Quy trình kiện toàn Bí thư chi bộ mới 2024

Quy trình kiện toàn Bí thư chi bộ mới 2024 là một quá trình quan trọng trong tổ chức Đảng, nhằm đảm bảo sự lãnh đạo vững mạnh, liên tục và hiệu quả của chi bộ. Khi Bí thư chi bộ cũ nghỉ thì kiện toàn Bí thư chi bộ mới như thế nào, Hoatieu.vn mời các bạn cùng tham khảo chi tiết cụ thể tại bài viết sau:

Bí thư chi bộ mới được chỉ định trong trường hợp nào?

1. Bí thư chi bộ là gì?

Bí thư chi bộ được hiểu là người đại diện, đứng đầu cho Chi bộ Đảng, có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của Chi bộ và các đảng viên dựa trên các quy định của Điều lệ Đảng.

2. Quy trình kiện toàn Bí thư chi bộ mới

Khi Bí thư chi bộ cũ nghỉ hoặc chuyển công tác thì thực hiện việc bầu bổ sung Bí thư chi bộ mới thế nào?

Việc kiện toàn Bí thư chi bộ mới phải thực hiện theo quy trình tại Quy định số 29-QĐ/TW: Việc bổ sung cấp ủy viên, ủy viên thường vụ, bí thư, phó bí thư là đảng viên trong đảng bộ, chi bộ, nói chung thực hiện theo quy trình: chỉ định vào ban chấp hành đảng bộ; ban chấp hành đảng bộ bầu vào các chức danh cần thiết.

Trong trường hợp trên, chi ủy cần hội ý dự kiến nhân sự cụ thể, sau đó tổ chức hội nghị chi bộ để lấy phiếu giới thiệu, chi bộ làm văn bản báo cáo cấp ủy cấp trên; cấp ủy cấp trên xem xét, chỉ định bổ sung Bí thư chi bộ mới.

Hoatieu.vn gửi đến các bạn tham khảo quy trình kiện toàn Bí thư chi bộ mới như sau:

Bước 1: Căn cứ Đề án bổ sung cấp ủy đã được BCH đảng bộ thông qua và quy hoạch cấp ủy đã được duyệt, thường trực đảng ủy trực thuộc hội ý về danh sách nhân sự bổ sung giữ chức Bí thư; quyết định triệu tập hội nghị BTV để lấy phiếu giới thiệu nhân sự bổ sung vào BTV, giữ chức Bí thư.

Bước 2: Trình, xin ý kiến Đảng ủy về việc kiện toàn các chức danh, kèm theo hồ sơ nhân sự dự kiến Bí thư

Bước 3: Ban Tổ chức đảng ủy thẩm định nhân sự; tham mưu văn bản xin ý kiến các cơ quan chức năng có liên quan (nếu thấy cần thiết); sau đó trình cấp có thẩm quyền cho ý kiến.

Bước 4: Sau khi có văn bản của cấp có thẩm quyền đồng ý về nhân sự bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy, Đảng ủy trực thuộc tổ chức hội nghị BCH bầu bổ sung nhân sự vào các chức vụ trên và gửi hồ sơ về Đảng ủy Tổng công ty để chuẩn y bổ sung nhân sự.

Ví dụ: Chi bộ A còn 4 tháng nữa hết nhiệm kỳ thì đồng chí Bí thư chi bộ chuyển công tác sang đơn vị khác. Chi bộ quyết định bầu bổ sung Bí thư chi bộ vào cuộc họp định kỳ. Cách làm của chi bộ A có đúng hay không?

=> Giải đáp:

Theo Khoản 3, Điều 24, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ:

“Đại hội chi bộ do chi ủy triệu tập năm năm hai lần; nơi chưa có chi ủy thì do Bí thư chi bộ triệu tập. Khi được đảng ủy cơ sở đồng ý có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn những không quá sáu tháng”.

Khoản 2, Điều 13, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam cũng quy định:

“Việc bổ sung cấp ủy viên thiếu do cấp ủy đề nghị, cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định...”.

→ Trong trường hợp Bí thư chi bộ chuyển công tác sang đơn vị khác (đi nơi khác), việc bầu bổ sung Bí thư chi bộ để kiện toàn chi ủy là điều cần thiết. Chi bộ A có thể thực hiện theo 2 cách sau:

+ Tiến hành đại hội chi bộ sớm hơn (4 tháng) để kiện toàn cấp ủy (Nếu được cấp ủy cấp trên đồng ý).

+ Chi ủy đề nghị cấp ủy cấp trên chỉ định Bí thư chi bộ để điều hành công việc của chi bộ.

Nhìn chung, việc kiện toàn Bí thư chi bộ phải báo cáo cấp trên và có sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên theo đúng quy định của Điều lệ Đảng.

Quy trình trên cũng áp dụng cho việc kiện toàn, bầu bổ sung chức danh Phó Bí thư chi bộ.

3. Tiêu chuẩn của Bí thư chi bộ theo quy định

Để được chỉ định, Bí thư chi bộ phải thỏa mãn các tiêu chí gì?

  • Tiêu chuẩn chung

Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV, tiêu chuẩn chung để được bầu làm Bí thư chi bộ như sau:

- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương.

- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tụy với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức kỷ luật trong công tác.

Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

  • Tiêu chuẩn cụ thể

Ngoài những tiêu chuẩn chung, Bí thư chi bộ phải đáp ứng được thêm các điều kiện theo quy định tại Khoản 4, Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV:

- Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.

- Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trịtrở lên.

- Chuyên môn, nghiệp vụ: Ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. ở khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế.

4. Mẫu tờ trình đề nghị kiện toàn Bí thư chi bộ

Mời bạn cùng tham khảo và sử dụng mẫu Tờ trình kiện toàn Bí thư chi bộ được Hoatieu.vn tổng hợp tại đây. Các bạn có thể chỉnh sửa mẫu tờ trình trực tiếp trên trang để phù hợp với hoàn cảnh của bản thân:

ĐẢNG BỘ ............
ĐẢNG UỶ .............

Số:........

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

............, ngày ..... tháng ...... năm............

TỜ TRÌNH

Về việc bổ sung cấp ủy và chỉ định chức vụ ... (Bí thư hoặc Phó Bí thư) Chi bộ

Nhiệm kỳ 20…. – 20….

Kính gửi:- Ban thường vụ huyện uỷ.....................
- Ban thường vụ Huyện Đoàn ......................

Căn cứ vào nguồn bổ sung quy hoạch cán bộ chủ chốt năm ........ của BCH Đảng bộ ............

Căn cứ................................................

Ngày ....tháng ........ năm ......... Đảng uỷ.........tổ chức hội nghị BCH Đảng bộ về giới thiệu nhân sự chức danh..................

Hội nghị thảo luận và thống nhất như sau:

Đồng chí: ........................:

Chức vụ:..................................được phân công giữ chức vụ......................

Nay theo yêu cầu và nhiệm vụ mới để đảm bảo tính kế thừa lâu dài, trẻ hoá cán bộ và công tác thanh niên. BCH Đảng bộ ...........thống nhất giới thiệu nguồn nhân sự ................... như sau.

Đồng chí:............................. - Sinh ngày..................

Trình độ văn hoá ..................

Ngày vào Đảng ......................

Đã hoàn thành Nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.

Chức vụ hiện nay là ............................

BCH Đảng bộ xin đề nghị BTV Huyện uỷ, BTV huyện Đoàn .............. phê duyệt nguồn nhân sự chức danh Bí thư Đoàn .............nhiệm kỳ ............... để tạo điều kiện cho phong trào Đoàn......... hoạt động có hiệu quả.

Nơi nhận:TM. BCH ĐẢNG BỘ
BÍ THƯ- BTV Huyện Đoàn;

- BTV Huyện uỷ (B/c);
- Lưu VP ...........

(Ký và ghi rõ họ tên)

5. Mẫu quyết định kiện toàn Bí thư chi bộ, Phó Bí thư chi bộ

Quyết định kiện toàn Bí thư chi bộ, phó Bí thư chi bộ là văn bản hành chính do người đứng đầu cấp ủy cấp trên ký quyết định nhằm chỉ định chức danh Bí thư chi bộ, phó Bí thư chi bộ cấp ủy cấp dưới (chi bộ), hướng tới bổ sung nhân sự cho chi bộ. Quyết định này dựa trên kết quả bầu bổ sung cấp ủy chi bộ đã thực hiện trước đó. Cụ thể:

Mẫu quyết định về việc chuẩn y bổ sung nhân sự cấp ủy chi bộ

ĐẢNG BỘ KHỐI....................
ĐẢNG ỦY......................

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Số:..............................., ngày... tháng... năm...

QUYẾT ĐỊNH

Về việc chuẩn y bổ sung nhân sự cấp ủy chi bộ

- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Căn cứ Kế hoạch số..................... ngày................ của Ban Thường vụ Đảng ủy ........................ về việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức các chi bộ trực thuộc và kiện toàn nhân sự chi ủy trực thuộc nhiệm kỳ 20... - 20...

- Căn cứ tờ trình ngày...................... của Chi ủy chi bộ.............................;

- Xét phẩm chất và năng lực cán bộ đảng viên.

BAN CHẤP HÀNH QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Chuẩn y bổ sung nhân sự Chi ủy chi bộ................ nhiệm kỳ.................. gồm các đồng chí có tên sau:

- Đồng chí:................................... giữ chức vụ Bí thư;

- Đồng chí:................................... giữ chức vụ Phó Bí thư;

- Đồng chí:................................... giữ chức vụ Chi ủy viên.

Điều 2. Văn phòng Đảng ủy..........................., Chi bộ..................... và các đồng chí có tên ở Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký.

Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Các chi bộ trực thuộc;
- Lưu VPĐU.

TM. BAN CHẤP HÀNH
BÍ THƯ / PHÓ BÍ THƯ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu quyết định về việc chỉ định cấp ủy chi bộ

ĐẢNG BỘ KHỐI....................

ĐẢNG ỦY......................

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Số:..............................., ngày... tháng... năm...

- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Căn cứ Quyết định số..................... ngày................ của Ban Thường vụ Đảng ủy......................... về việc chuẩn y Ban Chấp hành Đảng bộ...................... nhiệm kỳ 20... - 20...

- Căn cứ kết luận họp Đảng ủy ngày.............................;

BAN CHẤP HÀNH QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Chỉ định đồng chí .................................... giữ chức vụ Bí thư chi bộ và đồng chí .................................... giữ chức vụ Phó Bí thư chi bộ .............................. nhiệm kỳ ............-.............

Điều 2. Văn phòng Đảng ủy và các đồng chí có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:
- Đảng ủy........(để báo cáo);
- Phòng............
- Như Điều 2 (thực hiện);
- Lưu VP.

TM. ĐẢNG ỦY
BÍ THƯ / PHÓ BÍ THƯ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu quyết định chỉ định Bí thư chi bộ

Quyết định chỉ định Bí thư chi bộ được ban hành để chỉ định trực tiếp đồng chí đảm nhận chức danh Bí thư chi bộ đã được thống nhất trước đó. Mời bạn sử dụng mẫu quyết định tại đây:

ĐẢNG BỘ .....................
ĐẢNG UỶ .................
*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Số .......... - QĐ/......................., ngày .... tháng .... năm 20.....

QUYẾT ĐỊNH
Về việc chỉ định giữ chức Bí thư chi bộ .....................,
nhiệm kỳ 20..... - 20.....
-----

- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng;

- Căn cứ Quy định số ............. ngày ...../..../......... của ......................... về .......................;

- Xét đề nghị của ................................. tại Tờ trình số ....../.......... ngày ...../..../.........;

BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY
QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phân công, chỉ định đồng chí ........................ - ......................... giữ chức danh Bí thư chi bộ ..........................., nhiệm kỳ 20.....-20.....

Điều 2. Văn phòng ....................... và đồng chí .......................... căn cứ quyết định thi hành. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./

Nơi nhận:
- TT Đảng ủy........(để báo cáo);
- TT HĐND-UBND ..................;
- Như Điều 2;
- Lưu VP Đảng ủy.

TM. BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ / PHÓ BÍ THƯ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

6. Quy trình bầu bổ sung Bí thư chi bộ

Quy trình kiện toàn Bí thư chi bộ

Tùy thuộc vào Đảng bộ khối cơ quan hoặc doanh nghiệp cụ thể, quy trình bầu bổ sung Bí thư chi bộ hay quy trình bổ sung phó bí thư chi bộ có thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trình tự bổ sung, kiện toàn bộ máy cấp ủy sẽ được thực hiện cơ bản như sau:

Khi cần bổ sung cấp ủy viên còn thiếu so với số lượng đại hội quyết định, các đảng ủy, chi ủy trực thuộc căn cứ vào nhu cầu công tác, tiêu chuẩn cán bộ, thảo luận, thống nhất và làm văn bản báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy TTXVN để xin chủ trương bổ sung và ý kiến chỉ đạo.

Quy trình thực hiện bổ sung:

1. Đối với đảng bộ cơ sở:

1.1. Bổ sung ủy viên ban chấp hành:

- Sau khi có văn bản đồng ý về chủ trương của Ban Thường vụ Đảng ủy TTXVN, đảng ủy cơ sở tổ chức hội nghị lấy phiếu giới thiệu nhân sự cần bổ sung vào chức danh ủy viên ban chấp hành (giới thiệu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín). Thành phần triệu tập: Các đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ.

- Khi có kết quả tín nhiệm trên 50% thì đảng ủy cơ sở làm hồ sơ đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy TTXVN ra quyết định chỉ định bổ sung ủy viên ban chấp hành, hồ sơ gồm có:

  • Tờ trình đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành.
  • Biên bản hội nghị lấy phiếu giới thiệu.
  • Sơ lược lý lịch.

1.2. Bổ sung ủy viên ban thường vụ, bí thư, phó bí thư:

- Sau khi có văn bản đồng ý về chủ trương của Ban Thường vụ Đảng ủy TTXVN, đảng ủy cơ sở tổ chức hội nghị bầu bổ sung ủy viên ban thường vụ, bí thư, phó bí thư (trong số ủy viên ban thường vụ, theo đúng quy định của Điều lệ Đảng và các hướng dẫn của Trung ương). Thành phần triệu tập: Các đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ.

- Khi có kết quả bầu, đảng ủy cơ sở làm hồ sơ đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy TTXVN ra quyết định chuẩn y bổ sung, hồ sơ gồm có:

  • Tờ trình đề nghị chuẩn y.
  • Biên bản kiểm phiếu.
  • Sơ lược lý lịch.

2. Đối với chi bộ trực thuộc:

2.1. Bổ sung chi ủy viên:

- Sau khi có văn bản đồng ý về chủ trương của cấp ủy cấp trên trực tiếp, chi ủy tổ chức hội nghị lấy phiếu giới thiệu nhân sự cần bổ sung vào chức danh chi ủy viên (giới thiệu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín). Thành phần triệu tập: Toàn thể đảng viên trong chi bộ.

- Khi có kết quả tín nhiệm trên 50% thì chi ủy làm hồ sơ đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp ra quyết định chỉ định bổ sung chi ủy viên, hồ sơ gồm có:

  • Tờ trình đề nghị bổ sung chi ủy viên.
  • Biên bản hội nghị lấy phiếu giới thiệu.
  • Sơ lược lý lịch.

2.2. Bổ sung bí thư, phó bí thư:

- Sau khi có văn bản đồng ý về chủ trương của cấp ủy cấp trên trực tiếp, chi ủy tổ chức hội nghị chi bộ để bầu các chức danh bí thư, phó bí thư theo đúng quy định của Điều lệ Đảng và các hướng dẫn của Trung ương. Thành phần triệu tập: Toàn thể đảng viên trong chi bộ.

- Khi có kết quả bầu, chi ủy làm hồ sơ đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp ra quyết định chuẩn y bổ sung, hồ sơ gồm có:

  • Tờ trình đề nghị chuẩn y.
  • Biên bản kiểm phiếu.
  • Sơ lược lý lịch.

3. Trường hợp bổ sung ủy viên thường vụ, bí thư, phó bí thư đối với các đồng chí không là cấp ủy đương nhiệm thì thực hiện theo quy trình: Chỉ định vào cấp ủy, sau đó cấp ủy cơ sở tiếp tục bầu vào các chức danh.

7. Nhiệm vụ của Bí thư chi bộ

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV quy định Bí thư chi bộ cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết vàchỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình; nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ.

- Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ vàchỉ đạo việc chuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó.

- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,chỉ đạo hoạt động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn.

- Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thườngvụ Đảng uỷ.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc Quy trình kiện toàn Bí thư chi bộ mới. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
15 15.008
0 Bình luận
Sắp xếp theo