Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan?

Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan? Cơ thể con người là sự kết hợp hài hòa giữa các bộ phận trong cơ thể. Mỗi tế bào dù nhỏ nhưng cũng là mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển của cơ thể. Các bạn có biết loại mô có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan không? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan?

Trong cơ thể người, loại mô có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan là các mô liên kết.

Mô liên kết là là một trong bốn loại mô động vật cơ bản, cùng với mô biểu mô, mô cơ và mô thần kinh. Nó được phát triển từ trung bì. Mô liên kết được tìm thấy ở giữa các mô khác ở khắp mọi nơi trong cơ thể, kể cả hệ thần kinh.

2. Mô thần kinh có chức năng gì?

Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.

Mô thần kinh bao gồm các tế bào thần kinh (nơron) và các tế bào thần kinh đệm.

3. Loại mô nào không được xếp cùng nhóm với các mô còn lại?

Loại mô nào không được xếp cùng nhóm với các mô còn lại?

Loại mô không được xếp cùng nhóm với các mô còn lại là mô cơ trơn.

Mô cơ trơn thuộc về nhóm mô cơ còn mô máu, mô xương và mô mỡ thuộc về nhóm mô liên kết

4. Hệ cơ ở người được chia làm mấy loại mô?

Mô cơ ở người được chia thành 3 loại: mô cơ trơn, mô cơ vân và mô cơ tim

Trong đó:

  • Cơ vân

Cơ vân giúp di chuyển các bộ phận bên ngoài của cơ thể và các chi. Cơ vân bao phủ xương và tạo hình dáng cho cơ thể chúng t

Cơ vân là loại cơ duy nhất có thể được kiểm soát một cách có ý thức. Hầu hết các chuyển động của chúng ta xảy ra khi cơ vân co lại. Bao gồm di chuyển mắt, đầu, cánh tay, ngón tay, chạy, đi bộ và nói chuyện, biểu cảm trên khuôn mặt như cười, cau mày, miệng và chuyển động lưỡi đều được kiểm soát bởi các cơ vân.

Cơ vân liên tục thực hiện các điều chỉnh nhỏ để duy trì tư thế, giúp giữ thẳng một người hoặc giữa đầu ở một vị trí. Các xương cần được giữ đúng vị trí để khớp xương không bị trật khớp. Các cơ vân và gân giúp thực hiện điều này.

Cơ vân cũng tạo ra nhiệt khi chúng co lại và giải phóng ra. Điều này giúp duy trì nhiệt độ cơ thể. Có đến khoảng 85% nhiệt lượng cơ thể là do sự co cơ.

  • Cơ trơn

Cơ trơn có trách nhiệm cho các chuyển động trong dạ dày, ruột, động mạch và các cơ quan rỗng. Các cơ trơn trong ruột còn được gọi là cơ nội tạng.

Các cơ này được kích hoạt một cách tự động. Chúng ta không biết rằng chúng đang hoạt động hay nghỉ ngơi. Không giống như cơ vân, chúng hoạt động không phụ thuộc vào suy nghĩ có ý thức của chúng ta.

Các cơ trơn trong các thành của ruột co lại giúp đẩy thức ăn về phía trước. Trong khi sinh con, các cơ trơn trong tử cung của người phụ nữ co lại để đẩy thai nhi ra ngoài. Đồng tử của chúng ta co lại hay giãn ra, tùy thuộc vào lượng ánh sáng chiếu vào đồng tử. Những chuyển động này phụ thuộc vào chuyển động của cơ trơn.

  • Cơ tim

Cơ tim là loại cơ riêng chỉ có ở trái tim của chúng ta. Cơ tim chịu trách nhiệm co bóp tạo ra nhịp tim.

Các cơ tim hoạt động liên tục mà không dừng lại, ngày cũng như đêm. Chúng hoạt động một cách tự động, chúng tạo ra các xung điện tạo ra các cơn co thắt của tim, nhưng kích thích tố và kích thích từ hệ thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến các xung này. Như khi bạn sợ hãi, nhịp tim của bạn tăng lên.

Cơ tim co lại để trái tim có thể bơm máu cho chúng ta và giải phóng để trái tim có thể đổ đầy máu trở lại.

Hoa Tiêu vừa giới thiệu đến bạn đọc loại mô có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan. Mỗi loại mô đều có những chức năng riêng nhưng tổng thể đều để duy trì và phát triển các hoạt động sống của tế bào, cơ thể.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 4.970
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi