Tiêu chuẩn kết nạp Đảng đối với sinh viên 2024
Quy trình kết nạp Đảng đối với sinh viên ưu tú
Kết nạp Đảng là một niềm vinh dự lớn của mỗi cá nhân, bởi không phải ai cũng đủ tiêu chuẩn để đứng trong hàng ngũ của Đảng. Vậy, nếu là một sinh viên mà muốn đứng trong hàng ngũ của Đảng thì cần phải có những tiêu chuẩn hay điều kiện gì? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho bạn.
1. Tiêu chuẩn xét kết nạp Đảng
Điều kiện vào đảng của sinh viên? Để một sinh viên có thể vào đảng thì trước mắt sinh viên đó cần đạt những điều kiện về tiêu chuẩn chung như sau:
Thứ nhất là điều kiện về độ tuổi, trình độ học vấn của sinh viên đại học kết nạp Đảng. Căn cứ vào khoản 2 điều 1 Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam 2011 quy định:
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Và căn cứ vào mục 1 của Quy định về thi hành điều lệ đảng quy định như sau:
1.1. Về tuổi đời.
1.1.1. Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).
1.1.2. Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
1.2. Về trình độ học vấn.
1.2.1. Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
1.2.2. Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư.
Như vậy đối với một sinh viên đại học sẽ đáp ứng đầy đủ về độ tuổi và học vấn theo quy luật quy định là trên 18 tuổi và trình độ học vấn trên trung học cơ sở. Nhưng vẫn cần đáp ứng những điều kiện về việc thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lính chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Thứ hai là điều kiện về lý lịch sinh viên.
Trước khi được kết nạp đảng viên thì sinh viên đó cần được thẩm tra lý lịch theo quy định tại 3.4 mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW 2021 như sau:
3.4. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:
- Người vào Đảng.
- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
b) Nội dung thẩm tra, xác minh
- Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Như vậy đối với sinh viên thì cần thẩm tra về lịch sử chính trị, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, việc chấp hành chủ trường đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước của sinh viên đó và người thân bao gồm cha, mẹ.
Thứ ba là điều kiện về thời kỳ dự bị. Một sinh viên khi muốn kết nạp đảng cần trải qua thời kỳ dự bị là 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức kết nạp. Và trong thời gian này thì người dự bị vào đảng cần tiếp tục rèn luyện để tiến bộ hơn nữa. Sau khi thời kỳ dự bị kết thúc thì chi bộ sẽ xét công nhận Đảng viên chính thức theo hình thức biểu quyết. Nếu người dự bị vào Đảng không đủ tư cách vào đảng thì sẽ bị xoá tên khỏi danh sách dự bị vào Đảng.
Thứ tư là điều kiện về bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Người muốn kết nạp đảng phải học một khoá học về bồi dưỡng nhận thức đảng và có giấy chứng nhận
Thứ năm là người xin vào đảng cần có Đơn xin vào đảng và phải có đảng viên giới thiệu vào đảng. Người làm đơn phải trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.
1.2. Tiêu chuẩn riêng đối với sinh viên
Vậy điều kiện vào đảng của sinh viên là gì? Là Đoàn viên thanh niên ưu tú, tiêu biểu trong phong trào học tập, tu dưỡng, rèn luyện, công tác, có ảnh hưởng tích cực trong phong trào HSSV; sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Là HSSV sau 06 học kỳ đối với SV Đại học và 05 học kỳ đối với SV Cao đẳng học tại trường có kết quả học tập, rèn luyện cụ thể như sau:
- Kết quả học tập: Tính đến thời điểm xét kết nạp Đảng, điểm trung bình trung học tập đạt từ 2.5 điểm trở lên (không tính điểm cải thiện); tích luỹ đủ số tín chỉ tối thiểu theo quy định; có không quá 5% số tín chỉ đã học bị điểm F (Môn Thể dục tính theo mức yêu cầu chung).
- Điểm rèn luyện các năm đạt từ 80 trở lên.
- Đạt chuẩn ngoại ngữ theo yêu cầu tính đến thời điểm xét.
Tích cực tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường, khoa, lớp, đoàn thể; có nhiều đóng góp trong xây dựng tập thể vững mạnh, được HSSV và các thầy cô giáo yêu mến, tín nhiệm.
Được nhận ít nhất 01 giấy khen của BCH Đoàn trường (Giấy khen năm học hoặc dịp 26/3), BCH HSV trường (Giấy khen năm học, dịp 09/01 hoặc SV 5 tốt) trở lên về thành tích trong công tác Đoàn, Hội và phong trào Thanh niên trong năm học; hoặc được nhận ít nhất 02 giấy khen cấp Huyện đoàn hoặc tương đương trong hai năm đối với các hoạt động tình nguyện tính đến thời điểm xét.
Đối với những đoàn viên có thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn nghiệp vụ như: đạt từ giải ba trở lên trong các cuộc thi Olympic sinh viên toàn quốc; sinh viên nghiên cứu khoa học cấp bộ; Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học, các cuộc thi chuyên môn các khối ngành có tính liên trường thì được tính như là nhận Bằng khen của BCH Trung ương Đoàn; đối với những đoàn viên đạt giải ba trở lên trong các cuộc thi do Tỉnh đoàn tổ chức hoặc phối hợp tổ chức thì được tính như là nhận giấy khen của BCH Tỉnh đoàn.
Lưu ý: Nếu xét giới thiệu kết nạp Đảng tại thời điểm 05 học kỳ đối với SV Đại học thì điểm tổng kết của 05 học kỳ phải đạt từ 3,2 trở lên kèm theo các tiêu chí khác ban hành tại hướng dẫn này.
2. Quy trình giới thiệu đoàn viên ưu tú đề nghị kết nạp Đảng
Tùy theo quy định của mỗi trường học và cơ sở giáo dục, quy trình giới thiệu đoàn viên ưu tú đề nghị kết nạp Đảng có thể sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên các bước cơ bản của quá trình này như sau:
Bước 1: Đăng ký
- Các Liên chi đoàn tổ chức triển khai cho các đoàn viên đăng ký phấn đấu kết nạp Đảng.
- Liên chi đoàn, chi đoàn trực thuộc họp rà soát, thống nhất giới thiệu danh sách các đoàn viên đăng ký phấn đấu kết nạp Đảng và báo cáo xin ý kiến của chi bộ đối với danh sách.
- Liên chi đoàn, chi đoàn trực thuộc nộp danh sách đăng ký lên Đoàn trường trước cuộc họp BCH ít nhất 7 ngày.
Lưu ý:
Đối với những trường hợp đoàn viên có thành tích đột xuất (như đạt thành tích cao tại các cuộc thi Olympic sinh viên toàn quốc; sinh viên nghiên cứu khoa học cấp bộ; Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học, các cuộc thi chuyên môn các khối ngành có tính liên trường) nếu không có tên trong danh sách đăng ký vẫn được xem xét giới thiệu.
Bước 2: Hướng dẫn, bồi dưỡng đoàn viên phấn đấu kết nạp Đảng
- Trên cơ sở danh sách đăng ký, BCH Liên chi đoàn, chi đoàn thực thuộc giao nhiệm vụ cụ thể, hướng dẫn, tạo điều kiện cho đoàn viên thử thách, tham gia các hoạt động; theo dõi đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua hoạt động tại chi đoàn, liên chi đoàn, chi đoàn trực thuộc.
- Phân công đoàn viên là Đảng viên đang tham gia sinh hoạt đoàn hoặc các đồng chí UV BCH Liên chi đoàn, chi đoàn trực thuộc phụ trách, giúp đỡ đoàn viên phấn đấu, rèn luyện.
- Định kỳ các LCĐ, CĐTT nhận xét kết quả phấn đấu, rèn luyện của đoàn viên ưu tú, báo cáo với cấp ủy trên các mặt: phẩm chất chính trị; đạo đức lối sống; thành tích học tập, NCKH, năng lực công tác; ý chí phấn đấu; quan hệ quần chúng.
- Trên cơ sở kết quả phấn đấu, rèn luyện của đoàn viên, ý kiến của Chi bộ, BCH Liên chi đoàn, chi đoàn trực thuộc lập danh sách đoàn viên ưu tú tham gia các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.
Bước 3: Giới thiệu đoàn viên ưu tú vào đảng
Trên cơ sở kết quả phấn đấu, rèn luyện, kết quả tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng của đoàn viên, ý kiến của chi bộ về việc phát triển Đảng viên mới, BCH cơ sở Đoàn tiến hành thực hiện thủ tục giới thiệu đoàn viên ưu tú cho tổ chức Đảng xem xét kết nạp theo trình tự sau:
- BCH chi đoàn nơi đoàn viên ưu tú đang sinh hoạt trao đổi với Đảng viên đang tham gia sinh hoạt đoàn hoặc UV BCH Liên chi đoàn, chi đoàn trực thuộc được giao phụ trách, giúp đỡ đoàn viên để thống nhất nhận xét đánh giá và tổ chức họp xét và biểu quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng. BCH chi đoàn ra nghị quyết đề nghị BCH Liên chi đoàn, chi đoàn trực thuộc xem xét.
- BCH Liên chi đoàn, chi đoàn trực thuộc họp xét và ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng và gửi lên Chi bộ, BCH Đoàn trường (Hồ sơ theo quy định tại phần B hướng dẫn).
- Định kỳ 3 tháng/lần BCH Đoàn trường tổ chức họp xét và ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng và gửi Chi bộ, Đảng uỷ.
Lưu ý:
- Trong trường hợp quá 06 tháng, kể từ khi Ban Chấp hành Đoàn trường họp và ra nghị quyết mà đoàn viên ưu tú chưa được kết nạp thì phải thực hiện lại quy trình từ bước đăng ký.
- Trường hợp đoàn viên trưởng thành Đoàn thì BCH Liên chi đoàn, Chi đoàn trực thuộc giới thiệu, báo cáo với cấp ủy và đoàn thể nơi đoàn viên đang lao động, học tập để có hướng tiếp tục theo dõi, bồi dưỡng.
- Trường hợp đoàn viên thay đổi, chuyển nơi học tập, lao động thì BCH Liên chi đoàn, chi đoàn trực thuộc có trách nhiệm chuyển sinh hoạt (giao hồ sơ đoàn viên có nhận xét, đánh giá) về đơn vị mới để tiếp tục bồi dưỡng, giúp đỡ.
Bước 4: Theo dõi quá trình phấn đấu của Đảng viên dự bị
- Nếu còn trong độ tuổi đoàn, Đảng viên dự bị phải gương mẫu tham gia sinh hoạt đoàn. Khi hết thời gian dự bị, Đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm; nội dung kiểm điểm phải nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ Đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại (trong đó có nhiệm vụ của người đoàn viên).
- Ban chấp hành chi đoàn họp góp ý cho quá trình phấn đấu của Đảng viên dự bị; ra Nghị quyết và gửi về Chi bộ, BCH Liên chi đoàn, chi đoàn trực thuộc.
- Quá trình theo dõi mà thấy Đảng viên dự bị phù hợp với các tiêu chuẩn trong hàng ngũ của Đảng thì được xem xét để kết nạp.
3. Hồ sơ đề nghị xét kết nạp Đảng
- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng (bản photo).
- Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Chi đoàn.
- Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Liên chi đoàn, Chi đoàn trực thuộc.
- Tổng hợp danh sách giới thiệu ĐVTN ưu tú của LCĐ, Chi đoàn trực thuộc có xác nhận của Chi ủy (Mẫu 1).
- Bản phô tô Bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận đạt giải tại các cuộc thi, hội thi các cấp, giấy chứng nhận chiến sỹ thi đua hoặc quyết định công nhận danh hiệu thi đua (đối với cán bộ, giảng viên trẻ).
- Báo cáo thành tích đề nghị xét kết nạp Đảng của cá nhân có xác nhận của Chi ủy và BTV LCĐ khoa, Chi đoàn trực thuộc.
- Báo cáo tóm tắt thành tích của đoàn viên ưu tú đề nghị xét kết nạp Đảng (Mẫu 2).
- Bảng điểm các kỳ (không tính điểm cải thiện) có dấu và xác nhận của phòng Đào tạo (trong đó ghi rõ số tín chỉ phải học lại).
- Kết quả rèn luyện các kỳ có dấu và xác nhận của lãnh đạo đơn vị, phòng Công tác HSSV.
- Kết quả thi ngoại ngữ theo năm học có xác nhận của phòng Đào tạo (Theo mẫu của phòng Đào tạo).
- Giấy xác nhận không vi phạm quy chế thi qua các kỳ có xác nhận của lãnh đạo khoa, phòng Công tác Học sinh sinh viên.
4. Một số câu hỏi liên quan đến kết nạp Đảng
4.1. Sinh viên có nên vào Đảng không?
Sinh viên có nên vào Đảng không? Là câu hỏi mà nhiều bạn sinh viên còn đang dè chừng suy nghĩ, đắn đo việc vào Đảng. Đảng viên được cho là một danh hiệu dành cho công dân có quá trình học tập và rèn luyện tốt trong công tác chính trị. Khi bạn là một đảng viên thì bạn đã chứng minh được bạn là một người ưu tú, làm việc và học tập không ngừng nghỉ. Và với khi vào được đảng thì bạn phải là người có lý lịch trong sạch và rõ ràng. Bởi đảng viên chỉ chấp nhận những người thực sự ưu tú trong xã hội để thực hiện những tư tưởng mà Đảng đề ra.
Hơn nữa, khi bạn được vào Đảng thì bạn sẽ được giác ngộ về những tư tưởng chính trị đúng đắn, phẩm chất đạo đức chuẩn mực, rèn luyện tác phong cao độ. Bởi những kỷ luật này giúp con người có những cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và văn minh, lịch sự hơn. Và khi bạn đạt được danh hiệu Đảng viên thì bạn có cơ hội làm việc trong những cơ quan nhà nước, cống hiến cho sự nghiệp nước nhà.
Bên cạnh đó thì bạn cũng thấy được vào Đảng sẽ rèn được kỷ luật, đạo đức cũng như tinh thần cống hiến vì tập thể. Bởi Đảng là một tổ chức chính trị lớn cần phải có những quy tắc mà người vào Đảng phải tuân theo. Nếu bạn không tuân theo quy chuẩn đó thì có thể bạn sẽ bị khai trừ khỏi Đảng.
Vậy nên đối với một sinh viên trẻ tuổi thì việc xin vào Đảng viên là một việc nên làm. Vì Đảng viên giúp sinh viên có kỷ luật trong học tập và làm việc, tránh xa những tiêu cực trong xã hội, được công nhận là một sinh viên gương mẫu và có cơ hội làm việc trong một tổ chức chính trị lớn mà nhiều người mong muốn.
4.2. Kết nạp Đảng có xét lý lịch người thân không? Xét lý lịch những ai?
Câu trả lời là có, xét lý lịch đối với người thân của người vào Đảng. Cụ thể là xét lý lịch 3 đời như sau:
- Thứ nhất là cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc chồng, người trực tiếp nuôi dưỡng nếu không có cha mẹ;
- Thứ hai là vợ chồng của người vào Đảng;
- Thứ ba là con đẻ của người vào Đảng
Như vậy 3 đời bao gồm đời bố mẹ hai bên, đời của bản thân và người vợ hoặc chồng và đời con cái của người vào Đảng.
4.3. Người thân đi tù có được xét vào Đảng hay không?
Như quy định về xét lý lịch người thân của người vào Đảng nêu trên là bao gồm 3 đời là: đời bố mẹ hai bên, đời của bản thân và người vợ hoặc chồng và đời con cái của người vào Đảng.
Vì thế để xem xét người thân đi tù có được vào Đảng hay không thì có những trường hợp như sau:
- Nếu người thân là bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng hoặc vợ đi tù thì việc xét vào Đảng là điều không thể vì những người được xét có lý lịch chính trị không trong sạch và không chấp hành những quy định pháp luật. Tuy nhiên nếu như người thân trong trường hợp này đã được xoá án tích thì cần liên hệ với cơ quan Đảng uỷ địa phương để xem xét cụ thể.
- Nếu người thân là anh chị em đi tù thì theo như quy định xét lý lịch người thân vào Đảng thì không thuộc đối tượng phải xét nên có thể bạn vẫn được vào Đảng. Tuy nhiên khi có người thân có lý lịch không trong sạch như vậy mà vướng phải những tội danh nghiêm trọng thì có thể bạn không được cơ quan Đảng uỷ chấp thuận.
Có thể thấy người thân ảnh hưởng không nhỏ đến con đường chính trị của người có mong muốn được cống hiến.
4.4. Sinh viên có được kết nạp Đảng tại địa phương?
Thông thường, việc kết nạp Đảng viên cho sinh viên thường được thực hiện tại tổ chức Đảng của nhà trường nơi sinh viên đang theo học. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ mà sinh viên có thể được kết nạp Đảng tại địa phương, chẳng hạn như:
Sinh viên đã hoàn thành khóa học bồi dưỡng nhận thức về Đảng: Nếu sinh viên đã hoàn thành khóa học này tại địa phương và có nguyện vọng được kết nạp Đảng, tổ chức Đảng địa phương có thể xem xét và tiến hành các thủ tục cần thiết. Tuy nhiên, hình thức này yêu cầu tại địa phương phải có một số lượng sinh viên nhất định để có thể đồng thời tổ chức kết nạp, thay vì chỉ có một cá nhân kết nạp Đảng.
Sinh viên đang sinh hoạt tại các tổ chức Đảng cơ sở ở địa phương: Nếu sinh viên tham gia sinh hoạt tại các tổ chức Đảng cơ sở ở địa phương (như tổ dân phố, khu phố...) và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện của người vào Đảng thì hoàn toàn có thể được xét kết nạp.
Trường hợp đặc biệt mà sinh viên được kết nạp Đảng tại địa phương: Trong một số trường hợp đặc biệt, với sự đồng ý của cấp ủy có thẩm quyền, sinh viên có thể được kết nạp Đảng tại địa phương. Việc kết nạp này có thể do nhiều yếu tố như sinh viên có thành tích xuất sắc trong các hoạt động của địa phương, quá trình học tập đạt thành tích cao hay có các công lao nổi bật, to lớn đối với xã hội.
Việc sinh viên có được kết nạp Đảng tại địa phương hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm các quy định của Đảng, điều kiện đối với sinh viên, quyết định của cấp ủy có thẩm quyền và các yêu cầu tại địa phương nơi sinh viên sinh sống. Để được giải đáp cụ thể liệu bản thân có được kết nạp Đảng tại địa phương hay không, sinh viên nên liên hệ với tổ chức Đảng nơi mình đang sinh sống hoặc học tập.
Trên đây là tổng hợp của Hoatieu.vn. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác như:
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
- Tham vấn:Đinh Ngọc Tùng
Tham khảo thêm
Mức đóng đảng phí hiện hành của Đảng viên
Cần thẩm tra lý lịch của những ai khi kết nạp Đảng?
Hướng dẫn viết Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của Đảng viên 2024
Hướng dẫn đánh giá, phân loại Đảng viên năm 2024
Điều kiện kết nạp vào Hội cựu chiến binh năm 2024
Hướng dẫn 09-HD/BTCTW về nghiệp vụ công tác Đảng viên
Quy chế bầu cử trong Đảng mới nhất
Hướng dẫn thẩm tra lý lịch Đảng viên mới nhất 2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công