm.

2. Không dừng xe theo lệnh CSGT là chống người thi hành công vụ?

Chiếu theo định nghĩa tại mục 1 bài viết này, hành vi không dừng xe theo hiệu lệnh CSGT không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.

Nó chỉ thuộc trường hợp chống người thi hành công vụ khi bạn dùng vũ lực không cho họ xử phạt hành vi vi phạm giao thông của bạn.

3. Không dừng xe theo lệnh CSGT bị phạt thế nào?

Căn cứ quy định tại Nghị định 100, hành vi không dừng xe theo lệnh CSGT bị phạt theo các mức dưới đây:

Phương tiệnLỗiMức phạt
Ô tôKhông chấp hành hướng dẫn của CSGT3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, có thể bị tước GPLX 1-3 tháng
Không dừng xe theo lệnh của CSGT khi vi phạm lỗi: Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Xe máyKhông chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của CSGT600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, có thể bị tước GPLX 1-3 tháng
Không dừng xe theo hiệu lệnh của CSGT khi thực hiện các vi phạm:
  • Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
  • Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
  • Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
  • Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
Máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe)Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của CSGT1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng
Xe đạpKhông chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của CSGT100.000 đồng đến 200.000 đồng
Người đi bộKhông chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của CSGT60.000 đồng đến 100.000 đồng

4. Câu hỏi tình huống

Hỏi:

Đang tham gia giao thông tôi thấy cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh nhưng nghĩ không phải nhằm vào mình nên tôi không dừng xe. Khi bị chặn lại, tôi bị phạt lỗi chống người thi hành công vụ. Vì sao lại thế? Lỗi phạt này có bị ghi trong lý lịch không?

Hành vi chống người thi hành công vụ

Trả lời:

Chống người thi hành công vụ được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Hành vi bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại để kiểm tra, xử phạt nhưng bạn không chấp hành mà vẫn điều khiển xe đi tiếp không đủ dấu hiệu cho thấy đã có hành vi chống người thi hành công vụ. Đó chỉ là hành vi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

Hành vi không tuân theo hiệu lệnh của CSGT sẽ phải chịu các mức phạt tại mục 3 bài này.

Về tiền án, tiền sự

Tiền án là trường hợp vi phạm pháp luật hình sự đã bị kết án và chưa được xóa án tích.

Tiền sự là trường hợp đã bị kỷ luật hành chính, bị xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp xử lý hành chính, hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.

Tiền sự là một tình tiết về nhân thân người vi phạm, được xem xét, cân nhắc khi quyết định hình thức và mức độ xử lý khi người có tiền sự có hành vi vi phạm pháp luật mới; trong luật hình sự, tiền sự ở dạng đã bị xử lý hình chính là yếu tố bắt buộc của cấu thành một số tội phạm.

Như vậy, trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính mà chưa được “xóa việc xử phạt vi phạm hành chính” (chưa đến thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính) thì có thể bị xem là có tiền sự.

“Xóa tiền sự” (“xóa vi phạm hành chính” hay thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính) là trường hợp:

  • Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm
  • Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc một năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm ( Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi "Không dừng xe theo lệnh CSGT là chống người thi hành công vụ?" theo quy định tại BLHS 2015 và Nghị định 100. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài liên quan:

Đánh giá bài viết
2 689
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm