(4 mẫu) Phân tích tác phẩm Nhà mẹ Lê
Phân tích Nhà mẹ Lê
Nhà mẹ Lê là tác phẩm tiêu biểu và đặc sắc về tình mẫu tử do Thạch Lam chấp bút, xuất bản lần đầu vào năm 1942. Truyện ngắn Nhà mẹ Lê không chỉ tái hiện tình cảm mẹ con xúc động mà còn dựng nên cả bức tranh toàn cảnh làng quê Việt Nam tiêu điều, xơ xác trước Cách mạng tháng Tám. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh một số bài văn mẫu phân tích tác phẩm Nhà mẹ Lê hay giúp các em nắm được nội dung và ý nghĩa của tác phẩm.
1. Dàn ý phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Nhà mẹ lê
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, xuất xứ, …và nội dung khái quát của truyện ngắn “Nhà mẹ Lê”
- Phân tích chủ đề và nghệ thuật của truyện ngắn:
+ Chủ đề: Cuộc sống nghèo túng, khốn khổ đến tận cùng của người lao động nghèo trong xã hội cũ qua gia cảnh của gia đình bác Lê. Nhà bác Lê là dân ngụ cư, đông con, nghèo khổ. Bác phải làm mướn vất vả để chăm lo cho các con có đủ miếng ăn. Mùa rét năm đó, giá lạnh, gió bão lầy lội, bác không thể đi làm. Cùng đường, Bác đành liều lĩnh lần nữa đến nhà ông Bá để xin ít gạo cho con qua bữa dù ban sáng bác đã bị đuổi. Lần này, bác bị cậu Phúc đuổi chó thả cắn. Tối đó, Bác lên cơn sốt rồi mất để lại đàn con thơ dại với tương lai mờ mịt, tối tăm.
+ Nghệ thuật: Người kể chuyện, điểm nhìn: ngôi thứ ba toàn tri giúp người đọc bao quát toàn bộ câu chuyện, giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và đánh giá khách quan hơn về nhân vật; Tác giả xây dựng thành công nhân vật bác Lê: người mẹ khốn khổ, nghèo khó nhưng mang vẻ đẹp của tình thương con vô bờ bến.
- Đánh giá:
+ Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của truyện ngắn;
+ Rút ra thông điệp của truyện ngắn.
2. Phân tích truyện ngắn Nhà mẹ Lê
Tác phẩm Nhà mẹ Lê là câu chuyện về cuộc đời những người dân ngụ cư mà nhân vật chính là mẹ Lê cùng mười một đứa con.
Họ sống nghèo khổ trong một căn nhà chật hẹp và tồi tàn. Bà mẹ phải làm lụng vất vả nhưng vẫn không đủ nuôi các con. Những ngày cực nhọc nhất của những người nông dân lại là những ngày vui sướng của bà mẹ nghèo khổ ấy vì lúc đó mới có người mướn làm. Những buổi tối cả nhà mẹ Lê xúm xít quanh nồi cơm bốc khói là những ngày hạnh phúc nhất. Nhưng những ngày như thế không nhiều. Mùa đông đến, ngoài đồng chỉ còn trơ cuống rạ, ao hồ không còn tôm tép để bắt, nguồn thức ăn của gia đình mẹ Lê không còn. Nhà mẹ Lê vốn nghèo khổ giờ càng túng quẫn hơn. Đàn con đói rét, không cầm lòng nổi trước cảnh tượng đó mẹ Lê một lần nữa tìm đến nhà ông Bá giàu có trong làng để vay gạo. Gạo vay không được, mẹ Lê còn bị ông Bá thả chó ra cắn. Được một người quen đưa về với vết thương máu chảy ròng ròng, mẹ Lê lên cơn sốt nặng. Trong lúc mê man, người mẹ tội nghiệp ấy nhớ lại quãng đời bất hạnh và khốn khổ của mình. Kết thúc câu chuyện là cảnh mẹ Lê từ giã cõi đời để lại mười một đứa con bơ vơ, không nơi nương tựa, không biết đi đâu về đâu.
Cái khổ của nhà mẹ Lê là cái khổ của cảnh đời đông con, túng quẫn. Nếu ít con hơn, có lẽ mẹ Lê sẽ có thể được bớt lo, bớt khổ phần nào. Cảnh gia đình đông con của nhà mẹ Lê không phải là hiểm trong xã hội ấy. Đông con là một áp lực, là một gánh nặng đè lên vai bất kì người phụ nữ nào, gia đình nào trong xã hội ấy.
Thạch Lam dường như đã hóa thân vào nhân vật để cảm nhận những nỗi đắng cay trong cuộc đời của họ. Ta thấy cái nhìn độ lượng, thương cảm của nhà văn khi miêu tả căn nhà tồi tàn của mẹ Lê "chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát", mùa rét phải rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm và tác giả so sánh cảnh tượng đó "trông như một ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc". Để đặc tả sự nghèo khổ của nhà mẹ Lê, tác giả cho ta thấy "cách kiếm ăn' khổ cực và bấp bênh của bà mẹ này:" Từ buổi sáng tinh sương mùa nực cũng như mùa rét bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng ". Ấy vậy mà đó là những ngày sung sướng nhất vì khi ấy còn có người mướn bác làm việc. Những con người sống với nghề nghiệp bấp bênh ấy trở nên tội nghiệp hơn khi những ngày mùa qua đi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ. Những khó khăn ấy không chỉ đến với riêng mẹ Lê mà với tất cả những người dân trong xóm ngụ cư nghèo khổ ấy. Đặc tả một khung cảnh đói khổ và buồn bã, tác phẩm dường như báo hiệu cho chúng ta thảm cảnh Ất Dậu.
Đói rét, nghèo khổ nhưng với Thạch Lam những con người trong" nhà mẹ Lê "trước bờ vực thẳm của cuộc đời không bị tha hóa, biến dạng. Giữa cái giá lạnh của cuộc sống họ" lặng lẽ, âm thầm chịu khổ một mình, không than thở với láng giềng hàng xóm bởi vì ai nấy đều biết cũng nghèo khốn như nhau ". Đây là một đặc điểm của các nhân vật trong sáng tác của Thạch Lam. Nhà văn luôn" chắt chiu cái đẹp "ấy tạo ra một thế giới nhân vật mà ở đó luôn âm thầm, lặng lẽ chịu đựng và hi sinh (Tâm trong" cô hàng xén ", Liên trong" một đời người "). Những con người ấy không dám thổ lộ nỗi khổ của mình phải chăng sợ làm tổn thương người khác? Họ âm thầm đồng cảm với nhau, lặng lẽ chia sẻ cùng nhau mà không có một phản ứng mạnh mẽ, một phản kháng quyết liệt nào về hiện thực tối tăm bao quanh mình.
Nhân vật trong" nhà mẹ Lê "sống trọn vẹn với niềm vui và cả những nỗi buồn. Những con người ấy thiếu thốn về vật chất nhưng không thiếu thốn về tinh thần. Họ không cô đơn trong cuộc sống cũng không cô độc trong cuộc đời bởi họ luôn mang trong tâm hồn mình tình người ấm áp. Tình người đẹp đẽ ấy phải chăng xuất phát từ tấm lòng bao la của nhà văn dành cho những kiếp người nhỏ bé? Thạch Lam đã đưa họ đến gần nhau để những con người ấy không chỉ thấu hiểu mà còn chia sẻ và giúp đỡ nhau. Mẹ Lê khi bị chó nhà giàu cắn được đưa về nhà trong cơn đau vẫn xúc động nói" may gặp bác Đối, chứ không biết bao giờ mới lê về được đến nhà "và khi người mẹ ấy chết đi chính những người nghèo khổ ấy đã" mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn vào bãi tha ma nhỏ đầu làng ". Họ quay trở về ái ngại và xót xa cho những đứa con tội nghiệp của người mẹ xấu số. Tác phẩm vì thế được bao trùm bởi tình yêu thương. Đó không chỉ là tình thương của những con người cùng cảnh ngộ trong truyện mà còn là tình thương của độc giả dành cho nhân vật và của chính nhà văn với" đứa con tinh thần ".
" Nhà mẹ Lê' vừa mang yếu tố hiện thực vừa được khoác lên mình màu sắc lãng mạn . Thạch Lam không chỉ cảm thông mà còn trân trọng nhân vật của mình. Sự trân trọng ấy được biểu hiện từ cách gọi tên các nhân vật. Nhà văn không gọi nhân vật của mình là "thị", "y", "hắn" như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao.. mà gọi một cách trân trọng, trìu mến "mẹ Lê", "mẹ Đối", "mẹ Hiền". Xuyên suốt tác phẩm mẹ Lê được gọi là "bác". Nó giống như đây là một câu chuyện kể về một người thân quen cùng một hoàn cảnh, cùng một tầng lớp trong xã hội.
3. Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích nhà mẹ Lê
Thạch Lam (1910 - 1942) là người đôn hậu và rất đỗi tinh tế. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Ông thường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những xúc cảm mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình. Một trong những tác phẩm thể hiện sức hấp dẫn trong lối viết văn ấy của Thạch Lam là truyện ngắn Nhà mẹ Lê. Truyện mang những nét đặc sắc nghệ thuật vô cùng phong phú mà chỉ có Thạch Lam mới tạo nên được điều ấy!
Được tạo bởi cốt truyện đơn giản, xoay quanh những ngày tháng xoay sở kiếm ăn nuôi con của mẹ Lê những Thạch Lam vẫn không để cho người đọc vơi đi sự hứng thú cũng như ấn tượng đối vo2í tác phẩm. Xây dựng tình huống truyện đặc sắc- tình huống mẹ Lê đến nhà ông Bá vay tiền để mua gạo nuôi các con nhưng bị gia chủ thả chó dữ cắn, mẹ Lê bị thương nặng cùng với cái kết vô cùng ý nghĩa- nhân vật đã không thể chiến thắng hoàn cảnh, phản ánh hiện thực xã hội đương thời, một xã hội vô nhân đạo không thể cứu con người thì dường như Thạch Làm đã tạo nên một điểm nhấn cũng như một ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc.
Thành công trong việc sử ngôi thứ ba để góp phần vào công cuộc xây dựng nhân vật cho truyện. Thạch Lam đã khắc họa nhân vật thông qua dáng vẻ bên ngoài, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ. Và được khám phá ở số phận, phẩm chất. Nhân vật được đặt trong những tình huống đầy khó khăn, dẫn đến sự lựa chọn.
Có thế nói, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện ngắn đã tác động rất lớn tới việc thể hiện chủ đề tác phẩm một cách sâu sắc. Nó đã phản ánh bức tranh cuộc sống đầy khốn khó của những người dân nghèo nơi phố chợ nghèo trước cách mạng. Từ đó giấy lên niềm đồng cảm xót thương của nhà văn dành cho những mảnh đời bất hạnh. Ca ngợi vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng. Nó vừa phản ánh hiện thực vừa chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc. Và thông quá đó giúp mỗi người đọc thấu hiểu được cuộc sống của nhân dân ta trong một thời kì đầy khó khăn trước cách mạng đồng thời khơi dậy những tình mẫu tử thiêng liêng. Và hơn cả là thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về tác phẩm.
"Thạch Lam pha trộn chất bi đát cùng với chất thơ thành một thể tuyệt vọngmới, âu yếm trùm lên những thân phận không còn là phận người trước khi trởnên thây người. Cả truyện ngắn là một liều lượng pha trộn tuyệt vời đói khát vớino đủ, yêu thương với ác nghiệt, hy vọng với tuyệt vọng qua những hình ảnhđẹp rướm máu, cái chết của mẹ Lê âm thầm dẫn đến những cái chết của mườimột đứa con, tuy không nói ra, lại càng làm cho chúng ta cảm thấy bàn tay củatử thần sờ trán mỗi đứa nhỏ mỗi lúc một gần trong từng tích tắc còn lại." (ThụyKhuê). Thạch Lam với cái nhìn nhân đạo đã mang đến cho người đọc những day dứt khôn nguôi về một số phận, những cuộc đời. Những cuộc đời cứ chìmdần và mất hút vào trong bóng tối, không có tương lai, không một hi vọng.Thạch Lam đã lặng lẽ âm thầm phản ánh đời sống khó khăn của con người với cái nhìn đôn hậu và đầy thương cảm, nhà văn đã nâng niu từng vẻ đẹp đờithường giản dị với tình cảm của một con người trân trọng và yêu mến những giá trị của cuộc sống. Những điều đó không chỉ làm nên một dấu ấn đẹp trên văn đàn mà còn tạo nên sức sống lâu bền trong văn Thạch Lam.
Không thể không công nhận tài năng của ông. Và hơn cả, là không thể không khẳng định Nhà mẹ Lê của Thạch Lam là một truyện ngắn được viết nên với những nét đặc sắc nghệ thuật vô cùng ấn tượng. Để lại trong tôi những xúc cảm vô cùng sâu sắc - gợi lên tấm lòng thương cảm, tình yêu thương trong cuộc sống cùng với vẻ đẹp của tình mẫu tử.
4. Nghị luận tác phẩm Nhà mẹ Lê
Tác phẩm “Nhà mẹ Lê” của nhà văn Thạch Lam được xem là một trong những tác phẩm văn học hay và ý nghĩa nhất của văn học Việt Nam. Tác phẩm đã mang đến cho độc giả một cái nhìn sâu sắc về những tình cảm gia đình và giá trị con người. Trong bài văn này, chúng ta sẽ phân tích và đánh giá chủ đề và nhân vật trong tác phẩm “Nhà mẹ Lê”.
Chủ đề của tác phẩm là tình mẹ con. Tác giả đã khéo léo miêu tả những tình cảm đầy sâu sắc giữa mẹ và con trong gia đình Lê. Ông đã cho thấy sự hy sinh và tình yêu vô bờ bến của người mẹ đối với con trai mình, mặc cho con trai đã làm những điều không đúng đắn trong cuộc đời. Tình mẹ con được thể hiện rõ nét qua những hình ảnh đẹp như khi mẹ Lê dành tình yêu thương cho đứa con nuôi của mình, hay khi cô trò chuyện với con trai về những khó khăn trong cuộc sống.
Nhân vật chính trong tác phẩm là bà Lê, một người mẹ hiền lành và tốt bụng. Bà là người đã hy sinh tất cả cho gia đình và đứa con trai bất hạnh của mình. Nhân vật bà Lê đã được miêu tả rất chi tiết và sâu sắc, từ những nét mặt đầy tình yêu thương đến những hành động của bà, đều được tác giả miêu tả rất đặc sắc. Bà Lê đại diện cho tình mẹ con, tình yêu và hy sinh cho con cái, và đó cũng chính là thông điệp chính của tác phẩm.
Bên cạnh đó, tác phẩm còn thể hiện sự tôn trọng đối với giá trị con người. Tác giả đã cho thấy sự chân thành và lòng trắc ẩn của nhân vật chính khi đối xử với những người xung quanh, dù là con nuôi hay những người bạn. Tác phẩm còn cho thấy sự tình cảm của những người con khi bảo vệ, giúp đỡ cho mẹ trong những lúc khó khăn.
Điểm nổi bật khác của tác phẩm là nhân vật chính - bà Lê, một người mẹ đơn thân với hai đứa con, sống với niềm đam mê với những giá trị truyền thống và những ý tưởng độc lập của mình. Bà Lê là một nhân vật mạnh mẽ và đáng nể, dù trong hoàn cảnh khó khăn nhưng bà vẫn luôn lạc quan, kiên trì và tận tụy trong cách sống của mình. Bà Lê đại diện cho một phần của xã hội Việt Nam những năm 1940, khi đất nước đang chịu sự chi phối của Pháp. Nhân vật này cũng đại diện cho phong trào độc lập Việt Nam, với tư cách là một người yêu nước và lạc quan về tương lai của đất nước.
Tuy nhiên, cũng có những điểm yếu trong tác phẩm này. Một trong những điểm đó là cách thể hiện của tác giả không thực sự tốt, khiến câu chuyện trở nên khá khó hiểu và có phần rời rạc. Điều này có thể khiến cho độc giả cảm thấy khó khăn trong việc tiếp cận với tác phẩm, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu đọc tác phẩm của Thạch Lam.
Tổng kết lại, “Nhà mẹ Lê” là một tác phẩm văn học đặc sắc về cuộc sống của người dân Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Tác phẩm đã thể hiện một cách tốt những giá trị truyền thống, độc lập và tình yêu quê hương của người Việt, qua câu chuyện về bà Lê và gia đình của bà. Mặc dù tác phẩm có một số điểm yếu, nhưng vẫn đáng để đọc và tìm hiểu, đặc biệt là đối với những người yêu văn học Việt Nam.
5. Phân tích nhân vật mẹ Lê
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
(6 đề) Gió lạnh đầu mùa đọc hiểu có đáp án
(4 đề) Sở kiến hành đọc hiểu
Viết bài văn phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật của một tác phẩm văn học mà em đã học
Bà lão lòa đọc hiểu (có đáp án)
(5 mẫu) Em hãy viết một bài luận giới thiệu bản thân để ứng tuyển vào câu lạc bộ em thích
(Cực hay) Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc
(5 mẫu) Viết bài giới thiệu một tập thơ một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết
(4 mẫu) Bạn suy nghĩ như thế nào về quan niệm cho rằng con người là chúa tể của tự nhiên
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 10
Dựa vào bảng 38 và dữ liệu thu thập được, em hãy viết một báo cáo ngắn về tình hình phát triển ngành du lịch trên thế giới
Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Địa lí 10 có đáp án
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam siêu hay
Nghị luận về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của danh nhân Nguyễn Trãi
Phân tích hình ảnh nhân vật chị đĩ Chuột
Tìm hiểu mức độ quan tâm của học sinh lớp bạn đối với âm nhạc truyền thống