Trồng cần sa bị xử lý như thế nào 2024?

Trồng cần sa bị xử lý như thế nào? Người trồng cây cần sa bị xử lý thế nào? Cần sa là một loại ma túy có hại cho sức khỏe của con người, do đó việc trồng, buôn bán,... loại cây này phải chịu sự quy định nghiêm ngặt của pháp luật.

1. Trồng cần sa bị xử lý như thế nào?

1.1 Trồng cần sa bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Trồng cần sa trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 247 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS)

Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác do Chính phủ quy định có chứa chất ma túy

1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Như vậy, trồng cần sa bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ các định lượng được điều 247 nêu trên. Không đủ các định lượng trên thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị xử phạt hành chính

Trồng cần sa bị xử lý như thế nào?

1.2 Trồng cần sa bị xử phạt hành chính

Như đã phân tích tại mục 1.1, nếu số lượng cần sa, hành vi của người trồng cần sa không thỏa mãn quy định tại khoản 1 điều 247 nêu trên thì sẽ bị xử phạt hành chính thay vì truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 3 điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy

.......

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy.

2. Người trồng cây cần sa bị xử lý thế nào?

Người trồng cần sa nếu từ đủ 16 tuổi trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ các định lượng quy định tại mục 1 bài này.

Nếu không đủ các định lượng đó thì bị xử phạt hành chính

Tuy nhiên đối với những đối tượng là người dưới 18 tuổi, khi áp dụng các hình thức xử phạt cần lưu ý các điều sau:

- Khi truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi trồng cần sa trái phép cần tuân thủ nguyên tắc tại điều 91 BLHS 2015, trong đó có một số quy tắc sau:

  • Miễn trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp
  • Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
  • Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
  • Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
  • Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
  • Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

- Khi xử phạt hành chính người dưới 18 tuổi trồng cần sa trái phép:

  • Độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi:

Nếu người chưa thành niên trong độ tuổi này khi vi phạm hành chính do lỗi cố ý thì sẽ bị xử lý như sau:

+ Không áp dụng hình thức phạt tiền, chỉ áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo và/hoặc tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính;

+ Có thể áp dụng biện pháp nhắc nhở thay thế cho hình thức xử phạt cảnh cáo khi họ tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

  • Độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi:

Bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính, nhưng quy định cụ thể như sau:

+ Nếu hành vi vi phạm đó quy định bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.

+ Có thể áp dụng biện pháp nhắc nhở khi hành vi vi phạm hành chính quy định bị phạt cảnh cáo và người chưa thành niên tự nguyện khai báo, thừa nhận về hành vi vi phạm, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

3. Trồng bao nhiều cây cần sa trở lên thì bị xử lý hình sự?

Nếu chưa bị xử phạt hành chính mà chưa được xóa án tích hoặc đã được giáo dục 02 lần thì trồng từ 500 cây cần sa sẽ bị xử lý hình sự

Nếu đã bị xử phạt hành chính mà chưa được xóa án tích hoặc đã được giáo dục 02 lần thì từ lần sau chỉ trồng 1 cây cần sa cũng sẽ bị xử lý hình sự

4. Trồng 1 cây cần sa có bị đi tù?

Trồng 1 cây cần sa sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người đó đã bị xử phạt hành chính mà chưa được xóa án tích hoặc đã được giáo dục 02 lần

5. Giữ hạt và trồng cây cần sa có bị phạt tù?

Tùy theo mức độ, định lượng của cây cần sa người đó trồng mà người đó có thể bị khởi tố tội tàng trữ cần sa theo quy định tại điều 249 BLHS 2015 mà Hoatieu.vn trích dẫn ở trên nếu việc tàng trữ không nhằm mục đích để bán trái phép cho người khác. Nếu việc tàng trữ này có mục đích để bán cho người khác thì sẽ bị khởi tố tội mua bán trái phép chất ma túy tại điều 251 BLHS 2015.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Trồng cần sa bị xử lý như thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 1.043
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm