SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm non

Tải về

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm non gồm các sáng kiến kinh nghiệm, chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non của các giáo viên trong quá trình làm việc chuyên môn được Hoatieu.vn sưu tầm và chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc tải file word đầy đủ để tham khảo thêm.

Tổ chuyên môn là hệ thống tổ chức trong nhà trường, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch và sự phân phối chương trình của nhà trường, Bộ giáo dục - Đào tạo. Đồng thời, tổ chuyên môn còn thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ; quản lý kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. Qua đó, có thể thấy sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường, là dịp để giáo viên trao đổi, chia sẻ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, thực tế ở các trường mầm non, vẫn còn những tổ chuyên môn hoạt động thụ động, chỉ làm việc trên sổ sách, ít bàn chuyên môn, hoặc hoạt động qua loa cho đủ thủ tục hành chính... Vì vậy, cần phải có những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm non, hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Dưới đây là một số sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm non của các giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy trường mầm non chia sẻ. Mời bạn đọc tham khảo.

1. Một số biện nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại trường mầm non

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở trong nhà trường, trực tiếp triển khai các hoạt động chuyên môn.Hoạt động của tổ luôn có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Tổ chuyên môn cầu là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà trường với giáo viên và học sinh.

Theo điều 14 điều lệ trường mầm non tổ chuyên môn có nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác;

- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

- Đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên;

- Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.

Như vậy tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định : Hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như Điều lệ Trường mầm non đã qui định sẽ góp phần tích cực, quyết định rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục.

Tuy nhiên công tác sinh hoạt chuyên môn nói chung và tổ chuyên môn nói riêng trong những năm qua đã có bước tiến bộ. Song về chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn vẫn còn chưa cao. Thực tế trong những năm học qua các tổ khối chuyên môn đang bộc lộ những khó khăn, vướng mắc hình thức sinh hoạt, công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động tổ đặc biệt là hiệu quả các buổi sinh hoạt tổ còn hạn chế.

Nội dung kế hoạch, sổ ghi biên bản, sổ theo dõi chuyên môn còn nặng nề hình thức, ghi chép còn chung chung, thảo luận về đổi mới phương pháp chưa đi vào chiều sâu, góp ý giờ dạy chưa đi vào mục tiêu, yêu cầu, một số tiết dạy xếp loại khá, tốt chưa thực chất. Một số tổ xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn còn mang tính hình thức, chưa căn cứ vào chất lượng thực tế của tổ để xác định chuyên đề của tổ cần sinh hoạt, những hoạt động như: Thao giảng chuyên đề, dự giờ góp ý, còn mang tính đại khái, hình thức có dự giờ nhưng không góp ý, không xếp loại, sinh hoạt tổ khối ít thông qua văn bản hướng dẫn chuyên môn trong sinh hoạt hàng tuần. Vai trò của tổ trưởng chưa thể hiện chất lượng chỉ đạo chuyên môn mà chủ yếu là báo cáo khi nhà trường yêu cầu.

Còn thiếu kỹ năng lập kế hoạch, chưa mạnh dạn đề xuất những hoạt động của tổ, chủ yếu dựa vào kế hoạch chung chung của nhà trường.

Hoạt động tổ chuyên môn đặc biệt là vấn đề trao đổi giữa các nhóm chuyên môn hiệu quả chưa cao, đôi khi còn nặng tính hình thức.

Việc đánh giá chuyên môn chưa tạo được không khí thoải mái trong cán bộ, giáo viên

Trước tình hình thực tế nêu trên và trước những đòi hỏi bức bách phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đổi mới, và thực hiện tốt cuộc vận động hai không của Bộ giáo dục và đào tạo: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Là hiệu phó phụ trách chuyên môn của trường mầm non .............., tôi đã cùng tập thể cán bộ, giáo viên của trường không ngừng tìm tòi, cải tiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường.

Từ thực tế nêu trên tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường mầm non ..............- ..............- …………” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường đi lên.

2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chuyên môn tại trường mầm non ..............- ..............-…………..

3. Đối tượng nghiên cứu: Các đồng chí giáo viên thuộc các tổ nhà trẻ, tổ mẫu giáo trong trường.

4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Giáo viên trường mầm non ..............

5. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/20…- 5/20…

II. NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận:

Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu của nước ta, chăm sóc- giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình- nhà trường và xã hội, trong đó ngành giáo dục mầm non đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành người chủ tương lai của đất nước, có thể nói giáo dục mầm non được xem là viên gạch nền để xây nên các công trình vĩ đại, và ở đó người giáo viên mầm non là những người tạo nên những viên gạch đảm bảo chất lượng để xây nên những nền móng của mỗi công trình vĩ đại ấy, nếu nền móng mà không được xây dựng vững chắc thì sẽ không thể nào làm cho công trình đó vững chắc được. Chính vì lẽ đó ngày…………….. chương trình giáo dục mầm mới được biên soạn trên cơ sở quy định của luật giáo dục và đào tạo đã được Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo ký và ban hành theo thông tư số …………/BGD-ĐT. Chương trình giáo dục mầm non mới nhằm hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển.

Để thực hiện được mục tiêu trên thì đòi hỏi giáo viên phải thực sự gắn bó tâm huyết với nghề, hết long vì các cháu thân yêu, vững vàng về chuyên môn, có kiến thức sâu rộng xác định rõ kiến thức và kỹ năng khi dạy trẻ, xác định rõ nội dung bài dạy, nắm được tâm tâm sinh lý trẻ, tổ chức được các hoạt động học và chơi sao cho phù hợp trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin, mạnh dạn hơn.

Là người hiệu phó phụ trách chuyên môn trong nhà trường, chỉ đạo hoạt động chuyên môn, việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, chỉ đạo phương pháp dạy của giáo viên, đánh giá, khảo sát chất lượng giáo dục, xây dựng kỷ cương, nề nếp trong nhà trường, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng. Nâng cao năng lực sư phạm, chỉ đạo thực hiện giáo dục một cách khoa học nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục.

2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

a. Đặc điểm của nhà trường:

.......................

b.Thực trạng tổ chuyên môn:

- Tổ chuyên môn có 5 đ/c giáo viên và 1 đ/c nhân viên nuôi dưỡng, đều có trình độ đạt chuẩn trở lên;

- Tổ chuyên môn các khối có từ 5 giáo viên đến 7 giáo viên

- Tổ chuyên môn tổ chức họp 2 lần/ tháng vào tuần 2 và tuần 4 của tháng; tuy nhiên thời gian sinh hoạt không nhiều, không thường xuyên; nội dung sinh hoạt nghèo làn, đơn điệu, chưa đi sâu vào quy chế hoạt động chuyên môn

-Nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn : Tổ trưởng đánh giá tình hình 2 tuần qua, đưa ra kế hoạch cho 2 tuần tới và thông báo một số văn bản (nếu có), các thành viên ý kiến. Việc các thành viên ý kiến cũng chỉ xoay quanh việc đánh giá của tổ trưởng và kế hoạch của tổ trưởng, rất ít khi đề cập đến những vướng mắc về nội dung, chương trình, phương pháp hay trong quá trình giảng dạy của bản thân có vướng mắc. Sau mỗi kỳ khảo sát chất lượng tổ cũng chỉ phân tích chung chung và đưa ra một số giải pháp chung cho toàn khối.

- Đa số giáo viên trong tổ còn lúng túng trong việc xác định kiến thức và kỹ năng.

- Xây dựng kế hoạch tuần, kế hoạch tháng còn sơ sài, xác định bài dạy còn chung chung.

-Sự chuẩn bị của từng giáo viên trước khi tham gia sinh hoạt hầu như không có; ý thức tham gia xây dựng chưa cao.

-Hồ sơ, sổ sách cập hàng ngày sai sót và tẩy xóa nhiều; hồ sơ có khả năng đáp ứng việc thu thập thông tin thấp; nội dung thông tin tuy được cập nhật khá đầy đủ tuy nhiên chưa có sự logic;

III. CÁC BIỆN PHÁP HỮU ÍCH

1. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN

* Biện pháp 1: Thành lập tổ chuyên môn

* Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chuyên môn

* Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ qua các buổi sinh hoạt, hội thảo, kiến tập chuyên đề.

* Biện pháp 4: Cần chuẩn bị tốt những nội dung trọng tâm trước khi họp tổ.

..................................

Mời bạn đọc tải file word chi tiết để tham khảo thêm.

2. Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong trường mầm non

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục và toàn xã hội. Chất lượng giáo dục mầm non phụ thuộc vào nhiều yếu tố, năng lực chuyên môn của giáo viên là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng chăm sóc giáo giáo dục trẻ. Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn là điểm mẫu chốt để nâng cao chất lượng giáo dục.

Tổ chuyên môn là một hệ thống tổ chức nhà trường được ghi trong điều lệ trường mầm non, tổ chuyên môn có chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn là xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình độ tuổi và kế hoạch năm học của nhà trường. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ. Điều hành hoạt động của tổ, quản lý kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên

Trong trường học các tổ chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau dưới sự chỉ đạo của tổ chức Đảng, Ban giám hiệu nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục trẻ trong năm học của nhà trường

Sinh hoạt tổ chuyên mỗn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường đây là dịp để giáo viên trao đổi chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng sáng tạo trong thực hiện công tác chuyên môn. Chất lượng, hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn tốt thì năng lực chuyên môn của giáo viên được nâng lên. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn?

Thực tế trong nhà trường cho thấy có tổ chuyên môn hoạt động rất mạnh nhưng vẫn còn có tổ chuyên môn hoạt động một cách thụ động, ỷ lại với nhiều tồn tại như: hoạt động trên giấy tờ sổ sách, ít bản về chuyên môn, hoặc hoạt động qua loa đại khái cho đủ thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lý coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn. Đó là còn chưa kể đến nhiều tổ trưởng chuyên môn có trình độ và nghiệp vụ non kém, ngại va chạm hoặc có thái độ quân bình chủ nghĩa khi dự giờ, rút kinh nghiệm và đánh giá tiết dạy của các tổ viên. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.

Xuất phát từ những hiện trạng và tính cấp thiết của vấn đề trên, xây dựng tổ chuyên môn hoạt động có nền nếp, chất lượng chính là sự đầu tư có hiệu quả về chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Với nhiệm vụ là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong trường mầm non” để nghiên cứu và tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất, áp dụng thực hiện tại trường mầm non.......................

............................

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn

2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.1.Thuận lợi:

2.2 Khó khăn:

3. Các biện pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong trường mầm non

3.1. Biện pháp 1: Tăng cường sự quản lý của BGH đối với tổ chuyên môn.

3.2. Biện pháp 2: Triển khai có chất lượng và hiệu quả các chuyên đề trong tổ chuyên môn

3.3.Biện pháp 3: Tổ chức tốt các tiết dự giờ, thao giảng – Tích cực bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên

3.4. Biện pháp 4: Rèn luyện phong cách lên lớp cho giáo viên

3.5. Biện pháp 5: Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn:

3. 6. Biện pháp 6: Giải quyết một số vấn đề thảo luận thường gặp phải trong sinh hoạt tổ chuyên môn:

3.7.Biện pháp 7: Tổ trưởng chuyên môn luôn tự bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành các buổi sinh hoạt chuyên môn

..................................

Mời bạn đọc tải file word chi tiết để tham khảo thêm.

3. Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường Mầm non

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do viết sáng kiến

Công tác chuyên môn là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất trong trường học, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi nhà trường. Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành là nơi thực thi nhiệm vụ học và giáo dục học sinh. Một nhà trường chỉ có thể thay đổi bằng chính nội lực của mình đó chính là chất lượng tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn là động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là mối quan hệ, sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong khối đoàn kết và nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân trong tổ chuyên môn.

Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của học sinh, cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng dự giờ quan sát, cùng suy ngẫm chia sẻ học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung phương pháp dạy học một cách linh hoạt nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ năm học. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thực tiễn được đưa ra thảo luận, phân tích dưới góc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm của giáo viên.

Sinh hoạt tổ chuyên môn theo NCBH theo chuyên đề mới, góp phần bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, nhưng thực tế hiện nay việc chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn ở các trường mầm non nói chung và trường Mầm non .............. nói riêng còn mang tính hình thức.

Trong nhiều năm trước đây các nhà trường chưa thực sự coi trọng việc chỉ đạo nâng cao hiệu quả của buổi sinh hoạt các tổ chuyên môn, một phần do các tổ trưởng chưa có kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch, một phần chưa có kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt chuyên môn, mà chất lượng của công tác sinh hoạt tổ chuyên môn lại là sự quyết định lớn trong sự tồn tại và phát triển của nhà trường.

Thực tiễn cho thấy khi GVMN nhận ra vấn đề chuyên môn cần giải quyết kết hợp với thảo luận cùng đồng nghiệp ở nhóm, ở tổ chuyên môn dựa trên các thử nghiệm ý tưởng mới ngay tại trường mầm non sẽ là hình thức hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên. Đặc biệt phát huy được vai trò của chủ thể của giáo viên, của tổ chuyên môn trong hoạt động bồi dưỡng theo quan điểm “Lấy người học làm trung tâm”.

Nếu muốn hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên đạt hiệu quả, giáo viên cần được bồi dưỡng bằng các hình thức thúc đẩy học tập tích cực: Học qua thảo luận nhóm, qua thực hành và học lẫn nhau.

Qua khảo sát cho thấy một số giáo viên ngại đổi mới phương pháp, chưa đề xuất được cái mới, việc kiểm tra đánh giá trẻ đôi khi chưa sâu sát, chưa phản ánh chất lượng thực chất của trẻ.

Xuất phát từ những vấn đề trên, là Hiệu trưởng nhà trường tôi đã có những suy nghĩ làm thế nào để phát triển năng lực chuyên môn cho giáo viên, và điều đầu tiên tôi nghĩ đến đó là: Tạo cơ hội cho giáo viên thường xuyên tham gia sinh hoạt chuyên môn đặc biệt là sinh hoạt theo nghiên cứu bài học. Đây là cách tiếp cận giúp giáo viên học tập lẫn nhau trong thực tế, thông qua trải nghiệm quá trình dự giờ - quan sát - suy ngẫm, thông qua chia sẻ thực tế việc học của trẻ. Giáo viên phát triển các năng lực mới và cần thiết, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng CSGD trẻ. Qua tình hình thực tế của nhà trường muốn nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường thì phải bắt đầu từ các tổ chuyên môn. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường Mầm non ..............” nhằm đảm bảo cơ hội phát triển cho mọi trẻ và cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên; tích luỹ kinh nghiệm quản lý cho bản thân và góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như nâng cao chất lượng CSGD trẻ trong nhà trường.

B. NỘI DUNG

1. Cơ sở viết sáng kiến

2. Thực trạng của việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường

3. Các giải pháp thực hiện

Chất lượng chuyên môn giữ vai trò quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Để chuyên môn của giáo viên ngày một vững vàng đi lên thì việc sinh hoạt chuyên môn của tổ là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn nhất của người quản lý. Bởi vậy Tôi đã thực hiện các giải pháp sau:

..................................

Mời bạn đọc tải file word chi tiết để tham khảo thêm.

Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Tài liệu - Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 823
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm