Có được ủy quyền khiếu nại không 2024?

Có được ủy quyền khiếu nại không 2024? Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trên thực tế một số người do nhiều lý do mà không có điều kiện để trực tiếp thực hiện khiếu nại tố cáo của bản thân. Vậy khiếu nại, tố cáo có được ủy quyền? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây cùng HoaTieu.vn.

Việc ủy quyền khiếu nại được quy định chi tiết trong văn bản pháp luật.
Việc ủy quyền khiếu nại được quy định chi tiết trong văn bản pháp luật.

1. Khiếu nại, tố cáo có được ủy quyền?

1.1. Có được ủy quyền khiếu nại không 2024?

Nghị định 124/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2020. Điều 5 Nghị định quy định về đại diện thực hiện việc khiếu nại. Theo đó, người khiếu nại có thể tự khiếu nại hoặc ủy quyền thực hiện việc khiếu nại cho luật sư hoặc những người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định tại Bộ luật Dân sự. Cụ thể, Luật Khiếu nại quy định:

Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.

Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Riêng đối với trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại (không phải ủy quyền).

1.2. Có được ủy quyền tố cáo không 2024?

Căn cứ theo Điểm c Khoản 2 Điều 9 Luật tố cáo 25/2018/QH14 quy định

Người tố cáo phải chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo của mình, nếu cố ý tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Do vậy, người tố cáo không được ủy quyền cho người khác thực hiện quyền tố cáo. Điều này, khác với quy định của Luật khiếu nại, người khiếu nại nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì trong một số trường hợp được ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại.

2. Người được ủy quyền có được ký đơn khiếu nại?

Khiếu nại, tố cáo là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm.
Khiếu nại, tố cáo là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm.

Căn cứ Khoản 2 Điều 8 Luật khiếu nại 02/2011/QH13 quy định về hình thức đơn khiếu nại như sau:

Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ:

  • Ngày, tháng, năm khiếu nại;
  • Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
  • Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
  • Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
  • Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

Ngoài ra pháp luật không có quy định cụ thể về việc ký đơn khiếu nại của người được ủy quyền.

Qua đó, có thể kết luận rằng, đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ chứ không thể giao cho người được ủy quyền ký thay.

3. Lưu ý đối với việc ủy quyền khiếu nại và khiếu nại?

3.1. Một số lưu ý đối với việc ủy quyền khiếu nại

Cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện của cơ quan, tổ chức được ủy quyền cho luật sư hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.

Việc ủy quyền phải bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng. Người ủy quyền được ủy quyền cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện. Văn bản ủy quyền được thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP.

Người khiếu nại đang thực hiện việc khiếu nại bị chết mà quyền và nghĩa vụ của người đó được thừa kế theo quy định của pháp luật thì người thừa kế có quyền khiếu nại.

Người thừa kế khi thực hiện quyền khiếu nại phải xuất trình giấy tờ để chứng minh quyền thừa kế của mình. Người thừa kế có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.

Trường hợp có nhiều người thừa kế thì những người đó có quyền ủy quyền cho một trong những người thừa kế, luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.

3.2. Lưu ý đối với việc khiếu nại

a) Về đối tượng bị khiếu nại bao gồm:

  • Quyết định hành chính.
  • Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
  • Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

b) Về thời hiệu khiếu nại:

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

  • Đối với trường hợp khiếu nại Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:

Khiếu nại lần đầu thì thời hiệu là 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định.

Khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

  • Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

c)Về việc rút đơn khiếu nại, tố cáo:

  • Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
  • Cơ quan nhà nước đình chỉ việc giải quyết khi người khiếu nại rút đơn.

4. Mẫu giấy ủy quyền khiếu nại

Mẫu giấy ủy quyền khiếu nại 2024 là mẫu giấy được cá nhân lập ra để ủy quyền việc khiếu nại cho một cá nhân khác mới nhất cập nhật theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP. Mẫu giấy ủy quyền nêu rõ thông tin cá nhân của người ủy quyền, người được ủy quyền, nội dung được ủy quyền và có sự xác nhận của ủy ban nhân dân nơi người ủy quyền cư trú. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu giấy ủy quyền khiếu nại tại đây:

Mẫu giấy ủy quyền khiếu nại 2022 Nghị định 124/2020/NĐ-CP

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết các thắc mắc về việc Khiếu nại, tố cáo có được ủy quyền không và nếu có thì thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Hành chính, Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luậtPhổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 269
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi