Giấy chứng nhận hiến máu có dùng được cho người thân 2024?
Giấy chứng nhận hiến máu có dùng được cho người thân 2024? Hiến máu là việc làm nhân đạo mà nhà nước luôn khuyến khích người dân thực hiện. Vừa là để hỗ trợ những người khó khăn trong trường hợp khẩn cấp cần máu, vừa là để phục vụ cho chính bản thân khi cần. Vậy, giấy chứng nhận hiến máu có thời hạn bao lâu và có dùng được cho người thân được không? Bài viết dưới đây của Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho bạn.
Hiến máu nhận được quyền lợi gì 2024?
- 1. Quyền lợi, chế độ của người hiến máu tình nguyện 2022
- 2. Giấy chứng nhận hiến máu có dụng được cho người thân?
- 3. Sử dụng giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện để làm gì?
- 4. Người hiến máu có được hoàn lại khi cần?
- 5. Tại sao chúng ta cần hiến máu?
- 6. Giấy chứng nhận hiến máu có thời hạn bao lâu?
- 7. Những trường hợp không được hiến máu?
1. Quyền lợi, chế độ của người hiến máu tình nguyện 2022
Căn cứ quy định tại Điều 12 Thông tư 26/2013/TT-BYT về hướng dẫn hoạt động truyền máu thì quyền lợi của người hiến máu như sau:
- Được cung cấp thông tin về các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý do nhiễm các vi rút viêm gan, HIV và một số bệnh lây truyền qua đường máu khác.
- Được giải thích về quy trình lấy máu, các tai biến không mong muốn có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ thực hiện trước và sau khi hiến máu.
- Được bảo đảm bí mật về kết quả khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm; được tư vấn về các bất thường phát hiện khi khám sức khoẻ, hiến máu; được hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ; được tư vấn về kết quả xét nghiệm bất thường theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Thông tư này.
- Được chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Được hỗ trợ chi phí chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu. Kinh phí để hỗ trợ chăm sóc điều trị người hiến máu theo quy định tại Khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác về tinh thần, vật chất của người hiến máu theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, người hiến máu tình nguyện còn được hưởng các quyền lợi tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư 17/2020/TT-BYT như sau:
4. Chi cho người hiến máu tình nguyện không lấy tiền:
a) Người hiến máu toàn phần tình nguyện có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau:
- Một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng;
- Một đơn vị máu thể tích 350 ml: 150.000 đồng;
- Một đơn vị máu thể tích 450 ml: 180.000 đồng.
b) Người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau:
- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 150.000 đồng;
- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 200.000 đồng;
- Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 250.000 đồng.
c) Chi hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.
2. Giấy chứng nhận hiến máu có dụng được cho người thân?
Căn cứ Điều 3 phần quy định chung tại Quyết định số 1995/2004/QĐ-BYT thì:
Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có giá trị miễn phí truyền máu khi bản thân người hiến máu tình nguyện có nhu cầu truyền máu tại các cơ sở y tế công lập trong toàn quốc.
Pháp luật không có quy định cho ai khác ngoài người hiến máu được nhận bồi hoàn số máu đã truyền. Do vậy, Giấy chứng nhận hiến máu không dùng được cho người thân hoặc bất cứ ai khác không phải người hiến máu.
3. Sử dụng giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện để làm gì?
Người hiến máu tình nguyện được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo Tỉnh, Thành phố.
Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện nhằm tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của người hiến máu.
Ngoài ra, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc. Trong trường hợp người hiến máu phải truyền máu tại các cơ sở y tế công lập sẽ được miễn trả tiền máu, thành phần máu tối đa bằng số lượng máu, thành phần máu đã hiến ghi trong Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.
Trường hợp người bệnh tham gia bảo hiểm y tế, cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thanh toán khoản kinh phí này cho cơ sở y tế công lập; trường hợp người bệnh chưa tham gia bảo hiểm y tế thì ngân sách nhà nước cấp cho các cơ sở y tế công lập khoản chi này theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện không còn giá trị để được truyền máu miễn phí khi người hiến máu đã được truyền máu miễn phí bằng đúng số máu đã hiến (do cơ sở y tế xác nhận trên Giấy chứng nhận) hoặc Giấy chứng nhận bị rách nát, tẩy xóa.
4. Người hiến máu có được hoàn lại khi cần?
Như đã đề cập tạ phần 2, khi người hiến máu tình nguyện trong trường hợp khẩn cấp và cần được bổ sung máu thì người đã hiến máu và nhận được giấy chứng nhận sẽ được hoàn lại máu tương đương số máu đã hiến.
Tuy nhiên, giấy chứng nhận hiến máu phải không được tẩy xóa và chưa được sử dụng.
5. Tại sao chúng ta cần hiến máu?
Hiến máu có thể cứu người, bên cạnh đó hiến máu cũng có nhiều lợi ích cho người hiến tặng. Dưới đây là những lý do hàng đầu khiến chúng ta cần hiến máu.
Trước hết hiến máu cải thiện sức khỏe, phòng chống bệnh tật như: Cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh gan và ung thư, giúp giảm cân (bạn có thể loại bỏ 650-700 Kcal chỉ thông qua 1 lần hiến máu, do đó hiến máu có thể giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể của bạn)...ngoài ra còn chống lão hóa vì số hồng cầu già, cũ sẽ được cơ thể sản sinh thay mới bằng lượng hồng cầu mới, khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra hiến máu còn mang đến sự hài lòng, vui vẻ về tinh thần khi giúp đỡ người khác, bởi mỗi lần hiến máu, số lượng máu bạn hiến sẽ được chia nhỏ từng phần và có thể dùng cho đến 3 hay 4 bệnh nhân với các mục đích khác nhau.
6. Giấy chứng nhận hiến máu có thời hạn bao lâu?
Khi hiến máu bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đã tham gia hiến máu tình nguyện để ghi nhận sự đóng góp của bạn và có ý nghĩa trong các đợt tôn vinh ở các cấp cũng như để trong suốt cuộc đời nếu bạn cần nhận máu sẽ được bồi hoàn đủ lượng máu bạn đã hiến.
Vì vậy giấy chứng nhận hiến máu có thời hạn suốt đời miễn là không bị tẩy xóa và chưa được sử dụng.
7. Những trường hợp không được hiến máu?
Những trường hợp không được hiến máu bao gồm:
- Không đủ tuổi (tuổi được hiến máu phải từ 18 - 60 tuổi), thiếu cân nặng.
- Không đủ sức khỏe, huyết áp cao hoặc thấp.
- Người nghiện rượu, tiêm chích ma túy.
- Người có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm.
- Người phụ nữ đang mang thai, có kinh, điều hòa kinh nguyệt, đang trong giai đoạn cho con bú không được hiến máu.
- Người đã hoặc đang sử dụng thuốc Etretinate;
- Người tàn tật.
Ngoài ra, những trường hợp sau đây không được hiến máu:
- Không được hiến máu trong 12 tháng đối với những người sau: Người được phẫu thuật; Người mắc sốt rét và đang điều trị bệnh sốt rét; Người tiêm vắcxin phòng và điều trị bệnh dại; Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; Người được truyền máu và sản phẩm máu, được miễn dịch bằng các chế phẩm điều chế từ máu; Người đến từ các vùng, quốc gia có dịch bệnh có thể lây truyền qua đường máu.
- Không được hiến máu trong 6 tháng đối với những người hiến máu, kể từ khi: Xăm trổ trên da, bấm dái tai, bấm mũi, rốn hoặc các vị trí khác của cơ thể; Phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể từ người có nguy cơ hoặc đã nhiễm các bệnh truyền qua đường máu; Đã có quan hệ tình dục không an toàn với người tiêm chích ma túy, với người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và đường máu, với người có quan hệ tình dục đồng giới.
- Không được hiến máu trong 03 tháng đối với những người tiêm vắcxin phòng các bệnh.
- Không được hiến máu trong 07 ngày đối với những người sử dụng Aspirin hoặc trong thành phần thuốc có Aspirin, riêng đối với hiến máu bằng gạn tách tiểu cầu thì những trường hợp này phải tạm hõan trong 10 ngày kể từ khi ngừng thuốc.
Các trường hợp khác:
- Người có vùng da dự định lấy máu tĩnh mạch bị tổn thương, xây xát, nhiễm trùng: Không được hiến máu khi chưa điều trị khỏi các tổn thương đó
- Người sử dụng các thuốc hoặc trong thành phần thuốc có hhoạt chất nguy cơ gây đột biến di truyền.
Những trường hợp không được hiến máu rất nhiều. Do đó nếu muốn đi hiến máu, các bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin và chắc chắn rằng mình không thuộc những trường hợp không được hiến máu để tránh mất thời gian.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về việc Giấy chứng nhận hiến máu có dùng được cho người thân? Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn như:
- Chia sẻ:Trần Xuân Huy
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27