Không phân biệt trình độ giáo viên khá giỏi, tại chức, chính quy

Tải về

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học (được Quốc hội thông qua vào tháng 11.2018) có hiệu lực thi hành với nhiều thay đổi lớn ảnh hưởng đến hoạt động của các trường. Trong đó có nội dung cấp bằng theo trình độ, không phân biệt hình thức đào tạo. Vậy đại học chính quy hay tại chức đều có giá trị như nhau? Trong bài viết này HoaTieu.vn xin chia sẻ một số giải đáp mới nhất về quy định trình độ giáo viên trên bằng tốt nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo.

Quy định hình thức đào tạo giáo viên trên bằng đại học

Luật Giáo dục Đại học 2018 có hiệu lực từ ngày 01/7/2019 và Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020. Một trong những nội dung đáng chú ý tại hai Luật này và hiện nay vẫn còn đang gây tranh cãi chính là quy định bằng Đại học chính quy và tại chức có giá trị như nhau, không còn phân biệt thức đào tạo. Vậy thực chất quy định này là gì?

Theo Khoản 3 Điều 1 Luật Giáo dục Đại học sửa đổi 2018 sửa đổi, bổ sung Điều 6 Luật Giáo dục Đại học 2012, các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. Hình thức đào tạo để cấp văn bằng các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa. Việc chuyển đổi giữa các hình thức đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc liên thông.

Đồng thời, Khoản 23 Điều 1 Luật Giáo dục Đại học 2018 sửa đổi, bổ sung Điều 38 Luật Giáo dục Đại học 2012 quy định rõ, văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

Có thể thấy, theo quy định này, việc đào tạo qua hình thức nào, dù là chính quy, vừa làm vừa học hay đào tạo từ xa thì sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra thì sẽ được cấp văn bằng ở trình độ đào tạo tương ứng, cụ thể là bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, hoặc văn bằng trình độ tương đương.

Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020 cũng quy định cụ thể, văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau. Điều này đồng nghĩa với việc, các sinh viên theo học các hình thức đào tạo khác nhau khi tốt nghiệp đại học sẽ có cơ hội ngang nhau trong việc công nhận văn bằng.

Cụ thể hóa quy định này, mới đây tại Dự thảo Thông tư ban hành Quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và bằng tiến sĩ danh dự cũng đã quy định rõ các nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học sẽ còn 10 mục sau: Tiêu đề “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”; Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ); Tên cơ sở giáo dục cấp văn bằng; Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng; Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng; Quốc tịch của người được cấp văn bằng; Ngành đào tạo; Địa danh, ngày tháng năm cấp văn bằng; Họ, chữ đệm, tên, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định; Số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng.

Như vậy có thể thể thấy, so với quy định hiện hành tại Thông tư 19/2011/TT-BGDĐT, việc ghi các nội dung trên bằng tốt nghiệp đại học dự kiến sẽ có một số thay đổi đáng chú ý sau:

Thứ nhất, trên bằng tốt nghiệp đại học sẽ không còn ghi xếp loại tốt nghiệp của người tốt nghiệp như xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá hay trung bình. Hiện nay, người tốt nghiệp sẽ được phân biệt về xếp loại bằng tốt nghiệp theo các mức nêu trên.

Thứ hai, trên bằng tốt nghiệp đại học sẽ không còn ghi hình thức đào tạo như chính quy, vừa làm vừa học, học từ xa, tự học có hướng dẫn. Hiện nay, người tốt nghiệp sẽ được phân biệt rõ ràng các hình thức đào tạo trên bằng tốt nghiệp.

Thứ ba, tên gọi văn bằng tốt nghiệp trình độ đại học sẽ được gọi chung thống nhất là bằng cử nhân, không phân biệt tên gọi theo các khối ngành đào tạo. Hiện nay, tên gọi này là có sự khác nhau.

Dường như quy định này tại Dự thảo đã vấp phải khá nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người lo lắng việc bỏ đi xếp loại cũng như hình thức đào tạo trên bằng tốt nghiệp Đại học thì việc đánh giá kết quả học tập sẽ mang tính cào bằng, học giỏi, học khá hay học kém cũng như nhau, học chính quy hay tại chức cũng không khác biệt, vậy người học cần gì phải cố gắng đạt giỏi, cần gì tốn thời gian học chính quy?

Tuy nhiên, dường như mọi người đang hiểu sai quy định của pháp luật. Cụ thể, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục ĐH quy định Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có thẩm quyền quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng. Như vậy, luật cũng quy định người tốt nghiệp ĐH sẽ được cấp bằng và phụ lục văn bằng.

Vì thế, cần khẳng định là không phải bỏ xếp loại tốt nghiệp mà là chuyển các thông tin này từ việc ghi trên bằng sang ghi trên phụ lục văn bằng để cụ thể, chi tiết và đầy đủ hơn. Nội dung cụ thể ghi trên phụ lục văn bằng được quy định tại thông tư ban hành quy chế quản lý bằng tốt nghiệp các cấp từ THCS đến ĐH và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân đang chuẩn bị ban hành - PGS.TS Mai Văn Trinh - cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT khi trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề này đã cho hay.

Cũng theo PGS.TS Mai Văn Trinh, ngoài thông tin cá nhân, phụ lục văn bằng sẽ có thông tin về quá trình đào tạo và cấp bằng gồm tên cơ sở giáo dục ĐH, ngành đào tạo, chuyên ngành đào tạo, nơi tổ chức đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy, thời gian đào tạo, hình thức đào tạo. Phụ lục văn bằng cũng có đầy đủ thông tin về kết quả học tập, tên học phần hoặc môn học, số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học, điểm học phần hoặc môn học, tổng số tín chỉ tích lũy. Trên phụ lục văn bằng cũng có thông tin điểm trung bình, tên luận văn, kết quả luận văn (nếu có), điểm xếp loại tốt nghiệp.

Ngoài ra, Dự thảo Thông tư ban hành Quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học cũng quy định thêm, các cơ sở giáo dục đại học được bổ sung các nội dung khác ghi trên văn bằng giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể thấy, các thông tin về xếp loại tốt nghiệp, hình thức đào tạo chính quy, tại chức hay từ xa sẽ không còn là nội dung chính được ghi trên bằng tốt nghiệp Đại học nhưng sẽ được quy định chi tiết tại phụ lục văn bằng chứ không phải là bỏ luôn những thông tin này, nhà tuyển dụng vẫn có cơ sở để sang lọc ứng viên trong quá trình tuyển dụng. Do đó, sẽ không có chuyện tốt nghiệp loại kém hay loại giỏi, chính quy hay tại tức cũng như nhau.

Đánh giá bài viết
1 2.762
Không phân biệt trình độ giáo viên khá giỏi, tại chức, chính quy
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm