(4 đề) Sở kiến hành đọc hiểu
Đọc hiểu Sở kiến hành
Sở Kiến Hành là một tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du được sáng tác theo thể thơ ngũ ngôn cổ phong và được xếp trong tập Bắc hành tạp lục. Sở kiến hành được Nguyễn Du sáng tác trong khoảng thời gian đi sứ sang Trung Quốc ghi lại những điều mắt thấy tai nghe của tác giả. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bộ đề đọc hiểu Sở kiến hành có đáp án giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.
1. Đọc hiểu Sở kiến hành đề 1
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Sở kiến hành
(Những điều trông thấy)
(Nguyễn Du)
Một mẹ cùng ba con,
Lê la bên đường nọ
Đứa bé ôm trong lòng
Đứa lớn tay mang giỏ.
Trong giỏ đựng những gì?
Mớ rau lẫn tấm cám
Nửa ngày bụng vẫn không
Áo quần thật lam lũ.
Gặp người chẳng dám nhìn
Lệ sa vạt áo ướt
Mấy con vẫn cười đùa
Biết đâu lòng mẹ xót.
Lòng mẹ xót vì sao?
Đói kém phải xiêu bạt.
Nơi đây mùa khá hơn
Giá gạo không quá đắt.
Quản chi bước lưu li
Miễn sống qua thì đói
Nhưng một người làm thuê
Nuôi bốn miệng sao nổi!
Lần phố xin miếng ăn
Cách ấy đâu được mãi!
Chết lăn rãnh đến nơi
Thịt da béo cầy sói.
Mẹ chết có tiếc gì
Thương con càng dứt ruột.
Nỗi đau như xé lòng
Trông mặt trời vàng úa.
Gió lạnh bỗng đâu về
Khách qua đường thương xót.
Đêm qua trạm Tây Hà
Mâm cỗ sang vô kể
Nào vây cá, gân hươu
Lợn dê mâm đầy ngút
Quan lớn không chọc đũa
Tùy tùng chỉ nếm chút
Thức ăn thừa đổ đi
Chó no ngấy món ngon
Biết đâu bên đường quan
Có mẹ con cực khổ!
Ai vẽ bức tranh này
Dâng lên nhà vua rõ!
Nguyễn Hữu Bông dịch (Rút trong tâp Bắc hành tạp lục)
Trả lời các câu hỏi sau
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ:
Trong giỏ đựng những gì?
Mớ rau lẫn tấm cám
Câu 4: Hãy cho biết ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “mặt trời vàng úa” trong đoạn thơ:
Nỗi đau như xé lòng
Trông mặt trời vàng úa.
Câu 5: Cảm hứng nổi bật của bài thơ.
Câu 6. Anh/chị hiểu như thế nào về những dòng thơ:
Nửa ngày bụng vẫn không
Áo quần thật lam lũ.
Gặp người chẳng dám nhìn
Lệ sa vạt áo ướt
Câu 7. Hình ảnh trong câu thơ : “ Mẹ chết có tiếc gì – Thương con càng đứt ruột” có ý nghĩa gì với anh/chị?
Câu 8. Từ hai câu thơ sau:
“Ai vẽ bức tranh này
Dâng lên nhà vua rõ!”
Anh/chị có suy nghĩ gì về tinh thần dám đấu tranh, tố cáo trong xã hội hiện đại ngày hôm nay.
Đáp án
Phần | Câu/Ý | Nội dung | Điểm |
I | Đọc hiểu | 6.0 | |
1 | Thể thơ của văn bản trên: Ngũ ngôn/ Ngũ ngôn trường thiên Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. – Học sinh không trả lời/ trả lời không đúng: 0 điểm | 0.5 | |
2 | Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Người khách qua đường/ tác giả Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. – Học sinh không trả lời/ trả lời không đúng: 0 điểm | 0,5 | |
3 | Biện pháp tu từ: Liệt kê Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. – Học sinh không trả lời/ trả lời không đúng: 0 điểm | 0,5 | |
4 | Hình ảnh “mặt trời vàng úa” tượng trưng cho: Sự sống đang cạn kiệt héo úa, sự tuyệt vọng của người mẹ trước hoàn cảnh khó khăn Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời 1/2 ý như đáp án: 0,5 điểm – Học sinh trả lời chung chung có ý hướng vào đáp án: 0,25 điểm – Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0 điểm | 1,0
| |
5 | Cảm hứng nổi bật : Lòng cảm thương sâu sắc trước hoàn cảnh của bốn mẹ con ăn xin, tố cáo xã hội phong kiến bất công, mong muốn sự công bằng trong xã hội . Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời 2 ý như đáp án: 0,75 điểm – Học sinh trả lời 1 ý như đáp án: 0,5 điểm – Học sinh trả lời chung chung có ý hướng vào đáp án: 0,25 điểm – Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0 điểm | 1.0 | |
6 | Hiểu về những dòng thơ: Nửa ngày bụng vẫn không Áo quần thật lam lũ. Gặp người chẳng dám nhìn Lệ sa vạt áo ướt – Cuộc sống đói khổ, khó khăn, thiếu thốn của bốn mẹ con – Mẹ xót thương, tủi hờn cho hoàn cảnh khốn khó mà các con phải gánh chịu Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm – Học sinh trả lời được 01 ý: 0,5 điểm – Học sinh trả lời chung chung có ý hướng vào đáp án: 0,25 điểm – Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0 điểm | 1.0 | |
7 | Hình ảnh trong câu thơ: “ Mẹ chết có tiếc gì – Thương con càng đứt ruột” – Hình ảnh khẳng định, ngợi ca sự hi sinh cao cả của người mẹ – Truyền tải thông điệp về tình mẫu tử thiêng liêng trong cuộc sống Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm – Học sinh trả lời được 01 ý: 0,5 điểm – Học sinh trả lời chung chung nhưng có hướng vào nội dung yêu cầu : 0,25điểm | 1.0
| |
8 | Từ hai câu thơ sau: “Ai vẽ bức tranh này Dâng lên nhà vua rõ!” Anh/Chị có suy nghĩ gì về tinh thần dám đấu tranh, tố cáo trong xã hội hiện đại ngày hôm nay. – Xã hội luôn tồn tại những bất công, cái xấu, cái ác… – Cần phải đấu tranh để đem lại sự công bằng và loại bỏ cái xấu, cái ác Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án hoặc có ý tương đương: 0,5 điểm – Học sinh trả lời được 01 ý/Học sinh trả lời chung chung nhưng có hướng vào nội dung yêu cầu : 0,25 điểm | 0,5
|
2. Đọc hiểu Sở kiến hành đề 2
Bài thơ: Sở kiến hành
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 2. Tình cảnh đói khổ của bốn mẹ con được thể hiện qua những hình ảnh nào?
Câu 3. Theo anh/chị, “bức tranh” được nói đến trong đoạn thơ trên là gì?
Câu 4. Nhận xét về thái độ của tác giả trong đoạn thơ trên.
Gợi ý
1. PTBĐ chính: Biểu cảm, miêu tả.
2. Qua trưa mà chưa được ăn; áo quần rách rưới; nước mắt chảy ròng ròng;
3. Bức tranh đói khổ, thảm hại, cơ cực, đau thương của người dân gặp nạn trong thời kì đó cùng với sự đối lập của sự lãng phí, xa hoa của tầng lớp quan lại.
4. Thái độ tác giả: cảm thông, thương xót, đau xót và đồng cảm cho những vất vả, nhọc nhằn, gian khổ của người dân thời kì đó.
2. Đọc hiểu Sở kiến hành đề 2
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong bài thơ.
Câu 3. Bài thơ có thể chia thành mấy phần, nội dung từng phần?
Câu 4. Tình cảnh của bốn mẹ con được miêu tả như thế nào?
Câu 5. Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả mâm cỗ quan, hình ảnh đó nói lên điều gì về cuộc sống của tầng lớp quý tộc?
Câu 6. Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong đoạn trích trên.
Câu 7. Thái độ của nhà thơ thể hiện trong hai câu cuối là thái độ gì?
Ai vẽ bức tranh này
Dâng lên nhà vua rõ!
Câu 8. Khái quát giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của đoạn trích.
Gợi ý trả lời câu hỏi:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2.
- Yếu tố tự sự: Kể lại câu chuyện về bốn mẹ con người hành khất mà nhà thơ chứng kiến trên đường đi sứ Trung Quốc với những miêu tả tỉ mỉ về ngoại hình, dáng vẻ, tình cảnh đói khổ đáng thương..
- Yếu tố trữ tình trong bài thơ:
+ Bộc lộ cảm xúc đau khổ, xót xa của người mẹ khi chứng kiến cảnh các con phải chịu đói.
+ Bộc lộ cảm xúc xót xa, thương cảm cho bốn mẹ con hành khất cũng như thái độ bất bình của nhà thơ trước bất công xã hội.
+ Âm điệu, giọng điệu bài thơ: Bi thương, sầu buồn.
Câu 3.
Bài thơ có thể chia thành 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến Khách qua đường thương xót: Tình cảnh đáng thương của bốn mẹ con ăn xin.
- Phần 2: Tiếp theo đến Chó no ngấy món ngon: Cảnh giàu sang chốn nhà quan.
- Phần 3: 4 câu cuối: Cảm xúc, thái độ của nhà thơ.
Câu 4.
Tình cảnh của bốn mẹ con:
- Đói khổ, rách rưới: Nửa ngày bụng vẫn không/ Áo quần vẻ co dúm;
- Phải tha phương nơi đất khách quê người, ăn xin sống qua ngày: Đói kém phải phiêu bạt.. Lần phố xin miếng ăn..
- Tương lai mịt mờ, cái chết chờ chực: Chết lăn rãnh đến nơi/ Thịt da béo cầy sói
=> Đó là tình cảnh cơ cực, đói khổ, đáng thương.
Câu 5.
- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả mâm cỗ quan: Sang vô kể, vây cá, gân hươu, lợn dê, mâm đầy ngút..
- Hình ảnh đó nói cuộc sống giàu sang, xa hoa của tầng lớp quý tộc.
Câu 6.
- Nghệ thuật đối trong đoạn trích: Tình cảnh đói khổ của bốn mẹ con ăn xin >< cảnh giàu sang của nhà quan.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự bất công của xã hội: Nhân dân lầm than, đói khổ; tầng lớp quan lại thì xa hoa, lãng phí.
+ Thể hiện thái độ bất bình, lên án của Nguyễn Du trước hiện thực bất công ấy.
+ Tăng giá trị gợi hình, biểu cảm, sự sâu sắc cho bài thơ.
Câu 7.
Ai vẽ bức tranh này
Dâng lên nhà vua rõ!
Thái độ của nhà thơ: Chứng kiến hiện thực bất công của xã hội, Nguyễn Du lên tiếng đả kích, phê phán những kẻ làm quan, làm vua mà không quan tâm đến nỗi cực khổ của nhân dân: Quan thì ăn chơi trụy lạc, vua thì bù nhìn, vô dụng.
Câu 8.
- Giá trị hiện thực: Bài thơ phản ánh hiện thực bất công trong xã hội Trung Quốc: Nhân dân đói khổ, lầm than; tầng lớp phong kiến quý tộc thì giàu sang, trụy lạc.
- Giá trị nhân đạo:
+ Đoạn trích thể hiện lòng cảm thông, thương xót của nhà thơ đối với bốn mẹ con ăn xin nói riêng, với những kiếp người nghèo khổ nói chung.
+ Gián tiếp tố cáo xã hội bất công tước đi quyền sống của con người;
+ Lên tiếng đòi quyền sống cho họ..
4. Sở kiến hành trắc nghiệm có đáp án
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
- Lục bát
- Ngũ ngôn
- Tự do
- Song thất lục bát
Câu 2. Bài thơ trên có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào sau đây?
- Tự sự và thuyết minh
- Thuyết minh và nghị luận
- Tự sự và nghị luận
- Tự sự và biểu cảm
Câu 3. Nhân vật chính trong bài thơ là?
- Người mẹ
- Người mẹ cùng ba đứa con
- Quan lớn
- Nhà vua
Câu 4. Những dòng thơ nào sau đây miêu tả cuộc sống đói rách của mẹ con người ăn xin?
- Một mẹ cùng ba con/ Lê la bên đường nọ
- Trong giỏ đựng những gì/ Mớ rau lẫn tấm cám
- Chết lăn rãnh đến nơi/ Thịt da béo cầy sói
- Nửa ngày bụng vẫn không/ Quần áo vẻ co dúm
Câu 5. Bài thơ vẽ lên hai bức tranh tương phản giữa:
- Cuộc sống của người mẹ và người con
- Cuộc sống của mẹ con người ăn xin và cuộc sống của nhà vua
- Cuộc sống của bọn quan lại và cuộc sống của nhà vua
- Cuộc sống của mẹ con người ăn xin và cuộc sống của bọn quan lại
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên thái độ của tác giả được thể hiện qua bài thơ?
- Lên án cuộc sống xa hoa lãng phí của giai cấp thống trị
- Đồng cảm, xót thương đối với những người dân đói khổ
- Phê phán sự cai quản thiếu sáng suốt của nhà vua
- Cả A và B
Câu 7. Bài thơ trên chứa đựng những giá trị nào sau đây?
- Giá trị hiện thực và giá trị thẩm mĩ
- Giá trị nhân đạo và giá trị nhận thức
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
- Giá trị thẩm mĩ và giá trị giáo dục
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích đoạn trích khi tỉnh rượu giấc tàn canh (Truyện Kiều)
Tóm tắt cốt truyện Truyện Kiều lớp 11
Top 6 bài thuyết minh về tác phẩm Truyện Kiều siêu hay
Hơi ấm ổ rơm đọc hiểu
Phân tích một biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều
Soạn văn 11 Tác gia Nguyễn Du ngắn nhất
Suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc “Tiểu Thanh kí”
Gợi ý cho bạn
-
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học lớp 10 Cánh Diều
-
Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Giết con sư tử ở Nê-mê
-
Em hãy cho biết vì sao Nhà nước cần phải ban hành hiến pháp KTPL10
-
Đề thi giữa kì 2 môn Địa lí 10 Chân Trời Sáng Tạo có đáp án
-
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ thể hiện niềm giao cảm với thiên nhiên và con người
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 10
Em hãy sưu tầm một số quy tắc hoặc công cụ hỗ trợ quản lí tài chính cá nhân hiệu quả
Bài tập bổ trợ Tiếng Anh 10 i-Learn Smart World có đáp án (Unit 1-5)
Bài thơ Cây chuối đọc hiểu
Viết bài giới thiệu một sản phẩm thân thiện với môi trường (6 bài)
Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức (13 đề)
Soạn bài Xúy Vân giả dại Kết nối tri thức ngắn nhất