Quy định về vạch kẻ đường khi tham gia giao thông
Quy định về các loại vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu có mục đích hướng dẫn, điều khiển giao thông. Tuy nhiên không phải ai tham gia giao thông đều đã nhận biết và nắm rõ ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường được quy định trong luật giao thông đường bộ!
Bên cạnh hệ thống biển báo thì vạch kẻ đường cũng là một dạng báo hiệu tuy vậy không phải lái xe nào cũng nhớ, nhận biết và hiểu được ý nghĩa của chúng. Trong bài viết này sẽ chia sẻ những loại vạch kẻ đường thường thấy để giúp bạn nắm rõ và không vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông.
Ý nghĩa các loại vạch kẻ trên đường
Vạch số 1-1
- Nhận dạng: là loại vạch liền màu trắng, rộng 10 cm
- Ý nghĩa: dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xác định ranh giới phần đường cấm, ranh giới nơi đỗ xe, ranh giới của làn xe ở vị trí nguy hiểm.
* Các xe không được phép đè lên vạch này.
Vạch số 1-2
- Nhận dạng: Vạch liền, màu trắng, rộng 20 cm
- Ý nghĩa: Xác định mép phần xe chạy trên các trục đường.
* Các xe chạy được phép cắt ngang hoặc đè lên vạch khi cần thiết.
Vạch số 1-3
- Nhận dạng: Là vạch kép (2 vạch liên tục) màu trắng, có chiều rộng bằng nhau và bằng 10 cm, cách nhau là 10 cm.
- Ý nghĩa: Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn đường trở lên.
* Các xe chạy không được phép đè qua vạch.
Vạch số 1-4
- Nhận dạng: Là vạch liên tục màu vàng có chiều rộng 10 cm.
- Ý nghĩa: xác định nơi cấm dừng và cấm đỗ xe.
Vạch số 1-5
- Nhận dạng: Là vạch đứt quãng, màu trắng, rộng 10 cm, tỷ lệ L1:L2 = 1:3.
- Ý nghĩa: Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Xác định ranh giới làn xe khi có 2 hoặc trên 2 làn xe chạy theo một hướng.
Vạch số 1-6
- Nhận dạng: Là vạch đứt quãng màu trắng, rộng 10 cm. Tỷ lệ L1:L2 = 3:1
- Ý nghĩa: dùng để báo hiệu gần đến vạch 1-1 hay 1-11, để phân chia dòng xe ngược chiều hay cùng chiều.
Vạch số 1-7
- Nhận dạng: Vạch đứt quãng màu trắng rộng 0,1m, khoảng cách giữa hai vạch là 0,5m
- Ý nghĩa: Vạch được kẻ theo đường cong theo chiều xe chạy ở chỗ giao nhau khi lái xe cần định hướng chung để đảm bảo an toàn khi qua chỗ giao nhau.
Vạch số 1-8
- Nhận dạng: Là vạch đứt quãng màu trắng rộng 0,4m.
- Ý nghĩa: Vạch dùng để quy định ranh giới làn xe tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ (gọi là chuyển tới làn đường) và làn xe chính của phần xe chạy.
Vạch số 1-9
- Nhận dạng: Là loại vạch kép (hai vạch) đứt quãng, song song, màu trắng rộng 0,1m và cách nhau 0,1 m.
- Ý nghĩa: Vạch quy định ranh giới làn xe dự trữ mà trên làn này chiều xe chạy có thể thay đổi hoặc hoặc chiều thuận hoặc chiều đi ngược lại. Sự thay đổi hướng xe được điều khiển bằng tín hiệu đèn xanh và đỏ đặt trên làn xe.
Vạch số 1-10
- Nhận dạng: Là vạch đứt quãng màu vàng.
- Ý nghĩa: Vạch xác định vị trí hay khu vực cấm đỗ xe.
Vạch số 1-11
- Nhận dạng: Là hai vạch song song (vạch kép) màu trắng, một vạch đứt quãng và một vạch liền liền nét.
- Ý nghĩa: Vạch dùng để phân chia dòng phương tiện hai hướng ngược chiều nhau trên các đường có hai hoặc ba làn xe chạy. Lái xe được phép cắt ngang qua vạch từ phía có vạch đứt quãng.
Vạch số 1-12
- Nhận dạng và ý nghĩa: Vạch chỉ rõ vị trí xe phải dừng lại khi có biển báo số 122 “Stop” hoặc khi có tín hiệu đèn đỏ. Vạch này kẻ ngang toàn bộ đường của hướng xe chạy.
* Lưu ý: Trong trường hợp không có biển báo Stop, đèn báo hiệu hay người điều khiển giao thông thì vạch này không có hiệu lực
Ngoài ra, khi sử dụng biển này phải kết hợp với vạch sơn phân chia làn đường phù hợp và thống nhất, trong trường hợp đến gần nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn và việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định.
Vì vậy, khi tham gia giao thông trên đường, tất cả các lái xe phải tuân thủ nghiêm túc các quy định của luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn cho mình và những người khác. Bên cạnh hệ thống biển báo thì vạch kẻ đường cũng là một dạng báo hiệu tuy vậy không phải lái xe nào cũng nhớ, nhận biết và hiểu được ý nghĩa của chúng nên cần phải nắm và hiểu để đi đúng phần lề đường quy định khi tham gia giao thông, đồng thời tuân thủ đúng quy định pháp luật đảm bảo an toàn giảm bớt đi những tai nạn không đáng.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Trình bày nội dung cơ bản của Luật nghĩa vụ quân sự GDQP 11
-
Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
-
Mức phạt chậm nộp các loại tờ khai báo cáo thuế 2023
-
Cá nhân có được phép bán pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất không năm 2024?
-
Xâm hại trẻ em là gì? Hành vi xâm hại trẻ em là gì?
-
Lớp 6 có bao nhiêu môn học?
-
Hàng xóm không chịu ký giáp ranh khi làm sổ đỏ, xử lý thế nào?
-
Thi lại có được cộng điểm vùng không 2024?
-
Chưa đủ 18 tuổi có đi làm được không 2024?
-
Chê người khác lùn, xấu, ế phạt bao nhiêu tiền 2024?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công