Quy định xử phạt vi phạm giao thông đối với người nước ngoài năm 2024

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, có rất nhiều người nước ngoài học tập, làm việc và sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Có nhiều trường hợp người nước ngoài vi phạm luật giao thông khi lưu thông trên đường. Vậy người nước ngoài vi phạm giao thông có bị phạt như người Việt Nam không? Hoatieu.vn xin giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau đây.

1. Người nước ngoài vi phạm giao thông có bị xử phạt không?

Thực tế ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng..., có rất nhiều trường hợp người nước ngoài đến du lịch, học tập, làm việc và sinh sống lâu dài. Trong quá trình đó, họ cũng tham gia điều khiển phương tiện giao thông (xe máy, ô tô) để phục vụ như cầu sinh hoạt. Nhiều người trong số họ không tuân thủ đúng quy định pháp luật Việt Nam khi tham gia giao thông như: không đội mũ bảo hiểm, không đi đúng phần đường quy định, không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông..., thậm chí gây tai nạn.

Tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Căn cứ Điều 2 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

=> Như vậy, người nước ngoài khi vi phạm giao thông thì vẫn bị xử lý như người Việt Nam. Do đó, lực lượng CSGT hiện nay không được tránh né mà cần kiểm tra, xử lý trường hợp người nước ngoài vi phạm giao thông khi lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam, đồng thời có biện pháp tuyên truyền, giải thích về luật an toàn giao thông để họ hiểu và nghiêm túc chấp hành.

2. Bằng lái xe quốc gia của người nước ngoài sử dụng ở Việt Nam được không?

Căn cứ Điều 10 và Điều 11 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định như sau:

Điều 10. Sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp

1. Người có IDP do Việt Nam cấp khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước tham gia Công ước Viên phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia; tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của nước sở tại.

2. IDP do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam.

Điều 11. Sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước Viên cấp tại Việt Nam

1. Người có IDP do các nước tham gia Công ước Viên cấp khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển; phải tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của Việt Nam.

2. Người có IDP vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ Việt Nam mà bị tước quyền sử dụng IDP có thời hạn thì thời hạn bị tước không quá thời gian người lái xe được phép cư trú tại lãnh thổ Việt Nam.

Quy định xử phạt vi phạm giao thông đối với người nước ngoài

=> Như vậy, theo quy định trên, người nước ngoài khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam cần đem theo các loại giấy tờ sau:

  • IDP (Giấy phép lái xe quốc tế)
  • Giấy phép lái xe quốc gia

Người nước ngoài được phép sử dụng giấy phép lái xe quốc gia ở Việt Nam, nhưng phải kèm theo Giấy phép lái xe quốc tế thì mới không bị CSGT Việt Nam xử phạt.

3. Người nước ngoài được cấp giấy phép lái xe quốc tế tại Việt Nam không?

Người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam có thể được cấp bằng lái xe quốc tế ở Việt Nam không hay phải quay về nước để làm? Nếu được thì phải làm như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT như sau:

“Điều 6. Đối tượng được cấp giấy phép lái xe quốc tế

Người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET. còn giá trị sử dụng.”

=> Có thể thấy, người nước ngoài được cấp giấy phép lái xe quốc tế tại Việt Nam trong điều kiện người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam và có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng thẻ PET.

  • Thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế cho người nước ngoài

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, quy định về thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế như sau:

- Bước 1: Cá nhân nộp đơn đề nghị cấp IDP quốc tế theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 29/2015/TT-BGTVT trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tỉnh.

- Bước 2:

+ Trường hợp nộp trực tiếp tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tỉnh, giấy tờ cần xuất trình gồm:

  • Bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp
  • Hộ chiếu
  • Thẻ thường trú

+ Trường hợp nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, cá nhân  kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, tính chính xác của nội dung đã kê khai.

+ Trường hợp đơn đề nghị không đúng theo quy định, cơ quan tiếp nhận đơn có trách nhiệm thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn.

- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp IDP đúng theo quy định, Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp IDP cho cá nhân; trường hợp không cấp IDP thì phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.

Tham khảo: Thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế online

4. Mức phạt người điều khiển xe gắn biển số nước ngoài vi phạm luật giao thông

Căn cứ quy định của Khoản 20 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức phạt người điều khiển xe gắn biển số nước ngoài vi phạm luật giao thông ở Việt Nam như sau:

Hành vi vi phạm

Mức phạt

Giấy tờ của phương tiện không có bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt theo quy định.

1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Xe chở khách không có danh sách hành khách theo quy định.

Điều khiển phương tiện không gắn ký hiệu phân biệt quốc gia theo quy định

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Điều khiển phương tiện không có Giấy phép vận tải quốc tế, phù hiệu vận tải quốc tế liên vận theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng.

Vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa không đúng với quy định tại Hiệp định vận tải đường bộ, Nghị định thư đã ký kết, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này.

Điều khiển phương tiện không gắn biển số tạm thời hoặc gắn biển số tạm thời không do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có quy định phải gắn biển số tạm thời)

8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Điều khiển xe ô tô có tay lái bên phải, xe ô tô hoặc xe mô tô của người nước ngoài vào Việt Nam du lịch tham gia giao thông mà không có xe dẫn đường theo quy định

Điều khiển xe ô tô có tay lái bên phải, xe ô tô gắn biển số nước ngoài tham gia giao thông mà người điều khiển xe không đúng quốc tịch theo quy định.

Hoạt động quá phạm vi được phép hoạt động.

10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

Lưu hành phương tiện trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định dưới 30 ngày.

Lưu hành phương tiện trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định từ 30 ngày trở lên.

30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm như sau còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tái xuất phương tiện khỏi Việt Nam:

- Điều khiển phương tiện không có Giấy phép vận tải quốc tế, phù hiệu vận tải quốc tế liên vận theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng;

- Vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa không đúng với quy định tại Hiệp định vận tải đường bộ, Nghị định thư đã ký kết.

- Điều khiển phương tiện không gắn biển số tạm thời hoặc gắn biển số tạm thời không do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có quy định phải gắn biển số tạm thời).

- Lưu hành phương tiện trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định dưới 30 ngày.

- Lưu hành phương tiện trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định từ 30 ngày trở lên.

Tìm hiểu thêm: Mất bằng lái xe trong nước thì thay thế bằng lái xe quốc tế được không?

Trên đây là một số quy định xử phạt vi phạm giao thông đối với người nước ngoài năm 2024. Mời các bạn đón đọc các bài viết khác tại mục Văn bản pháp luật của Hoatieu.vn

Đánh giá bài viết
1 225
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm