Vai trò của Bí thư chi bộ

Vai trò của Bí thư chi bộ. Bí thư chi bộ có vai trò như thế nào trong công tác xây dựng đảng và các nhiệm vụ chính trị, kinh tế khác? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết được Hoatieu.vn tổng hợp tại đây.

1. Bí thư chi bộ là gì?

Bí thư chi bộ là người đại diện, đứng đầu của một Chi bộ Đảng, có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Chi bộ.

Chi bộ là đơn vị tổ chức cơ sở nhỏ nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, thường được thành lập trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, hoặc tại các cộng đồng dân cư.

2. Vai trò của Bí thư chi bộ

Vai trò của bí thư chi bộ

Chi bộ có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống tổ chức Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, Bí thư chi bộ là người đứng đầu, người đại diện cho chi ủy, chi bộ và là người có trách nhiệm tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ chính trị của đơn vị theo quy định của Điều lệ Đảng.

Bí thư chi bộ có mối liên hệ chặt chẽ với Đảng ủy cơ sở, có trách nhiệm thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi ủy; thay mặt Chi ủy giải quyết các vấn đề liên quan đến Chi bộ; có trách nhiệm tổ chức sinh hoạt định kỳ tại chi bộ theo đúng quy định.

Bí thư chi bộ có vai trò hết sức quan trọng, cần thiết, không thể thay thế trong hệ thống tổ chức Đảng. Mỗi đồng chí Bí thư chi bộ là tấm gương sáng để các đảng viên trong cơ sở noi theo, là người thu phục quần chúng, tập hợp quần chúng đi theo và tự giác thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng.

3. Nhiệm vụ của Bí thư chi bộ

Những nhiệm vụ của Bí thư chi bộ được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV như sau:

  • Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết vàchỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình; nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ.
  • Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ vàchỉ đạo việc chuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó.
  • Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,chỉ đạo hoạt động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn.
  • Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thườngvụ Đảng uỷ.

4. Tiêu chuẩn của Bí thư chi bộ

Để trở thành Bí thư chi bộ đòi hỏi cần đáp ứng nhiều yêu cầu, bên cạnh những tiêu chuẩn chung nhất định thì tùy thuộc vào đặc thù của từng ngành, từng địa phương, có thể có những yêu cầu bổ sung về trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác hoặc các tiêu chí khác. Những tiêu chuẩn để có thể trở thành Bí thư chi bộ được quy định cụ thể trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và các văn bản hướng dẫn của Đảng.

  • Tiêu chuẩn chung

Bí thư chi bộ phải đáp ứng các điều kiện chung được quy định tại Điều 3 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV như sau:

1. Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương.

2. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tuỵ với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức kỷ luật trong công tác.

Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

3. Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lỗi của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

  • Tiêu chuẩn riêng

Bên cạnh đó, để trở thành Bí thư chi bộ còn cần đáp ứng thêm các tiêu chuẩn cụ thể tại Khoản 4 Điều 5 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV gồm như sau:

  • Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
  • Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.
  • Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trịtrở lên.
  • Chuyên môn, nghiệp vụ: Ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. ở khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế.

5. Nâng cao vai trò của Bí thư chi bộ

Để phát huy hơn nữa vai trò của Bí thư chi bộ trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, trong thời gian tới đội ngũ Bí thư chi bộ cần quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Thực hiện tốt nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, chú trọng công tác kiểm tra giám sát, kịp thời phát hiện, khắc phục những khuyết điểm, tồn tại, hạn chế.

2. Nghiên cứu kỹ các văn bản của cấp trên, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; thực hiện đúng quy chế và Điều lệ Đảng; nhạy bén phát hiện vấn đề, nắm bắt dư luận xã hội, nắm bắt tình hình và dự báo chiều hướng phát triển về tư tưởng của cán bộ, đảng viên, nhất là những trường hợp cá biệt, đang có vướng mắc trong nhận thức tư tưởng.

3. Nêu cao vai trò, trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện nghị quyết và các công việc của chi bộ, gương mẫu chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để cán bộ, đảng viên và nhân dân noi theo, cùng tập thể xây dựng chi bộ, chi ủy trong sạch, vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

4. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc để các mặt hoạt động của chi bộ được triển khai đồng bộ; Hướng dẫn cho đảng viên trong chi bộ nghiên cứu, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của cấp trên, từ đó vận dụng vào điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị.

5. Nghiêm túc thực hiện sinh hoạt chi bộ định kỳ hàng tháng; đổi mới phương thức và nội dung sinh hoạt chi bộ theo hướng lựa chọn một số vấn đề tổ chức sinh hoạt chuyên đề, như: bàn giải pháp chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, công tác an ninh, trật tự thôn, xóm; nâng cao chất lượng làng văn hóa; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn...

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc Vai trò của Bí thư chi bộ. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
3 721
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm