Điều kiện kết nạp vào Hội cựu chiến binh năm 2024
Điều kiện kết nạp vào Hội cựu chiến binh năm 2024. Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức xã hội - chính trị của các cựu chiến binh từng tham gia lực lượng vũ trang và bán vũ trang đấu chống ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng đất nước. Được đứng trọng hàng ngũ của Hội cựu chiến binh là sự công nhận, niềm tự hào lớn lao với các cựu binh về hưu. Vậy Điều kiện kết nạp vào Hội cựu chiến binh như thế nào? Cần giấy tờ gì để được kết nạp hội cựu chiến binh Việt Nam? Trong bài viết này, Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn.
Thủ tục kết nạp hội viên cựu chiến binh
1. Cựu chiến binh là ai?
Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ.
Cựu chiến binh được hiểu là thành viên của Hội Cựu chiến binh, là những người đã cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ hòa bình, bảo vệ tổ quốc. Do đó, nhà nước có những chính sách quan tâm đặc biệt tới đối tượng này. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trở thành cựu chiến binh. Muốn tham gia tổ chức này phải đáp ứng những yêu cầu theo quy định của pháp luật. Tiêu chuẩn, đối tượng và thủ tục xét tuyển vào Hội Cựu chiến binh theo pháp luật hiện hành sẽ được HoaTieu. vn giới thiệu đến bạn đọc qua phần nội dung dưới đây.
2. Tiêu chuẩn vào hội cựu chiến binh
Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 157/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 150/2006/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Cựu chiến binh quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh cựu chiến binh:
“6. Những đối tượng quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và được cụ thể tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 2 của Nghị định này không được công nhận là Cựu chiến binh trong các trường hợp sau:
a) Người đầu hàng địch; phản bội; người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; công nhân viên quốc phòng bị kỷ luật buộc thôi việc;
b) Người bị kết án tù mà chưa được xoá án tích”
Bởi Hội cựu chiến binh là một tổ chức chính trị - xã hội. Do đó, nếu muốn trở thành hội viên của hội cựu chiến binh thì ngoài những điều kiện được quy định tại Pháp lệnh cựu chiến binh và nghị định số 150/2006/NĐ – CP thì còn phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành cựu chiến binh theo Điều lệ của Hội cựu chiến binh.
Việc được kết nạp hay không do Ban Chấp hành tổ chức cơ sở Hội thảo luận và quyết định.
- Đối với những tổ chức cơ sở có chia ra Chi hội, thì do Chi hội thảo luận xem xét, đề nghị Ban chấp hành cơ sở Hội quyết định.
- Nơi có Phân hội, thì Phân hội đề nghị, báo cáo lên Chi hội xem xét và Ban chấp hành cơ sở Hội quyết định.
3. Đối tượng được xét vào Hội Cựu chiến binh
Câu hỏi: Tôi nhập ngũ tháng 12/1980 đến tháng 3/1984 ra quân, vào Đảng tháng 12/1983 trong quân đội, sau đó tôi xuất ngũ về cơ quan công tác và đến nay được nghỉ hưu. Trường hợp của tôi có đủ điều kiện vào Hội cựu chiến binh không?
Trả lời:
Cơ sở pháp lý:
- Pháp lệnh cựu chiến binh 2005;
- Nghị định 150/2006/NĐ-CP.
- Điều lệ Hội Cựu chiến binh 2017.
Căn cứ Điều 2, Pháp lệnh cựu chiến binh 2005 quy định về cựu chiến bình gồm:
- Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
- Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế;
- Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
- Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
- Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhà nước và nhân dân tôn vinh, ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh, cống hiến to lớn của Cựu chiến binh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, không phải tất cả những đối tượng quy định tại Điều 2 Pháp lệnh cựu chiến binh 2005 đều là cựu chiến binh. Theo Nghị định 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh cựu chiến binh 2005 thì những đối tượng quy định tại Điều 2 Pháp lệnh cựu chiến binh 2005 và được cụ thể tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 2 của Nghị định 150/2006/NĐ-CP không được công nhận là Cựu chiến binh trong các trường hợp sau:
- Người đầu hàng địch; phản bội;người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; công nhân viên quốc phòng bị kỷ luật buộc thôi việc;
- Người bị kết án tù mà chưa được xoá án tích.
Như vậy, cựu chiến binh là những người lính đã qua chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong chống ngoại xâm và trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng những ai được kết nạp vào hội cựu chiến binh Việt Nam, là hội viên Hội cựu chiến binh Việt Nam? Việc này do Điều lệ Hội cựu chiến binh quy định và thực hiện theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Theo quy định điều 5 Điều lệ Hội Cựu chiến binh 2017 thì không phải mọi quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trở về đều được kết nạp vào Hội, mà chỉ kết nạp những đối tượng có đủ tiêu chí theo quy định của Điều lệ. Do đó, 9 đối tượng là cựu quân nhân sau sẽ được xem xét kết nạp vào Hội cựu chiến binh Việt Nam:
- Các đồng chí đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng tổ chức trước ngày Cách mạng Tháng Tám 1945.
- Các cán bộ và chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, nay đã xuất ngũ, phục viên, chuyển ngành, nghỉ hưu.
- Cán bộ và chiến sĩ dân quân, du kích, tự vệ đã trực tiếp tham gia chiến đấu, đội viên các đội công tác vũ trang vùng địch tạm chiếm.
- Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoàn thành nhiệm vụ trong Quân đội đã xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, về định cư tại các xã, huyện miền núi, biên giới đất liền, hải đảo, địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số.
- Quân nhân đã hoàn thành nhiệm vụ ở tuyến đấu biên giới hải đảo.
- Những quân nhân trong quá trình làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ có thành tích xuất sắc được Quân đội và Nhà nước khen thưởng và nhỮng quân nhân hoàn thành nghĩa vỤ quân sự tại ngũ khi ra quân là đảng viên Đảng Cộng sản Việt nam.
- Những quân nhân, cựu quân nhân được Bộ Quốc phòng đào tạo thành sĩ quan dự bị.
Những người trên đây, giữ được bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”, làm tròn nghĩa vụ công dân, tán thành Điều lệ Hội, đều được xét kết nạp vào Hội.
Việc kết nạp hội viên do Ban Chấp hành tổ chức cơ sở Hội thảo luận và quyết định. Những tổ chức cơ sở có chia ra Chi hội, thì do Chi hội thảo luận xem xét, đề nghị Ban chấp hành cơ sở Hội quyết định. Nơi có Phân hội, thì Phân hội đề nghị, báo cáo lên Chi hội xem xét và Ban chấp hành cơ sở Hội quyết định.
Như vậy, nếu bác đảm bảo các điều kiện trên thì bác sẽ được kết nạp Hội cựu chiến binh của xã.
4. Thủ tục kết nạp hội viên cựu chiến binh
Việc kết nạp hội viên phải đúng thủ tục, đúng nguyên tắc và đúng với tính chất quần chúng của Hội, đồng thời phải bảo đảm yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn của người xin vào Hội.
Người xin vào Hội phải được nghiên cứu và tán thành Điều lệ Hội, báo cáo với tổ chức Hội về lý lịch bản thân và có đơn xin vào Hội.
BCH cơ sở Hội (nơi không có BCH thì do hội nghị toàn thể hội viên) thảo luận, quyết định theo đa số. Những tổ chức cơ sở Hội có Chi hội thì do Chi hội đề nghị, BCH tổ chức cơ sở Hội quyết định. Nơi có phân hội thì phân hội đề nghị, Chi hội xem xét báo cáo BCH tổ chức cơ sở Hội quyết định.
Trình tự các bước tiến hành trong buổi công bố kết nạp hội viên: Việc công bố kết nạp hội viên được tiến hành trong một phiên họp thường lệ của Chi hội hoặc tổ chức cơ sở Hội, không kết nạp hội viên ở Phân hội; tiến hành công bố từng người một (nếu kết nạp từ 2 người trở lên trong cùng một buổi). Các bước tiến hành như sau:
- Chào cờ
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Chi hội trưởng (chủ tịch Hội cơ sở nơi không có chi hội) đọc quyết định kết nạp hội viên của tổ chức cơ sở Hội; trao quyết định kết nạp hội viên và gắn Huy hiệu CCB cho hội viên mới.
- Hội viên mới:
- Nhận quyết định kết nạp hội viên và Huy hiệu Hội.
- Phát biểu cảm tưởng.
- Đại diện Hội cấp trên phát biểu nếu có.
Như vậy, trên đây là hướng dẫn kết nạp hội viên hội cựu chiến binh. Các bạn có thể tham khảo tình huống sau để hiểu rõ hơn.
5. Mẫu đơn xin vào Hội cựu chiến binh Việt Nam 2024
Cần giấy tờ gì để được kết nạp hội cựu chiến binh Việt Nam?
Để tham gia Hội cựu chiến binh Việt Nam bạn cần nộp đơn xin gia nhập. Tuy nhiên, trong Pháp lệnh Hội Cựu chiến binh, các văn bản hướng dẫn thi hành và Điều lệ của Hội không ban hành một biểu mẫu chung cũng như hướng dẫn về nội dung cần có trong đơn.
Để giúp bạn đọc dễ dàng hoàn thiện Mẫu đơn này, HoaTieu.vn xin chia sẻ File tải Mẫu đơn xin vào Hội cựu chiến binh Việt Nam 2024 đầy đủ, phổ biến nhất kèm hướng dẫn nội dung cần điền trong đơn.
6. Vào Hội Cựu chiến binh được hưởng chế độ gì?
Nhà nước có chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Cựu chiến binh. Theo đó cựu chiến binh sẽ được hưởng 03 chế độ được quy định tại Thông tư 03/2020/TT-BLĐTBXH.
- Chế độ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh thực hiện theo quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Trình tự xác định, quản lý và cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh thực hiện tương tự như đối với người có công với cách mạng theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 25/2016/TT-BLĐTBXH.
- Cựu chiến binh khi từ trần, nếu không thuộc đối tượng hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Luật Bảo hiểm xã hội thì người tổ chức mai táng được hưởng mai táng phí bằng mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.
- Cựu Chiến binh đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hàng tháng, khi thôi làm công tác Hội được hưởng trợ cấp thôi công tác Hội, gồm các đối tượng sau:
- Cựu chiến binh được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng tham gia công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh từ Trung ương đến cấp huyện;
- Cựu chiến binh là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã;
- Cựu chiến binh là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã.
7. Quân hàm cựu chiến binh
Cựu chiến binh không có quy định về quân hàm. Nếu là cựu quân nhân tham gia hội cựu chiến binh có chức vụ cầu vai quân hàm và về nghỉ hưu thì sẽ được mang mặc trang phục quân nhân và đeo cầu vai quân hàm tương xứng với chức vụ khi vẫn đang tại ngũ của mình.
Thay vì quân hàm thì cựu chiến chiến binh sử dụng huy hiệu để nhận diện hội viên. Huy hiệu Hội Cựu chiến binh Việt Nam là biểu tượng của Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Logo cựu chiến binh Việt Nam sử dụng biểu tượng Bác Hồ ở trung tâm và hình ảnh bông lúa ở hai bên thành một vòng tròn khép kín tạo sự cân đối, hài hòa.
Khi sử dụng hình ảnh Bác Hồ làm trung tâm, huy hiệu hội cựu chiến binh muốn truyền tải thông điệp về chính sách của hội luôn lấy sự lãnh đạo của Bác Hồ, của Đảng và Nhà nước làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Cây lúa là biểu tượng của nền nông nghiệp nước ta, hàm ý muốn nói đến xuất thân của các tầng lớp cựu chiến binh từ nông dân mà ra. Họ sinh ra và lớn lên từ những vùng quê thuần nông, vì vậy mà hình ảnh bông lúa sẽ mang đậm tính đặc trưng về họ.
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Điều kiện kết nạp vào Hội cựu chiến binh năm 2024
127,4 KB 12/12/2020 11:39:00 SATham khảo thêm
- Lê Anh DũngThích · Phản hồi · 0 · 28/06/22
- DemonsThích · Phản hồi · 0 · 28/06/22
- Lanh Lảnh LótThích · Phản hồi · 1 · 28/06/22
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hành chính
Làm gì khi bị xúc phạm trên Facebook?
Cách lập biên bản vi phạm hành chính theo Nghị định 118 2023
6 điều Bác Hồ dạy, 5 lời thề, 10 điều kỷ luật CAND cần nhớ
Cách chuyển BHYT doanh nghiệp sang BHYT hộ gia đình 2024
Những lỗi vi phạm giao thông bị phạt trên 20 triệu đồng
Quy trình, thủ tục xóa tên Đảng viên 2024