Bỏ phiếu kín là gì? Thế nào là nguyên tắc bỏ phiếu kín?

Bỏ phiếu kín là gì? Thế nào là nguyên tắc bỏ phiếu kín? Gần đến ngày bỏ phiếu, các bạn đã nắm rõ được các nguyên tắc bỏ phiếu chưa?

1. Bỏ phiếu kín là gì?

Thế nào là nguyên tắc bỏ phiếu kín?

Đúng như tên gọi của nó, nguyên tắc bỏ phiếu kín bảo vệ sự riêng tư, bí mật trong sự lựa chọn của cử tri.

Nguyên tắc bỏ phiếu kín bảo đảm cho cử tri tự do lựa chọn người mình tín nhiệm mà không bị tác động bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài. Theo đó, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Cử tri viết phiếu bầu trong khu vực riêng, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu.

Bỏ phiếu kín là gì? 

2. Quy định về bỏ phiếu kín

Nguyên tắc bỏ phiếu kín được thực hiện từ khâu viết đến khâu bỏ phiếu:

  • Ý chí của cử tri được thể hiện một cách kín đáo, bí mật. Cử tri tự mình lựa chọn, tự mình viết phiếu bầu (trong những trường hợp đặc biệt cử tri không thể tự viết thì có thể nhờ người khác, người viết hộ phải giữ bí mật). Việc cử tri chọn ai, bỏ ai trong phiếu bầu phải tuyệt đối được bảo mật.
  • Phòng viết phiếu kín, bàn viết phiếu kín.
  • Phiếu bầu phải được đóng dấu của Tổ Bầu cử, được in sẵn tên ứng viên để cử tri viết phiếu bằng cách gạch bỏ tên người mình không chọn để không ai xác định được đó là phiếu do ai bỏ.

3. Bỏ phiếu kín tiếng anh là gì?

Bỏ phiếu kín tiếng anh là Ballot

4. Vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín

Các hành vi vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín là những hành động xâm phạm đến sự bí mật khi bầu cử, như:

  • Lôi kéo cử tri bỏ phiếu tại nơi bầu cử
  • Các hành vi theo dõi, nhìn lén cử tri bỏ phiếu
  • Cưỡng ép, lừa gạt cử tri bỏ phiếu

Vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín bị xử phạt thế nào?

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 160 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội danh xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân như sau:

1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Bỏ phiếu kín là gì? Thế nào là nguyên tắc bỏ phiếu kín? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 486
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi