23 Lỗi giao thông bị giữ xe năm 2024

Lỗi giao thông bị giữ xe 2024 gồm những lỗi nào và bị giữ xe trong thời gian bao lâu? Giữ xe (tạm giữ phương tiện) là hình thức xử phạt mà những người vi phạm giao thông cảm thấy "sợ hãi" bên cạnh khoản tiền phạt. Khi người tham gia giao thông bị giữ xe thì sẽ bất tiện trong di chuyển và nhất là đang di chuyển với mục đích đi xa. Vì thế nội dung dưới đây hoatieu.vn sẽ thống kê những lỗi vi phạm giao thông khiến người điều khiến phương tiện bị giữ lại xe của của mình.

1. 23 lỗi giao thông bị giữ xe năm 2024

Những lỗi nào thì bị giữ xe máy? Lỗi nào thì bị giữ xe ô tô?

Theo quy định tại điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 123 năm 2021 của Chính phủ), những lỗi sau sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt tạm giữ phương tiện:

Phương tiệnLỗi
Ô tô
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
  • Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc.
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
Xe máy
  • Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
  • Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe
  • Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
  • Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
  • Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
    Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
Tất cả phương tiện
  • Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ
  • Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
  • Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số);
  • Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)
  • Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.
  • Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng;
  • Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có hệ thống hãm nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
  • Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc).

Lỗi vi phạm giao thông bị cảnh sát giữ xe 7 ngày

2. Hình thức xử phạt tạm giữ phương tiện áp dụng

Theo quy định tại điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

  • Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
  • Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
  • Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

3. Thời hạn giữ xe vi phạm

Theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020, thời hạn tạm giữ phương tiện được quy định như sau:

Thời hạnĐiều kiện
07 ngày làm việc
10 ngày làm việcVụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt
Không quá 01 thángĐối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan
Không quá 02 thángĐối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp

Như vậy trong trường hợp bình thường thì phương tiện của bạn sẽ bị giữ không quá 7 ngày làm việc. Chính vì thế trong khoảng 7 ngày làm việc này bạn nên nhanh chóng đến cơ quan thực hiện nộp phạt và thực hiện giấy tờ lấy phương tiện. Nếu bạn không đến thì phương tiện sẽ bị gia hạn tạm giữ đến 30 ngày.

Tuy nhiên chủ phương tiện lưu ý rằng phương tiện bị tạm giữ sẽ mất các chi phí bảo quản và chi phí để xe tại nơi bị tạm giữ. Hơn nữa chủ phương tiện không đến lấy xe sau nhiều lần thông báo còn bị tịch thu phương tiện. Vì thế chủ phương tiện nên sắp xếp thời gian đến lấy nộp phạt và lấy phương tiện sớm nhất có thể để đảm bảo phương tiện và không mất quá nhiều chi phí cho việc bảo quản, để xe.

4. Thủ tục trả lại phương tiện bị tam giữ

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về việc trả lại phương tiện giao thông bị tạm giữ, cụ thể:

  • Khi trả lại phương tiện giao thông bị tam giữ phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền;
  • Người quản lý và bảo quản phương tiện sẽ trả lại phương tiện theo trình tự là:
  • Kiểm tra quyết định trả lại phương tiện hoặc quyết định chuyển phương tiện;
  • Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của người đến nhận;
  • Yêu cầu người đến nhận phải đối chiếu với biên bản tạm giữ về chủng loại và hiện trạng phương tiện dưới sự chứng kiến của người quản lý, việc giao trả này cũng cần lập thành văn bản;
  • Đối với phương tiện là tang vật điều tra thì cần phải lập thành hai văn bản giao trả và có chữ ký của bên giao và bên nhận, môi bên một bản;
  • Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ là người nhận lại phương tiện phải là chủ phương tiện hoặc người vi phạm hoặc đơn vị đại diện tổ chức vi phạm. Trường hợp chủ sở hữu uỷ quyền cho người khác thì phải lập văn bản uỷ quyền.

Như vậy khi nhận lại phương tiện giao thông bị tạm giữ, thì mọi người cần mang theo giấy tờ là biên bản tạm giữ, CCCD. Người nhận lại phương tiện cần có quyết định trả lại phương tiện để người tạm giữ kiểm tra mới được trả lại phương tiện. Một chú ý nhỏ là người đến lấy cần kiểm tra kỹ càng phương tiện trước khi rời đi, để đảm bảo phương tiện của mình không bị vấn đề gì.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc Lỗi giao thông bị giữ xe 2024. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 894
1 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • 🖼️
    Hạt đậu nhỏ

    Mình đến lấy xe trước thời hạn 7 ngày được không?

    Thích Phản hồi 29/12/22
    • 🖼️
      Trần Xuân Huy

      Chào bạn, bạn có thể lấy xe trước 7 ngày được vì thời gian 7 ngày chỉ là thời hạn để cho người vi phạm sắp xếp để đến thực hiện nộp phạt và nhận lại xe.

      Thích Phản hồi 29/12/22
Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm