Sinh viên ăn trộm nhà trường xử lý thế nào?

Sinh viên ăn trộm nhà trường xử lý thế nào? Xử lý sinh viên vi phạm nội quy nhà trường ra sao? Trộm cắp là tệ nạn xảy ra khá phổ biến, thường xuyên tại các trường học. Hành vi trộm cắp tài sản này bị xử phạt thế nào?

1. Sinh viên ăn trộm nhà trường xử lý thế nào?

Sinh viên ăn trộm nhà trường xử lý thế nào?

Theo quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT, sinh viên ăn trộm thì tùy theo mức độ xử lý từ cảnh cáo đến buộc thôi học. Nếu nghiêm trọng, giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

=> Việc xử lý sinh viên ăn trộm tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.

2. Sinh viên ăn trộm bị phạt thế nào?

Sinh viên ăn trộm nhà trường xử lý thế nào? 

2.1 Sinh viên ăn trộm bị phạt hành chính

Hành vi trộm cắp của sinh viên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

2.2 Sinh viên ăn trộm bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Sinh viên ăn trộm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 173 Bộ luật Hình sự 2015:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

=> Nếu hành vi trộm cắp của sinh viên thỏa mãn các định lượng mà BLHS nêu trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Xử lý học sinh vi phạm nội quy nhà trường

3.1 Xử lý sinh viên vi phạm nội quy nhà trường

Việc xử lý sinh viên vi phạm nội quy nhà trường được quy định tại Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT:

  • Khiển trách:

Áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;

  • Cảnh cáo:

Áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;

  • Đình chỉ học tập có thời hạn:

Áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc đình chỉ theo thời gian sinh viên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

  • Buộc thôi học:

Áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến cơ sở giáo dục đại học và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.

  • Hình thức kỷ luật của sinh viên từ cảnh cáo trở lên phải được lưu vào hồ sơ quản lý sinh viên và thông báo cho gia đình sinh viên.
  • Trường hợp sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học, cơ sở giáo dục đại học phải gửi thông báo cho địa phương và gia đình sinh viên biết để phối hợp quản lý, giáo dục.

Những vi phạm cụ thể được trích dẫn đầy đủ tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

3.2 Xử lý học sinh vi phạm nội quy nhà trường

Để tìm hiểu thêm quy trình xử lý học sinh vi phạm nội quy nhà trường, mời các bạn tham khảo bài viết: Quy trình xử lý học sinh vi phạm nội quy

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Sinh viên ăn trộm nhà trường xử lý thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 395
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm