04 thay đổi lớn về chính sách BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/2018

Những thay đổi lớn về chính sách BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/2018

Bước sang năm 2018, sẽ có hàng loạt thay đổi quan trọng về chính sách bảo hiểm xã hội như: Bổ sung nhiều khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc; Phạt đến 07 năm tù nếu trốn đóng bảo hiểm xã hội..... Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo bài viết.

1. Thêm 02 đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc

Kể từ ngày 01/01/2018, bên cạnh những đối tượng đóng BHXH bắt buộc theo quy định hiện hành thì 02 đối tượng sau cũng phải tham gia, cụ thể:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

(Căn cứ Khoản 1 Điều 124 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

2. Bổ sung nhiều khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc

Hiện nay:

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc = Mức lương + Phụ cấp lương

Từ ngày 01/01/2018:

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc = Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung

Trong đó: Khoản bổ sung phải xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương (Theo Khoản 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).

Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:

…..

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Bởi vậy, kế toán cần phải phân bổ một phần thu nhập của NLĐ vào các khoản thu nhập không phải tính đóng BHXH bắt buộc thì NLĐ và doanh nghiệp sẽ giảm số tiền đóng BHXH bắt buộc.

Tham khảo bài viết: Cách phân bổ thu nhập để giảm tiền đóng BHXH từ 01/01/2018

3. Phạt đến 07 năm tù với người có nghĩa vụ nhưng không đóng BHXH cho NLĐ

Nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH bắt buộc cho người lao động, Bộ luật hình sự 2015 đã bổ sung tội phạm quy định liên quan đến hành vi nêu trên, cụ thể như sau:

Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

Như vậy, kể từ ngày 01/01/2018 (ngày Bộ luật hình sự 2015) có hiệu lực, người nào có nghĩa vụ mà không thực hiện đóng BHXH cho người lao động sẽ có thể bị ở tù đến 07 năm.

4. Tăng số năm đóng BHXH để được hưởng mức lương hưu tối đa

Theo quy định tại Luật BHXH 2014 thì mức hưởng lương hưu tối đa là 75% mức tiền lương bình quân tháng đóng BHXH.

Dưới đây là bảng so sánh quy định về số năm người lao động phải đóng BHXH để được hưởng mức lương hưu tối đa nêu trên dựa trên quy định tại Khoản 1, 2 Điều 56 Luật BHXH 2014:

Hiện nay

Từ 01/01/2018

Lao động nữ

Từ đủ 25 năm đóng BHXH

Từ đủ 30 năm đóng BHXH

Lao động nam

Từ đủ 30 năm BHXH trở lên

Từ đủ 31 năm đóng BHXH

(nếu nghỉ hưu vào năm 2018)

Từ đủ 32 năm đóng BHXH

(nếu nghỉ hưu vào năm 2019)

Từ đủ 33 năm đóng BHXH

(nếu nghỉ hưu vào năm 2020)

Từ đủ 34 năm đóng BHXH

(nếu nghỉ hưu vào năm 2021)

Từ đủ 35 năm đóng BHXH

(nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi)

Tham khảo thêm bài viết: Cách tính mức lương hưu từ năm 2018

Đánh giá bài viết
1 10.958
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm