Nhiệm vụ của Phó Bí thư chi bộ

Phó Bí thư chi bộ là một chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị. Vậy Phó Bí thư chi bộ cho chức năng, nhiệm vụ gì, Hoatieu.vn mời các bạn cùng tìm hiểu tại bài viết sau.

1. Phó Bí thư chi bộ là gì?

Phó Bí thư chi bộ là một chức vụ trong Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, có vai trò hỗ trợ và cùng Bí thư chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của chi bộ.

2. Nhiệm vụ của Phó Bí thư chi bộ

Nhiệm vụ của Phó Bí thư chi bộ được quy định tại Khoản 3 Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV như sau:

  • Giúp Bí thư đảng bộ chuẩn bị nội dung các cuộc họp và dự thảo nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về các mặt công táccủa Đảng bộ.
  • Tổ chức việc thông tin tình hình và chủ trương củaBan chấp hành, Ban thường vụ cho các Uỷ viên Ban chấp hành và tổ chức đảng trực thuộc.
  • Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ cấp trên, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.

Nhiệm vụ của Phó Bí thư chi bộ

Cụ thể hơn, Phó Bí thư chi bộ thay mặt Bí thư chi bộ thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động của Đảng và các hoạt động khác của chi bộ như sau:

- Phụ trách công tác kiểm tra, công tác giám sát, công tác kỷ luật Đảng viên, công tác đối với các đoàn thể, công tác tuyên truyền giáo dục cho Đảng viên và quần chúng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi người Phó Bí thư chi bộ phải có tư tưởng vững vàng, kiên định đi theo đường lối của Đảng. Phải nắm chắc tất cả các văn bản, nghị quyết của Đảng và nhà nước, các quy định điều lệ Đảng, nhiệm vụ của người Đảng viên, am hiểu và có kiến thức ở tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội.

- Thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động của chi bộ, đôn đốc các đảng viên tự xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức kiểm tra theo định kỳ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này người Phó Bí thư chi bộ cần phải đạt được kỹ năng về lập kế hoạch, kỹ năng đánh giá.

- Thực hiện chủ trì các cuộc họp với chi bộ, họp thay khi Bí thư chi bộ vắng mặt. Hoặc khi Bí thư chi bộ ủy quyền. Đồng thời phải chịu trách nhiệm với chi bộ trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện soạn thảo văn bản, lập báo cáo về các chương trình được phụ trách. Chịu trách nhiệm về các văn bản và báo cáo đó. Để thực hiện được nhiệm vụ này đòi hỏi phải có kỹ năng về tin học, công nghệ thông tin, kỹ năng soạn văn bản, kỹ năng lập báo cáo.

Để hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của Phó Bí thư chi bộ, phải có chuyên môn năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Có sự uy tín trong cộng đồng và là tấm gương sáng mẫu mực cho các đảng viên và quần chúng noi theo.

3. Vai trò của Phó Bí thư chi bộ

Phó Bí thư chi bộ cũng là một vị trí quan trọng trong tổ chức Đảng, đóng vai trò hỗ trợ Bí thư chi bộ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ của chi bộ.

Phó Bí thư chi bộ sẽ hỗ trợ Bí thư chi bộ, cùng với Bí thư xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động của chi bộ, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được phân công của chi bộ. Tùy theo sự phân công, Phó Bí thư có thể phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác chuyên môn như tổ chức, tư tưởng, kiểm tra, giám sát,... và hướng dẫn, chỉ đạo cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, nâng cao năng lực chuyên môn.

Phó Bí thư chi bộ góp phần xây dựng một Chi bộ đoàn kết, tạo dựng mối quan hệ đoàn kết đoàn kết nội bộ, giúp giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, xung đột nội bộ. Mỗi đồng chí Phó Bí thư chi bộ là tấm gương sáng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân noi theo, là một người có tinh thần trách nhiệm và luôn sẵn sàng phục vụ nhân dân.

4. Tiêu chuẩn Phó Bí thư chi bộ

  • Tiêu chuẩn chung

Phó Bí thư chi bộ phải đáp ứng các điều kiện chung được quy định tại Điều 3 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV như sau:

1. Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương.

2. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tuỵ với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức kỷ luật trong công tác.

Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

3. Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lỗi của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

  • Tiêu chuẩn riêng

Ngoài ra để trở thành Phó Bí thư chi bộ còn cần đáp ứng thêm các tiêu chuẩn cụ thể tại Khoản 4 Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV gồm:

+ Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.

+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.

+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trịtrở lên.

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. ở khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế.

5. Chức danh Phó Bí thư chi bộ được bầu khi nào?

Đối với những chi bộ có ít Đảng viên. Cụ thể là dưới 9 Đảng viên thì không nhất thiết phải bầu Phó Bí thư chi bộ. Tùy theo nhu cầu của chi bộ có thể bầu hoặc không. Còn đối với những chi bộ có từ 9 Đảng viên trở lên thì bắt buộc phải bầu chức danh này. Chính vì vậy chúng ta thường thấy ở một số tổ chức Đảng không có chức danh Phó Bí thư chi bộ.

Chức danh này thường do các đồng chí Chi ủy viên hoặc các đồng chí Đảng viên của chi bộ thực hiện. Và được bầu cử tại Đại hội cơ sở. Nếu chi bộ tiến hành bầu cử lần 1 nhưng không đồng chí nào đủ số phiếu để đảm nhận chức danh này. Thì có thể tiến hành bầu lần 2 và lần 3. Khi bầu đến lần thứ 3 vẫn không thành công thì cấp ủy cấp trên sẽ chỉ định một đồng chí đảm nhiệm chức danh này.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 7.547
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi