Cách sử dụng đèn pha đèn cốt

Cả ô tô và xe máy đều có đèn chiếu trước với hai chế độ là đèn pha (chiếu sáng xa) và đèn cốt (chiếu sáng gần). Để sử dụng đèn an toàn khi tham gia giao thông cần hiểu rõ bản chất của hai chế độ đèn này.

Đèn pha hay đèn chiếu xa là một thiết bị chiếu sáng được gắn trên các phương tiện cơ giới như ô tô, xe máy… Đèn pha tạo ra một luồng sáng mạnh và tập trung, chiếu ngang mặt đường và có khả năng chiếu sáng khoảng 100m trở lên. Khi lưu thông trong đô thị, việc sử dụng đèn pha là không cần thiết, thậm chí gây nguy hiểm. Chính vì vậy bạn nên tìm hiểu rõ cách sử dụng đèn pha, đèn cốt khi tham gia giao thông để tránh bị phạt nhé.

1. Phân biệt đèn pha - đèn cốt

Theo điểm d khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới là phải có đủ đèn chiếu sáng gần và xa…

Có thể phân biệt đèn pha - đèn cốt như sau:

- Đèn pha là đèn chiếu xa có cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn và tầm nhìn cao hơn, giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa.

Chế độ đèn này sử dụng khi đi đường trường, cao tốc, nhưng nhiều người do không hiểu biết hoặc do cố tình muốn gây chú ý nên đã sử dụng sai trong nội thành gây lóa mắt, mất tầm nhìn cho các xe đi ngược chiều, dẫn đến nguy hiểm.

- Đèn cốt là đèn chiếu gần, góc chiếu thấp giúp người lái xe quan sát được tình trạng mặt đường trong phạm vi gần, sử dụng khi lái xe tốc độ chậm, trong nội thành, khu dân cư.

Độ sáng và khoảng chiếu sáng của loại đèn này được tính toán kỹ để không gây ảnh hưởng cho xe đi trước hoặc đối diện. Một số nước bắt buộc phải bật đèn xe ngay cả vào ban ngày, chính là để ở chế độ đèn cốt này.

2. Không bật đèn pha tùy tiện

Việc sử dụng đèn chiếu xa, chiếu gần cũng phải đúng quy định, bảo đảm an toàn chung của người tham gia giao thông. Trong một số tình huống đèn pha có thể là nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Do đó lưu ý không được bật đèn pha tùy tiện.

Khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 nghiêm cấm trong thời gian từ 22h hôm trước đến 5h hôm sau, sử dụng đèn pha trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

Đồng thời, khoản 3 Điều 17 Luật này cũng quy định xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.

Theo đó, hành vi bật đèn pha sai quy định bị xử phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

- Đối với người điều khiển xe ô tô: Phạt từ 600.000 đồng - 800.000 đồng nếu sử dụng đèn pha trong đô thị, khu đông dân cư hoặc sử dụng đèn pha khi tránh xe ngược chiều.

- Đối với người điều khiển xe máy: Phạt từ 60.000 đồng - 80.000 đồng nếu sử dụng đèn pha khi tránh xe ngược chiều (điểm g khoản 1 Điều 6); Phạt từ 80.000 đồng - 100.000 đồng nếu sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư (điểm e khoản 2 Điều 6).

3. Bật đèn pha trong thành phố bị phạt thế nào?

Theo Nghị định 46 của Chính phủ 2016, hành vi bật đèn pha sai quy định bị xử lý như sau:

- Với người điều khiển ô tô: Phạt từ 600.000 đồng - 800.000 đồng nếu sử dụng đèn pha trong đô thị, khu đông dân cư hoặc sử dụng đèn pha khi tránh xe ngược chiều (khoản 3 Điều 5).

- Với người điều khiển xe máy: Phạt từ 60.000 đồng - 80.000 đồng nếu sử dụng đèn pha khi tránh xe ngược chiều (điểm g khoản 1 Điều 6); Phạt từ 80.000 đồng - 100.000 đồng nếu sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư (điểm e khoản 2 Điều 6).

Nghị định 46/2016/NĐ-CP cũng chỉ rõ, người điều khiển phương tiện phải bật đèn xe trong khoảng thời gian 19 giờ hôm trước đến 05 giờ sáng ngày hôm sau và trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn. Việc không bật đèn xe trong khoảng thời gian này sẽ bị phạt đến 800.000 đồng với người điều khiển ô tô và đến 100.000 đồng với người điều khiển xe máy.

Tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
1 321
0 Bình luận
Sắp xếp theo