Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2015

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) được quy định thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu những quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhé

1. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2015

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2015 được quy định tại chương XX của bộ luật, gồm quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cách xác định thiệt hại và các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cụ thể.

2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại điều 585 BLDS như sau:

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì phải có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và có thiệt hại.

Cụ thể, điều 584 quy định về căn cứ này như sau:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tuân theo quy định tại BLDS. Điều này có nghĩa là với những trường hợp bồi thường không thuộc những trường hợp cụ thể được quy định tại mục 3 chương XX BLDS thì chúng ta sẽ xác định việc bồi thường theo những quy định chung tại mục 1 và mục 2.

Cách xác định thiệt hại cũng như các khoản phải bồi thường phải tuân thủ theo BLDS

Ví dụ, với những trường hợp xâm phạm sức khỏe của người khác, thì mức bồi thường phải tuân thủ theo điều 590 BLDS:

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

4. So sánh bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng khác nhau thế nào?

Tiêu chíBTTH trong hợp đồngBTTH ngoài hợp đồng
Căn cứ phát sinhVi phạm các điều khoản trong hợp đồngVi phạm nghĩa vụ chung (Có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm người khác)
Trách nhiệm BTTH

Thiệt hại không phải là yêu cầu bắt buộc

Việc BTTH do 2 bên thỏa thuận

Thiệt hại là yêu cầu bắt buộc (Không có thiệt hại thì không phải bồi thường)
Hành vi vi phạmVi phạm các điều khoản cụ thểVi phạm quy định pháp luật nói chung
Thời điểm phát sinh trách nhiệmKhi hợp đồng có hiệu lựcKhi xảy ra hành vi vi phạm

Trên đây Hoatieu.vn đã cung cấp cho các bạn Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2015

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên HoaTieu.vn

Đánh giá bài viết
1 69
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm