Lao động trừu tượng là gì? (cập nhật mới nhất 2024)

Lao động trừu tượng là gì? Lao động là hoạt động quan trọng của con người trong đời sống. Lao động gồm lao động trừu tượng và lao động cụ thể. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu các loại hình lao động và phân công lao động xã hội nhé.

Lao động trừu tượng, cụ thể, phức tạp
Lao động trừu tượng, cụ thể, phức tạp

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp kiến thức cho bạn đọc về Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa; Lao động trừu tượng là gì? Lao động cụ thể là gì, lao động phức tạp là gì? Ví dụ cụ thể... Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là gì?

Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị là do lao động của người sản xuất ra hàng hóa có tính hai mặt. Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết định tính hai mặt của bản thân hàng hóa.

C.Mác là người đầu tiên đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.

2. Lao động trừu tượng là gì?

Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói chung.

Lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của hàng hóa. Như vậy, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa.

Câu hỏi trắc nghiệm: Lao động trừu tượng là?

  • A. Là phạm trù riêng của CNTB
  • B. Là phạm trù của mọi nền kinh tế hàng hoá
  • C. Là phạm trù riêng của kinh tế thị trường
  • D. Là phạm trù chung của mọi nền kinh tế

Đáp án: Chọn B. Là phạm trù của mọi nền kinh tế hàng hoá. là đáp án đúng

Lao động trừu tượng là Là phạm trù của mọi nền kinh tế hàng hoá.

3. Đặc trưng của lao động trừu tượng

- Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa làm cơ sở cho sự ngang bằng trao đổi.

- Giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử, do đó lao động trừu tượng tạo ra hàng hóa cũng là một phạm trù lịch sử, nó chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa.

4. Lao động cụ thể là gì?

Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng. Chính những cái riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau.

5. Đặc trưng của lao động cụ thể

- Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể càng nhiều loại thì càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau.

- Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội.

- Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn, vì vậy lao động cụ thể cũng là phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền vối vật phẩm, nó là một điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào.


- Các hình thức phong phú và đa dạng của lao động cụ thể phụ thuộc vào trình độ phát triển và sự áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu trình độ phát triển kinh tế và khoa học - công nghệ ở mỗi thời đại.


- Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng do nó sản giờ cũng do hai nhân tố hợp thành: vật chất và lao động. Lao động cụ thể của con người chỉ thay đổi hình thức tồn tại của các vật chất, làm cho nó thích hợp với nhu cầu của con người.

6. Ví dụ về lao động cụ thể và lao động trừu tượng

Ví dụ về lao động cụ thể

Lao động của một người là thợ may, một người là thợ mộc là hai loại lao động cụ thể khác nhau. Cả hai lao động đều sử dụng những phương pháp, công cụ lao động khác nhau để tạo ra sản phẩm với mục đích sử dụng khác nhau:

Thợ may dùng kim, chỉ, thước, vải, máy may... để tạo ra quần áo, trang phục, giày dép...

Thộ mộc dùng gỗ, máy bào... để tạo ra bàn ghế, tủ đựng đồ, các đồ thủ công mỹ nghệ bằng gỗ...

Ví dụ về lao động trừu tượng

Lao động của thợ mộc và thợ may là hai loại lao động cụ thể khác nhau, sử dụng những công cụ, phương pháp, kỹ thuật khác nhau để tạo ra những sản phẩm có mục đích, giá trị sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy thì chúng đều có điểm chung là được tạo ra bởi công sức lao động, sự tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh của người lao động.

5. Lao động cụ thể là nguồn gốc của?

Lao động cụ thể là nguồn gốc của của cải.

6. Lao động phức tạp là gì?

Lao động cụ thể là nguồn gốc của?

Lao động phức tạp là lao động trải qua huấn luyện, đào tạo, lao động thành thạo.

Lao động phức tạp chỉ là bội số của lao động giản đơn, hay nói cho đúng hơn, là lao động giản đơn được nhân bội lên, thành thử một số lượng lao động phức tạp nhỏ hơn thì tương đương với một số lượng lao động giản đơn lớn hơn.

Sản phẩm của một giờ lao động phức tạp là một hàng hoá có giá trị cao hơn, gấp đôi hay gấp ba lần so với sản phẩm của một giờ lao động giản đơn.

7. Phân công lao động xã hội

Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội.

Nói một cách học thuật hơn thì phân công lao động xã hội (tiếng Anh: Social division of labor) là sự chuyên môn hóa lao động, tức là chuyên môn hóa sản xuất giữa các ngành, trong nội bộ từng ngành và giữa các vùng trong nền kinh tế quốc dân.

Phân công lao động xã hội có tác dụng rất to lớn. Nó là đòn bẩy của sự phát triển công nghệ và năng suất lao động; cùng với cách mạng khoa học và công nghệ, nó góp phần hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lí.

8. Năng suất lao động

Năng suất lao động thường được định nghĩa là số lượng sản phẩm (GDP) được tạo ra trên một đơn vị người lao động làm việc (hoặc trên mỗi giờ lao động).

Ví dụ: Mỗi giờ người thợ may may được 2 cái áo thì năng suất lao động của người thợ may là 2 cái áo/giờ

Theo hướng dẫn về đo lường năng suất của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), năng suất lao động dựa trên giá trị gia tăng là thông số phổ biến nhất để tính toán năng suất lao động.

Hoa Tiêu vừa giải thích cho bạn đọc thế nào là lao động trừu tượng, lao động cụ thể, năng suất lao động và phân công lao động xã hội. Con người phải lao động để tiếp diễn cuộc sống, xã hội cũng cần lao động để phát triển. Do đó, vai trò của lao động trong đời sống là vô cùng quan trọng.

Hy vọng nội dung bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ, phân biệt được khái niệm, sự giống và khác nhau của các loại lao động trên thực tế. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại ý tại phần bình luận, HoaTieu.vn sẽ giải đáp sớm nhất có thể.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
12 32.447
3 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • 🖼️
    Lê Tiến Anh

    Bổ ích

    Thích Phản hồi 22/06/22
    • 🖼️
      Mediterranean sea

      Tài liệu hữu ích

      Thích Phản hồi 22/06/22
      • 🖼️
        Cinderella

        Mấy cái triết học này cũng khó hiểu thật😅

        Thích Phản hồi 22/06/22
        Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm