So sánh đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền
So sánh đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Đại diện, ủy quyền là một trong những nội dung được Luật dân sự quy định cụ thể để đảm bảo các quyền và lợi ích của người được đại diện. Nhưng hai hình thức đại diện này có điểm gì khác nhau. Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền có khác gì nhau?

1. So sánh đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền
Đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền có những điểm giống và khác nhau như sau:
Tiêu chí | Đại diện theo pháp luật | Đại diện theo ủy quyền |
Khái niệm | Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bao gồm: Đại diện theo pháp luật của cá nhân và Đại diện theo pháp luật của pháp nhân. | Đại diện theo ủy quyền là đại diện được thực hiện theo sự ủy quyền của người được đại diện và người đại diện. |
Căn cứ xác lập quyền đại diện | Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. | Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện. |
Các trường hợp đại diện | – Người đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm: + Cha, mẹ đối với con chưa thành niên; + Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định; + Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện theo quy định nêu trên; + Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. – Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: + Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; + Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; + Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. | – Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. – Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. – Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện. |
Năng lực hành vi dân sự của người đại diện | Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện. | Người đại diện không nhất thiết phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Khoản 3 Điều 138 BLDS 2015). |
Phạm vi đại diện | Phạm vi đại diện theo pháp luật rộng hơn phạm vi đại diện theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật có quyền thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện được pháp luật thừa nhận, không làm ảnh hưởng tới lợi ích của người được đại diện trừ trường hợp pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định khác. | Người đại diện chỉ được xác lập các giao dịch trong phạm vi được uỷ quyền (bao gồm nội dung giao dịch và thời hạn được ủy quyền). |
Thời hạn đại diện | Theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. | Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền. |
Chấm dứt đại diện | Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây: a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục; b) Người được đại diện là cá nhân chết; c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại; d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc luật khác có liên quan. | Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây: a) Theo thỏa thuận; b) Thời hạn ủy quyền đã hết; c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành; d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền; đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại; e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của BLDS 2015; g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được. |
Như vậy có thể thấy đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền đều phải tuân thủ những quy định pháp luật cụ thể về việc ủy quyền. Những bên ủy quyền và được ủy quyền phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình với đối phương.
2. Ví dụ đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền
2.1. Ví dụ về đại diện theo pháp luật:
Ông T có lập di chúc thừa kế cho cháu mình là A – 10 tuổi, một mảnh đất. Vì A còn nhỏ nên Cha mẹ của A là người đại diện theo pháp luật quản lý tài sản đó cho A và trao lại cho A khi cậu đủ tuổi.
Tuy nhiên trong thời gian gia đình A gặp khó khăn, A biết mình sở hữu mảnh đất nên đã đồng ý cho cha mẹ mình bán mảnh đất đó đi để lấy tiền trang trải cuộc sống.
Trong tình huống này cha mẹ là đại diện theo pháp luật chỉ định, và cha mẹ phải làm tròn trách nhiệm của mình đối với việc đại diện cho con.
2.2. Ví dụ về đại diện theo ủy quyền:
Anh T là giám độc của công ty H, nên anh T chính là đại diện theo pháp luật của công ty H. Nhưng trong một giao dịch, hợp đồng thì anh T đã ủy quyền cho anh K thực hiện ký kết hợp đồng kinh doanh đó.
Trong trường hợp này là đại diện ủy quyền, nhưng anh K chỉ được coi là đại của công ty H khi giao kết hợp đồng kinh doanh đó.
3. Có bắt buộc đại diện theo pháp luật dân sự không?
Theo pháp luật dân sự thì có thể thấy không hoàn toàn bắt buộc đại diện theo pháp luật, chỉ có một số trường hợp bắt buộc còn rất nhiều trường hợp thì công dân hoàn toàn có thể thực hiện đại diện ủy quyền.
Ví dụ như ủy quyền lấy giầy tờ, ủy quyền ký kết hợp đồng, ủy quyền làm thủ tục hành chính,....
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về So sánh đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Dân sự liên quan.
- Chia sẻ:
Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn
Có thể bạn quan tâm
-
Giờ làm việc mùa hè 2025
-
Quy định về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non 2025
-
12, 13, 14, 15 tuổi học lớp mấy?
-
Việc chuẩn bị cho nam thanh niên đủ 17 tuổi nhập ngũ gồm những nội dung nào?
-
30/4 1/5 năm 2025 nghỉ mấy ngày?
-
Đi thăm người đi nghĩa vụ quân sự 2025
-
Khi dự thi vào các trường Công an, nếu không trúng tuyển, thí sinh có quyền lợi gì?
-
Hạnh kiểm loại yếu, chưa đạt có được lên lớp 2025?
-
Bình giữ nhiệt có được mang lên máy bay 2025?
-
Quy trình nghỉ việc 2025
-
Giờ hành chính trên Shopee là gì?
-
Năng lực của chủ thể bao gồm?

Bài viết hay Dân sự
Nội dung của tờ hướng dẫn sử dụng thuốc 2025
Chưa ly hôn có đăng ký kết hôn với người khác được không?
Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Xe máy điện có phải mua bảo hiểm không mới nhất 2025
Danh sách các văn phòng công chứng tại thành phố Hồ Chí Minh
Bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng được quy định như thế nào?