SKKN Vận dụng phương pháp phân tích khi giải một số dạng Toán hình học Lớp 2+3

Tải về

HoaTieu.vn xin giới thiệu Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp phân tích khi giải một số dạng toán hình học Lớp 2+3 dành cho thầy cô giáo tham khảo để có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và áp dụng các phương pháp giảng dạy giúp học sinh từng bước phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận logic, trí tưởng tượng không gian để thực hành giải toán hình học hiệu quả. Mời các thầy cô tham khảo nhé.

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp phân tích khi giải một số dạng toán hình học lớp 2, lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Toán hình học lớp 2, 3
Sáng kiến kinh nghiệm Toán hình học lớp 2, 3

MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:

2. Lịch sử vấn đề:

3. Phạm vi nghiên cứu:

4. Đối tượng nghiên cứu:

5. Mục đích nghiên cứu của đề tài:

6. Phương pháp nghiên cứu:

7. Cấu trúc của đề tài :

II. NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Vị trí của môn Toán trong trường Tiểu học:

1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học:

1.3. Nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy học:

Chương 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP - NỘI DUNG HÌNH HỌC

I. Nội dung về “các yếu tố hình học” và yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ

năng trong chương trình lớp 2.

1.1. Nội dung chương trình:

1.2. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng:

1.3. Dạy các yếu tố hình học ở lớp 2, 3:

II. Trong SGK Toán 2, 3 hệ thống các bài tập thực hành về yếu tố hình học có mấy dạng cơ bản sau:

1. Về “Nhận biết hình”:

2. Về “Hình vẽ”:

3. Về xếp, ghép hình:

4. Về tính độ dài dường gấp khúc hoặc chu vi của hình:

5. Một số bài tập:

KẾT QUẢ

KẾT LUẬN

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:

Môn Toán là một trong những môn học có vị trí quan trọng ở bậc Tiểu học. Trong những năm gần đây, xu thế chung của thế giới là đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Một trong những bộ phận cấu thành chương trình toán Tiểu học mang ý nghĩa chuẩn bị cho việc học môn hình học ở các cấp học trên, đồng thời giúp học sinh những hiểu biết cần thiết khi tiếp xúc với những “tình huống toán học” trong cuộc sống hàng ngày.

Trong nhiều năm học, tôi đã dạy lớp 2, 3. Tôi nhận thấy việc dạy các yếu tố hình học trong chương trình Toán ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 2, 3 nói riêng là hết sức cần thiết. Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, tư duy của các em còn hạn chế về mặt suy luận, phân tích việc dạy “các yêu tốc hình học” ở Tiểu học sẽ góp phần giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng quan sát, trí tưởng tượng cao và kỹ năng thực hành hình học đặt nền móng vững chắc cho các em học tốt môn hình học sau này ở cấp học phổ thông cơ sở.

Việc dạy các yếu tố hình học lớp 2, 3 như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học đó là nội dung tôi muốn đề cập tới trong đề tài.

Nội dung hình học trong lớp 2, 3 là sự tiếp nối, củng cố và phát triển mở rộng các yếu tố hình học của toán 1. Từ những kiến thức ban đầu về hình học hình dạng, học sinh lớp 2, 3 bước đầu làm quen với hình học định lượng (tính chu vi và diện tích hình chữ nhật, hình vuông... )

Ở lớp 2, 3 đi sâu khai thác những yếu tố chi tiết, cụ thể về góc và cạnh làm nổi bật tính đặc trưng của mỗi loại hình đó (góc vuông, góc không vuông, chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật, tâm, đường kính, bán kính của hình tròn...)

Nội dung các yếu tố hình học trong chương trình sách giáo khoa toán 2, 3 được sắp xếp hợp lí phù hợp với sự phát triển theo từng giai đoạn học tập của học sinh cũng như các mạch kiến thức (số học, đại lượng và đo đại lượng, giải toán có lời văn) của toán 2, 3.

Việc tri giác tổng thể, khái quát mang tính trực quan được trình bày nhiều ở lớp 1, 2 và đến lớp 3 được làm "nhẹ dần" đồng thời "tăng dần" việc tri giác cụ thể chi tiết, các yếu tố đặc trưng đã góp phần hình thành tư duy logic, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của học sinh.

Các bài toán định lượng trong nội dung yếu tố hình học (độ dài cạnh, chu vi, diện tích) được lựa chọn tương ứng với các mạch kiến thức số học, đại lượng, giải toán có lời văn)

Chính vì những vấn đề nêu trên nên việc dạy "Vận dụng phương pháp phân tích khi giải một số dạng toán hình học" còn giúp học sinh từng bước phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp suy nghĩ và khả năng suy luận logic, trí tưởng tượng không gian. Giúp học sinh tập vận dụng những kiến thức toán học vào cuộc sống. Rèn luyện cho học sinh những thói quen, tính cẩn thận, tự lực vượt khó, từng bước hình thành và rèn luyện thói quen, khả năng suy nghĩ độc lập.

Dạy toán ở Tiểu học vừa phải đảm bảo tính hệ thống chính xác của toán học vừa phải đảm bảo tính vừa sức của học sinh. Kết hợp yêu cầu đó là một việc làm khó, đòi hỏi tính khoa học và nhận thức, tốt về cả nội dung lẫn phương pháp. Trong chương trình dạy Toán 2, 3 các yếu tố hình học được đề cập dưới những hình thức hoạt động hình học như: Nhận dạng và gọi đúng tên hình chữ nhật, đường thẳng, đường gấp khúc, biết tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác, biết thực hành vẽ hình.....

Một trong những nhiệm vụ cơ bản dạy học các yếu tố hình học ở lớp 2, 3 là cung cấp cho học sinh những biểu tượng hình học đơn giản, bước đầu làm quen với các thao tác lựa chọn, phân tích, tổng hợp hình, phát triển tư duy, trí tưởng tượng không gian. Nội dung các yếu tố hình học không nhiều, các quan hệ hình học ít, có lẽ vì phạm vi kiến thức các yếu tố hình học như vậy đã làm cho việc nghiên cứu nội dung dạy học này càng lý thú.

Ngoài ra, tôi còn chú ý học hỏi, dự giờ đồng nghiệp trong và ngoài trường

để vận dụng sáng tạo tốt sao cho phù hợp và ngày càng có hiệu quả. Sau đây tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm mà tôi để tâm suy nghĩ thực hiện trong năm học này.

2. Lịch sử vấn đề:

Thời lượng dành cho thực hành, luyện tập trong dạy học Toán 2, 3 chiếm từ 60% dến 70% tổng thời lượng dạy học Toán 2, 3. Điều này được quán triệt đầy đủ trong nội dung dạy học các yếu tố hình học môn Toán lớp 2, 3. Sách Toán 2, 3 tăng cường các bài luyện tập thực hành và được thể hiện qua yêu cầu thực hành đối với mỗi học sinh như: nhận dạng hình, đo độ dài, tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông, vẽ hình, gấp hình, xếp ghép hình. Song việc thực hành giải toán học sinh còn có nhiều hạn chế về việc lập kế hoạch giải bài toán, hạn chế về lời văn khi trình bày giải toán, do đó kết quả làm bài của các em chưa cao. Sau khi hình thành bài các em còn chưa thành thạo trong việc kiểm tra kết quả bài làm. Đối với giải toán có nội dung hình học các em lại còn có nhiều khó khăn hơn.

Dạy về chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông hoặc diện tích hình chữ nhật, hình vuông

+ Kết quả cụ thể:

Năm học 20... - 20...: số học sinh chưa đạt trên trung bình chiếm tỉ lệ khoảng dưới 15 %.

Với thực tế và kinh nghiệm giảng dạy ở khối lớp 2, 3 trong những năm qua bản thân tôi hết sức trăn trở nên đã tìm hiểu qua sách vở các phương pháp, cách tổ chức dạy học ở một số nội dung về yếu tố hình học và về giải toán có nội dung hình học.

Từ sự nhiệt tâm đó trong thời gian qua tôi đã rút ra một số các giải pháp trong việc hướng dẫn cho học sinh lớp 2, 3 giải toán có nội dung hình học.

3. Phạm vi nghiên cứu:

Áp dụng cho học sinh lớp 2, 3 để hướng dẫn học sinh vận dụng phương pháp giải toán có nội dung hình học.

4. Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài đã được áp dụng cho giáo viên và học sinh ở lớp 2, 3 Trường Tiểu học ................

5. Mục đích nghiên cứu của đề tài:

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiều học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được coi là khô khan, hóc búa thì việc đưa ra các trò chơi Toán học nhằm mục đích để các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó.

6. Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau :

6.1. Nghiên cứu tài liệu:

- Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục.... có liên quan đến nội dung đề tài.

- Đọc SGK, sách giáo viên, các loại sách tham khảo: Toán tuổi thơ, giúp em vui học toán.

6.2. Nghiên cứu thực tế:

- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi toán học.

- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.

- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm (Soạn giáo án đã thông qua các tiết dạy) để kiểm tra tính khả thi của đề tài.

7. Cấu trúc của đề tài :

Ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 2 chương :

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Vận dụng phương pháp - nội dung hình học

NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Vị trí của môn Toán trong trường Tiểu học:

Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn Toán cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.

Môn Toán ở trường Tiểu học là một môn độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của học si

nh.

Môn Toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người.

Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.

1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học:

- Ở lứa tuổi Tiểu học, cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ thể là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là khi hoạt động quá mạnh và ở môi trường thiếu dưỡng khí.

- Học sinh Tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập.

- Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện

tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.

- Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các em chóng chán. Do vậy trong dạy học, giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ ... để củng cố khắc sâu kiến thức.

1.3. Nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy học:

Học sinh Tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học nhưng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng, quá tài. Chính vì thế nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, hình thức chuyển tải, truyền đạt làm thế nào cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi là điều không thể xem nhẹ. Đặc biệt đối với học sinh lớp 2, 3 các em vừa mới vượt qua những mới mẻ ban đầu chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học tập là chủ đạo. Vì ở lứa tuổi mẫu giáo, các em được học theo cách vui chơi là chủ yếu còn yêu cầu về kỷ luật học tập và kết quả học tập không đặt ra nghiêm ngặt đối với mỗi em. Lên đến lớp 1 thì yêu cầu đó đặt ra là thường xuyên đối với các em ở tất cả các môn học. Như vậy nói về cách học, về yêu cầu học thì trẻ lớp 1 gặp phải một sự thay đổi đột ngột mà đến cuối năm lớp 1 và sang lớp 2 các em mới quen dần với cách học đó. Do vậy giờ học sẽ trở nên nặng nề, không duy trì được khả năng chú ý của các em nếu các em chỉ có nghe và làm theo.

Muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Tức là kiểu dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Kiểu dạy này người giáo viên là người định hướng, tổ chức ra những tình huống học tập nó kích thích óc tò mò và tư duy độc lập. Muốn các em học được thì trước hết giáo viên phải nắm chắc nội dung của mỗi bài và lựa chọn, vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp, bài nào thì sử dụng các phương pháp trực quan, thuyết trình, trò chơi ... hoặc bài nào thì sử dụng phương pháp giảng giải, kiểm tra, thí nghiệm ... nhưng phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học.

Học sinh Tiểu học không thể ngồi quá lâu trong giờ học cũng như làm một việc gì đó nhiều thời gian vì thế giáo viên có thể thay đổi hoạt động học của các em trong giờ học: cho các em thảo luận, làm bài tập hoặc thông qua trò chơi. Có như vậy mới gây được hứng thú học tập và khắc sâu được bài học.

Chương 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP - NỘI DUNG HÌNH HỌC

I. Nội dung về “các yếu tố hình học” và yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng trong chương trình lớp 2.

1.1. Nội dung chương trình:

Nội dung dạy học các yếu tố hình học lớp 2,3 phong phú, đa dạng, được giới thiệu đầy đủ về:

- Đường thẳng, ba điểm thẳng hàng.

- Đường gấp khúc

- Tính độ dài đường gấp khúc.

- Giới thiệu hình tứ giác, hình chữ nhật. Vẽ hình trên giấy ô vuông.

- Giới thiệu khái niệm ban đầu về chu vi của hình học.

- Góc vuông, góc không vuông và thực hành vẽ

- Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng

- Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính. Vẽ trang trí hình tròn

Cấu trúc, nội dung các yếu tố hình học trong sách giáo khoa Toán 2, 3 được sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức khác phù hợp sự phát triển theo từng giai đoạn của học sinh.

1.2. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng:

- Học sinh nhận biết dạng và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác, đường thẳng, đường gấp khúc…Đặc biệt lưu ý học sinh (nhận dạng hình “tổng thể”), chưa yêu cầu nhận ra hình chữ nhật cũng là hình tứ giác, hình vuông cũng là hình chữ nhật.

- Biết thực hành vẽ hình (theo mẫu) trên giấy ô vuông, xếp, ghép các hình đơn giản.

- Học sinh bước đầu làm quen với các thao tác lựa chọn, phân tích, tổng hợp hình, phát triển tư duy, trí tưởng tượng không gian…

1.3. Dạy các yếu tố hình học ở lớp 2, 3:

Các yếu tố hình học trong SGK lớp 2, 3 đã bám sát trình độ chuẩn (thể hiện các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được, phù hợp với mức độ ở lớp 2, 3 như nhận dạng hình tổng thể, các bài thực hành, luyện tập đơn giản, bài tập xếp, ghép hình, dễ thực hiện..). Với hệ thống các bài tập đa dạng đã gây hứng thú học tập của học sinh.

Ở lớp 2, 3 chưa yêu cầu học sinh nắm được các khái niệm, những hình học dựa trên các đặc điểm quan hệ các yếu tố của hình (chẳng hạn chưa yêu cầu học sinh biết hình chữ nhật là hình tứ giác có 4 góc vuông, hoặc có 2 cạnh đối diện bằng nhau) chỉ yêu cầu học sinh nhận biết được hình ở dạng “tổng thể” phân biệt được hình này với hình khác và gọi đúng trên hình của nó. Bước đầu vẽ được hình đó bằng cách nối các điểm hoặc vẽ dựa trên các đường kẻ ô vuông (giấy kẻ ô ly,…).

Một cách khác nữa, khi dạy thì giáo viên cần lưu ý cho học sinh có thói quen đặt câu hỏi “tại sao” và tự suy nghĩ để trả lời các câu hỏi đó. Trong nhiều tình huống giáo viên còn có thể đặt ra câu hỏi: “Tại sao làm như vậy? Có cách nào khác không? Có cách nào hay hơn không?”. Các câu hỏi của giáo viên như “tại sao”, “vì sao” đã thôi thúc học sinh phải suy nghĩ tìm tòi giải thích. Đó là chỗ dựa để đưa ra cách làm hoặc cách giải sự lựa chọn trong vốn kiến thức đã học để trả lời.

Khi dạy các yếu tố hình học cho học sinh lớp 2, 3 việc tập cho học sinh có thói quen đặt ra câu hỏi “tại sao” và tìm cách giải thích làm cho vấn đề được sáng tỏ là nhiệm vụ của người giáo viên. Từ thói quen trong suy nghĩ ta hình thành và rèn luyện thói quen đó trong diễn đạt, trong trình bày...

>>> Tải file về máy để xem tiếp nội dung.

Mời các bạn tham khảo các Sáng kiến kinh nghiệm hay và chất lượng khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 29
SKKN Vận dụng phương pháp phân tích khi giải một số dạng Toán hình học Lớp 2+3
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm