Ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về lòng tự trọng

Ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về lòng tự trọng. Biết tự trọng sẽ giúp con người được yêu mến và nâng cao giá trị của bản thân hơn. Từ nhỏ hẳn mỗi người đều được dạy phải biết tự trọng. Vậy tự trọng được biểu hiện thế nào? Tính tự trọng được răn dạy trong các câu ca dao, tục ngữ ra sao? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Ca dao, tục ngữ nói về lòng tự trọng

1.1 Tục ngữ nói về lòng tự trọng

1. Giấy rách phải giữ lấy lề.

2. Đói cho sạch, rách cho thơm.

3. Đất quê chớ người không quê

4. Thà chết vinh còn hơn sống nhục

5. Cọp chết để da, người ta chết để tiếng

6. Danh dự quý hơn tiền bạc.

7. Đói miếng hơn tiếng đời

8. Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh lúc còn trẻ.

9. Chết đứng hơn sống quỳ

10. Tốt danh hơn lành áo.

11. Sống chớ khom lưng, uốn gối, dập đầu.

12. Chết trong còn hơn sống đục.

1.2 Ca dao về lòng tự trọng

1. Rượu ngon bất luận be sành.

Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.

2. Cứ trong đạo lý luân thường,

Làm người phải giữ kỷ cương làm đầu.

3. Biết thì thưa thớt

Không biết thì dựa cột mà nghe.

2. Thành ngữ nói về lòng tự trọng

1Áo rách cốt cách người thương

2. Ăn có mời, làm có khiến

3. Thà làm ngọc nát còn hơn ngói lành

4. Ăn một miếng tiếng một đời

5. Bụt không thèm ăn mày ma

6. Danh dự quý hơn tiền bạc

Đặc điểm của thành ngữ chỉ là 1 cấu trúc thôi, nó không như tục ngữ hay ca dao là 1 cấu tạo câu hoàn chỉnh nên nếu các bạn gặp thành ngữ nói về lòng tự trọng có thể cùng nhau đóng góp dưới bình luận bài viết nhé.

3. Biểu hiện của tự trọng

Dưới đây là một số biểu hiện của tự trọng:

  • Cư xử đúng mực và phù hợp.
  • Biết giữ lời đã hứa.
  • Tự giác hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Không xun xoe, xu nịnh người khác
  • Ý thức được giá trị của mình

Ngoài những biểu hiện này, còn có những biểu hiện về lòng tự trọng khác, các bạn hãy tìm thêm và chia sẻ cùng Hoa Tiêu nhé.

4. Em hãy kể lại một câu chuyện nói về tính tự trọng

Em hãy kể lại một câu chuyện nói về tính tự trọng

Dưới đây là một câu chuyện về lòng tự trọng

Câu chuyện 1:

Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:

  • Người lớn: $10.00
  • Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00
  • Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí”

Đọc xong, ông nói với người bán vé:

– Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.

– Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.

– Vâng.

– Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.

– Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.

Câu chuyện 2:

Sáng chủ nhật tuần trước, mẹ chở tôi đi ăn sáng ở một tiệm phở trên đường Lý Thái Tổ. Khách ăn khá đông, ngồi kín cả mấy dãy bàn phía trong nên mạ con tôi phải ngồi ở chiếc bàn ngoài cùng, sát vỉa hè.

Lúc hai tô phở thơm ngon vừa được bưng ra thì một cậu bé trạc mười tuổi, trên tay cầm một xấp vé số tiến lại gần chỗ mẹ tôi, cất tiếng mời:

– Cô ơi! Mua mở hàng giùm con mấy tờ lấy hên đi cô!

Mẹ tôi vốn là người ít khi mua vé số nhưng trước vẻ ngây thơ và tội nghiệp của cậu bé, mẹ cũng mua hai tờ và đưa cho cậu bé năm ngàn đồng, bảo khỏi phải trả lại tiền thừa.

Cậu bé loay hoay tìm trong mớ tiền lẻ, lấy ra một ngàn rồi đưa trả mẹ tôi bằng cả hai tay:

– Cháu gửi lại cô ạ!

Mẹ tôi khen cậu bé ngoan, tuy nhỏ mà đã có lòng tự trọng.

4. Thiếu tự trọng

Trái ngược lại với tự trọng chính là thiếu tự trọng. Thiếu tự trọng có thể được thể hiện như sau:

  • Nói dối để hưởng lợi
  • Hạ thấp bản thân để xu nịnh người khác
  • Làm bất kỳ việc gì có lợi cho mình

Hoatieu vừa gửi đến bạn đọc những câu ca dao, tục ngữ về tính tự trọng. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
57 24.728
2 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • thao vu
    thao vu

    tìm 2 câu thành ngữ nói về lòng tự tronngj


    Thích Phản hồi 24/10/21
    • thao vu
      thao vu

      tìm 2 câu thành ngữ nói về lòng tự trọng


      Thích Phản hồi 24/10/21