Các loại phương tiện giao thông đường bộ
Các loại phương tiện giao thông đường bộ gồm những phương tiện gì?
Việc xác định đúng loại phương tiện nào là phương tiện giao thông đường bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định văn bản pháp luật điều chỉnh.
Phương tiện giao thông đường bộ
1. Các loại phương tiện giao thông đường bộ
Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
Trong đó:
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm:
- Xe ô tô
- Máy kéo
- Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo
- Xe mô tô hai bánh
- Xe mô tô ba bánh
- Xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm:
- Xe đạp (kể cả xe đạp máy)
- Xe xích lô
- Xe lăn dùng cho người khuyết tật
- Xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
2. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Nhiều người thường đồng nhất 2 khái niệm: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ và phương tiện giao thông đường bộ. Tuy nhiên đây là 2 đối tượng khác nhau
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm:
- Phương tiện giao thông đường bộ
- Xe máy chuyên dùng.
Trong đó: Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Như vậy phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm những loại: Xe ô tô; Máy kéo; Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; Xe mô tô hai bánh; Xe mô tô ba bánh; Xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự; xe máy thi công; xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
3. Quy tắc giao thông đường bộ
Người tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ những quy tắc sau đây tại điều 9 luật Giao thông đường bộ 2008:
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
Các hành vi vi phạm quy định giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật
4. Khung hình phạt vi phạm giao thông
Vi phạm giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt hành chính thế nào theo quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP?
Đối với ô tô:
Hành vi | Mức phạt |
Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn | 400.000 đồng đến 600.000 đồng |
Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe... gây tai nạn | 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng |
Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn | 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng |
Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe gây tai nạn | 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng |
Đối với xe máy:
Hành vi | Mức phạt |
Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn | 400.000 đồng đến 600.000 đồng |
Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe... gây tai nạn | 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng |
Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn | 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng |
Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn | 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng |
Để biết thêm các quy định khác về khung hình phạt giao thông, mời các bạn tham khảo bài: Khung hình phạt tai nạn giao thông
5. Phân biệt các loại phương tiện giao thông đường bộ
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ( xe cơ giới) gồm:
- Xe ô tô: là loại phương tiện di chuyển thông qua bốn bánh xe, được chạy bằng động cơ xăng hoặc dầu.
- Máy kéo: là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo).
- Rơ moóc: là một loại phương tiện có kết cấu mà ở đó khối lượng toàn bộ phương tiện không dồn vào ô tô kéo. Đặc biệt bánh xe phụ của sơ mi rơ moóc cũng được xem như là một rơ moóc.
- Sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo: là một loại phương tiện vận tải được thiết kế nhằm mục đích nối với xe ô tô đầu kéo và hỗ trợ một phần đáng kể trọng lượng của toàn bộ xe kéo.
- Xe mô tô hai bánh: là xe cơ giới hai và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400 kg.
- Xe mô tô ba bánh: Là xe cơ giới ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên, sức chở từ 350 kg đến 500 kg.
- Xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự: Là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.
- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe thô sơ) gồm:
- Xe đạp (kể cả xe đạp máy): là phương tiện có 2 bánh có thể có động cơ hoặc không, vận tốc không lớn hơn 25km/h và khi tắt động cơ thì có thể dùng sức đạp bình thường.
- Xe xích lô: Là phương tiện sử dụng sức người để di chuyển có 3 bánh và hai vị trí là vị trí lái xe và vị trí ngồi của hành khách, chứa hàng.
- Xe lăn dùng cho người khuyết tật: là chiếc ghế có bánh xe để dành cho người có khó khăn trong di chuyển có thể di chuyển được và xe lăn có thể lăn tay hoặc lăn điện.
- Xe súc vật kéo và các loại xe tương tự: Là loại xe sử dụng sức lực của động vật để di chuyển, các phương tiện này thường có vận tốc chậm.
- Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Như vậy với những loại xe khác nhau thì sẽ có những đặc điểm riêng phân biệt và mục đích xử dụng khác nhau.
Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho các bạn Các loại phương tiện giao thông đường bộ. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27