SKKN Biện pháp Áp dụng Học thông qua Chơi vào dạy chủ đề Hình học lớp 2

Tải về

SKKN Biện pháp Áp dụng Học thông qua Chơi vào dạy chủ đề Hình học ở lớp 2 là mẫu báo báo sáng kiến kinh nghiệm dạy học thông qua chơi ở Tiểu học do giáo viên đúc rút từ quá trình tìm hiểu, nghiên cứu áp dụng các phương pháp/kĩ thuật dạy học mới có lồng ghép HTQC trong các hoạt động giáo dục giúp các em tích cực chủ động hơn trong quá trình học tập. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu sáng kiến dạy học thông qua chơi môn Toán lớp 2 chủ đề Hình học, mời các bạn cùng tham khảo.

Sáng kiến dạy học thông qua chơi môn Toán lớp 2 chủ đề Hình học

SKKN biện pháp vận dụng phương pháp dạy học thông qua chơi trong dạy Toán Hình học ở lớp 2
SKKN biện pháp vận dụng phương pháp dạy học thông qua chơi trong dạy Toán Hình học ở lớp 2

BÁO CÁO

Biện pháp “Áp dụng Học thông qua Chơi vào dạy chủ đề Hình học lớp 2”

Họ và tên: ..............

Ngày sinh: .../.../...

Đơn vị công tác: Trường TH..........................

Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 2A2 - Trường TH..........................

Năm áp dụng: 20... - 20...

I. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP

1. Thực trạng vấn đề

Ở Tiểu học các môn học và hoạt động giáo dục có định hướng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Trong đó, môn Toán có một vị trí rất quan trọng không chỉ giúp học sinh có những kiến thức, kĩ năng cơ bản như: tính toán, đo lường,… mà còn góp phần phát triển năng lực và phẩm chất ở người học.

Trong chương trình toán lớp 2, cùng với các mạch nội dung về số học, đại lượng, giải toán...các em còn được tìm hiểu kiến thức về hình học. Đây là nội dung cơ bản chủ yếu của môn Toán.. Thực tế, kiến thức về hình học đòi hỏi khả năng tư duy trừu tượng nhưng đối với lứa tuổi học sinh tiểu học thì tư duy trực quan và hình tượng vẫn chiếm ưu thế.

Vì vậy, muốn giờ học có hiệu quả người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học: “Lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm” áp dụng các phương pháp/kĩ thuật dạy học mới có lồng ghép HTQC trong các hoạt động giáo dục giúp các em mỗi ngày đi học là một ngày vui, tích cực chủ động hơn trong quá trình học tập. Từ những quan điểm trên tôi đã thực hiện biện pháp “Áp dụng Học thông qua Chơi vào dạy chủ đề Hình học lớp 2”

2. Khảo sát chất lượng dạyhọc chủ đề Hình học ở lớp 2

Bước đầu tiên để thực hiện biện pháp này tôi đã nghiên cứu và khảo sát chất lượng dạy học. Đối tượng khảo sát là 35 học sinh lớp 2A2 của trường TH..................

Sau khi học được 2 tuần tôi đã tiến hành khảo sát hứng thú học tập của học sinh và thu được kết quả như sau:

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Sĩ số

Vui vẻ tham gia hoạt động

Tham gia tích cực

Liên hệ những điều đã biết với bài học

Đưa ra được các ý tưởng mới

Tương tác, chia sẻ ý kiến với các bạn

35

15

12

10

5

8

Qua khảo sát tôi nhận thấy để học sinh tích cực tham gia chủ động học tập và hứng thú khi đến giờ học toán người giáo viên cần phải thay đổi phương pháp và áp dụng các kĩ thuật dạy học mới. Để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.

II. NỘI DUNG

Bước 1. Thiết kế Kế hoạch bài dạy theo hướng Học thông qua Chơi

* Xác định yêu cầu cần đạt theo hướng Học thông qua Chơi

Điều này giúp định hướng cho việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, lựa chọn các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực vào tổ chức các hoạt động dạy học.

* Lựa chọn phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động Học thông qua Chơi

Việc lựa chọn phương pháp/kĩ thuật dạy học cần chú ý đến yêu cầu cần đạt, nội dung dạy học, đặc điểm của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của lớp. Đặc biệt chú ý 5 đặc điểm cơ bản của Học thông qua Chơi.

* Chuẩn bị đồ dùng dạy học

khi chuẩn bị đồ dùng tôi chú trọng đến tính thẩm mỹ, tính ứng dụng của đồ dùng đó trong nhiều tiết dạy tránh lãng phí và kích thích được trí tò mò, khám phá của các em.

Bước 2. Tổ chức tiết dạy Học thông qua Chơi

Để học sinh được học tập trong môi trường vui vẻ, có ý nghĩa, được tham gia tích cực, có nhiều cơ hội thử nghiệm và có tương tác xã hội nên khi tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực, giáo viên thường thực hiện theo các tiến trình của bài học, cụ thể như sau:

* Khởi động

Hoạt động khởi động là hoạt động mở đầu cho giờ học. Tạo cơ hội giúp học sinh tái hiện lại những kiến thức đã có cần thiết cho việc hình thành kiến thức mới, đồng thời khơi gợi sự tò mò, mong muốn khám phá kiến thức mới trong bài học.

Ví dụ Đối với bài Hình tứ giác để tạo hứng thú khám phá kiến thức cho các em tôi Tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”.

Mục đích: Giúp học sinh có biểu tượng hình tứ giác. Nhận dạng và gọi đúng tên hình tứ giác.

Chuẩn bị: Mỗi học sinh một bộ đồ dùng học tập cá nhân.

Thời gian tổ chức: 4 – 5 phút.

Cách tổ chức: học sinh hoạt động theo cặp sử dụng các mảnh hình để xếp thành các nhóm có cùng hình dạng và gọi tên các nhóm hình vừa xếp được.

Sau đó thực hiện trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” 4 cặp học sinh lên bảng tạo thành 2 đội thi gắn các mảnh hình vào từng nhóm có cùng hình dạng. Đội nào gắn đúng, nhanh đội đó thắng cuộc và nhận được một phần quà.

Kết thúc trò chơi giáo viên cho học sinh chia sẻ gọi tên các nhóm hình vừa xếp được và kết nối giới thiệu vào bài.

Như vậy khi chơi các em được tương tác, tham gia vào hoạt động một cách vui vẻ, có cơ hội liên hệ những gì đã biết với các câu hỏi của trò chơi. Rèn luyện được phẩm chất tự tin, trách nhiệm cũng như phẩm chất trung thực, kỉ luật.

* Khám phá

Để học sinh có sự chủ động, sáng tạo, có nhiều cơ hội được trải nghiệm, hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức mà mình đã khám phá trong giờ học tôi sử dụng các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực.

Ví dụ: Trong Bài Độ dài đoạn thẳng – Độ dài đường gấp khúc Sách giáo khoa trang 88, tôi yêu cầu học sinh khám phá thông qua kĩ thuật Khăn trải bàn.

Giáo viên phát Phiếu học sinh thảo luận nhóm 4. Đọc độ dài các đoạn thẳng rồi tính độ dài của đường gấp khúc. Khi kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên gắn phiếu vào 4 góc của bảng nhóm rồi cùng chia sẻ, thảo luận với các thành viên và thống nhất câu trả lời để thư ký viết vào Bảng nhóm.

Trưng bày sản phẩm của nhóm, bổ sung cho câu trả lời các nhóm, giáo viên chia sẻ câu trả lời hay của một số cá nhân học sinh.

Giáo viên không đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà để học sinh từng bước tư duy ra vấn đề. Thông qua các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực tôi nhận thấy học sinh tham gia học tập một cách tích cực, hợp tác tốt với bạn, học sinh không những cảm thấy thoải mái mà còn gắn kết với các bạn trong lớp hơn.

* Thực hành

Giúp học sinh được tham gia vào quá trình hoạt động, thử nghiệm, hợp tác cùng bạn bè để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập. Vì vậy, giáo viên đã sử dụng các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực.

.........

>>> Tải file về máy để xem tiếp nội dung.

Mời các bạn tham khảo các Sáng kiến kinh nghiệm hay và chất lượng khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 28
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm