SKKN: Kĩ năng tổ chức trò chơi học tập để dạy các môn học ở bậc Tiểu học
Sáng kiến kinh nghiệm trò chơi học tập Tiểu học
HoaTieu.vn xin chia sẻ mẫu SKKN: Kĩ năng tổ chức trò chơi học tập để dạy các môn học ở bậc Tiểu học. Mời các bạn tham khảo trong bài.
Mẫu Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới này sẽ giúp giáo viên có kĩ năng tốt nhất trong việc tổ chức các hoạt động dạy học thông qua trò chơi ở bậc Tiểu học. Qua đó tạo hứng thú, thu hút sự tham gia tích cực của các em học sinh, nâng cao hiệu quả dạy và học. Sau đây là nội sung chi tiết Sáng kiến kinh nghiệm trò chơi học tập tiểu học.
Kĩ năng tổ chức trò chơi học tập để dạy các môn học ở bậc Tiểu học
I - PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
a. Xuất phát từ yêu cầu đạt ra trong quá trình triển khai thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học và giáo dục kĩ năng sống ở một số môn học hiện nay.
Mục tiêu giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở. Giáo dục Tiểu học nhằm đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, những hiểu biết ban đầu về múa, hát, âm nhạc và mĩ thuật. Giáo dục Tiểu học trước hết phải làm cho học sinh thích đi học, thích đến trường, yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô giáo, yêu quý bạn bè và cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Mục tiêu của giáo dục hiện nay là giúp học sinh học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Từ những hành vi cố định, chuẩn mực trong các bài học học sinh xây dựng và hình thành những kĩ năng sống cho mình phù hợp trong đời sống hàng ngày, giúp các em phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
b. Xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong việc đào tạo lớp người mới phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Giáo dục phải nhằm đào tạo nhưng con người Việt Nam có lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có năng lực, bản lĩnh để thích ứng với những biến đổi của xã hội trong nền kinh tế thị trường, những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Toàn bộ hệ thống giáo dục phải hướng vào mục tiêu đào tạo những con người có kiến thức, văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỹ thuật, giầu lòng yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Để đạt được mục tiêu này giáo dục nhà trường đóng vai trò rất quan trọng, bên cạnh đó là giáo dục của xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn.
Đất nước ta với nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập với thế giới. Do đó đòi hỏi những chủ nhân tương lai của đất nước phải đặt được những chuẩn mực đào tạo tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập nền kinh tế thế giới, đòi hỏi phải có những con người mới có nhận thức tiên tiến, năng động, có hiểu biết, có trình độ khoa học kỹ thuật, có lòng yêu nước nồng nàn. Do đó giáo dục phải đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Vì vậy đổi mới trong giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp giảng dạy nói riêng là yêu cầu cần thiết.
c. Xuất phát từ yêu cầu đạt ra trong quá trình triển khai thực hiện sách giáo khoa Tiểu học mới.
Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong dạy học ở Tiểu học, nhất là trong tiến trình đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học hiện nay ở tiểu học. Nó tạo điều kiện trực tiếp cho người dạy và người học huy động các năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao tính khách quan khoa học của kiến thức, trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên, học sinh được trình bày, nêu ý kiến về nhận thức của mình thông qua việc thảo luận. Hoạt động trò chơi học tập sẽ góp phần đắc lực cho việc hình thành và rèn luyện các kiến thức, kỹ năng cơ bản, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho lao động sư phạm hiệu quả hơn.
Trong học tập không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động thuần túy cá nhân, mà lớp học là môi trường giao tiếp thầy-trò, trò-trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trong con đường đi tới những tri thức mới. Trong kiểu dạy thông báo đồng loạt, thông tin từ thầy đến trò thì quan hệ giao tiếp chủ yếu là thầy-trò. Trong phương pháp học tập hợp tác vẫn có giao tiếp thầy trò nhưng nổi lên mối quan hệ giao tiếp trò-trò, thông qua sự hợp tác tìm tòi nghiên cứu, thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và cả lớp.
Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp dạy học tích cực, hình thức tổ chức hoạt động học hợp lý trong dạy học nói chung và trong nhà trường tiểu học nói riêng. Đó là một yêu cầu hết sức quan trọng đặt ra nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong việc triển khai và thực hiện chương trình sách giáo khoa tiểu học mới.
d. Xuất phát từ định hướng về đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.
Trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, độc lập của học sinh để giúp cho học sinh tự phát hiện, tự giải quyết các vấn đề của bài học, để có thể tự chiếm lĩnh kiến thức và biết vận dụng chúng là một trong những nội dung cơ bản để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.
Việc dạy học thầy giảng trò nghe, ghi chép và làm theo mẫu làm cho người học thụ động, không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Việc áp dụng tổ chức trò chơi học tập sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học, giúp cho tư duy và nhận thức của người học phát triển theo chiều hướng lô gích từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng đến thực tiễn. Trước đây trong dạy học chúng ta chỉ chú ý đến truyền thụ trí thức thuần túy. Việc tổ chức dạy học theo hình thức “trò chơi học tập” cho phép các cá nhân trong lớp cùng thảo luận, nghiên cứu, chia sẻ những băn khoăn, suy nghĩ, kinh nghiệm của mình, cùng nhau xây dựng nhận thức mới về các nội dung môn học. Khi hoạt động trò chơi, mỗi cá nhân có thể hiểu rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy được điều mình cần phải học hỏi thêm về các nội dung của bài học. Việc tiếp thu kiến thức trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Từ xưa bên cạnh câu: “Không thầy đố mày làm nên” cha ông ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn”. Thoát nhìn tưởng như học tập hợp tác mâu thuẫn với học tập cá thể hạn chế mức độ tích cực của mỗi cá nhân. Thực ra trong học tập hợp tác, mục tiêu hoạt động là chung của toàn nhóm nhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể, trong nhóm mỗi cá nhân đều phải nỗ lực không ỷ lại. Kết quả làm việc của từng nhóm được trình bày thảo luận trước lớp sẽ tạo một không khí thi đua giữa các nhòm, đóng góp tích cực vào kết quả chung của bài học. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng. Trong xu hướng toàn cầu hóa xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia thì năng lực hợp tác thực sự trở thành một mục tiêu đào tạo giáo dục nhà trường. Việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học là một yêu cầu bức thiết đặt ra đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở tiểu học, nó phụ thuộc rất lớn vào sự đầu tư công sức, trí tuệ của người giáo viên trong việc chuẩn bị các điều kiện, phương tiện dạy học cũng như sử dụng và khai thác chúng. Trò chơi học tập là một hoạt động vừa nhẹ nhàng lại hiệu quả vì các em vừa được chơi vừa là học bài.
e. Xuất phát từ thực trạng việc sử dụng trò chơi học tập ở trường Tiểu học ................. hiện nay.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc khai thác và sử dụng trò chơi học tập của nhiều giáo viên mà thực tế bản thân cho thấy còn nhiều hạn chế, chưa thể hiện tính ưu việt của nó, do chưa đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để; chưa coi trọng hoạt động học tập của học sinh là trung tâm của quá trình dạy học cho nên việc sửa dụng trò chơi học tập chưa phát huy hết tác dụng. Nhiều giáo viên tổ chức trò chơi trong học tập chưa khoa học, nên nhiều học sinh chưa thực sự làm việc chỉ dựa vào thành quả hoạt động của bạn khác. Việc tổ chức của giáo viên còn mang nặng tính hình thức nên nhiều nhóm học sinh làm việc sai mục đích dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ được giao; các thành viên trong đội chơi, trong lớp do tâm lý và thiếu tính tích cực nên dẫn đến mất đoàn kết. Nhiều học sinh còn bỡ ngỡ với hoạt động này, chưa mạnh giạn còn nể nang, tự ái cá nhân, chưa có ý thức tôn trọng ý kiến của bạn trong việc tham gia cho nên kết quả chưa đặt được yêu cầu đề ra. Một số trò chơi do giáo viên chuẩn bị chưa chu đáo nên tính chất của nó chỉ là vui mà nội dung học tập chưa cung cấp được là bao.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đưa ra sáng kiến:
“Kĩ năng tổ chức trò chơi học tập để dạy các môn học ở bậc Tiểu học”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
a. Mục tiêu:
Giúp cho các giáo viên có kĩ năng tốt nhất trong việc tổ chức các hoạt động trò chơi học tập để dạy học sinh trong các môn học, trong các bài học. Có kĩ năng tổ chức các hình thức trò chơi học tập cho phù hợp với từng nội dung, phân môn.
Giúp học sinh qua hoạt động học tập là trò chơi để tiếp thu và hiểu bài tốt nhất đồng thời cũng hình thành cho các em về: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động tương tác giữa các cá nhân trong lớp thông qua trò chơi. Đối với học sinh Tiểu học, vui chơi vẫn là nhân tố quan trọng trong hoạt động của học sinh. Với nhiều cách chơi khác nhau sẽ giúp học sinh “ học mà chơi, chơi mà học”. Học sinh thêm hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn. Vì thế cùng với các phương pháp khác, trò chơi học tập là phương pháp nhằm tích cực hoá đối tượng học sinh.
Trò chơi học tập là nhằm phát huy tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của học sinh trong học tập.
Trò chơi nói chung và trò chơi học tập nói riêng giúp học sinh phát triển toàn diện về: Đức – trí – thể – mĩ.
b. Nhiệm vụ của đề tài:
Chỉ ra các kĩ năng trong việc tổ chức hoạt động dạy học trò chơi học tập. Nêu ra được ích lợi của việc tổ chứỏmtò chơi học tập và chi ra các tiến trình trong việc áp dụng thực tế tổ chức trò chơi học tập cho các bài dạy, môn dạy. Chỉ ra được tiến trình tổ chức trò chơi, cách chơi, các bước tiến hành. Chỉ ra trình tự của hoạt động trò chơi và chuẩn bị đồ dùng dạy-học cần thiết cho hoạt động này.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các em học sinh và giáo viên khối lớp 1 đến khối lớp 5 của trường Tiểu học .................,
4. Gới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Chương trình các môn học từ lớp 1 đến lớp 5.
- Các môn học chương trình Tiểu học nói chung và phương pháp tổ chức trò chơi học tập ở từng môn nói riêng.
- Giáo viên và học sinh trường Tiểu học .................
5. Phương pháp nghiên cứu:
Bằng phương pháp nghiên cứu lý luận như đọc các giáo trình có liên quan: Như sách giáo viên, chuyên đề giáo dục tiểu học, các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo,...bằng phương pháp quan sát thông qua dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp. Bằng phương pháp điều tra tìm hiểu thực trạng việc khai thác và sử dụng trtò chơi học tập. Bằng phương pháp thống kê, so sánh số liệu. Bằng phương pháp thực nghiệm dạy một số tiết ở 5 lớp cho thấy việc tổ chức trò chơi học tập là rất cần thiết. Bằng phương pháp thử nghiệm. Thực tế các tiết dạy hiện nay cho thấy tiết học có tính căng thẳng giáo viên thì lo truyền thụ kiến thức, học sinh chăm chú để ghi nhớ kiến thức điều đó cho thấy kết thúc tiết học nhiều học sinh vẫn chưa hiểu bài, tiết học căng thẳng, khô cứng, kiến thức chưa được thực tế hoá nên nhớ bài không sâu.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
a. Cơ sở về tâm lý, sinh lý của việc dạy học.
Đặc điểm sinh lí của trẻ em lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi là đi từ tư duy cụ thể tiến đến hình thành và phát triển tư duy trừu tượng, cho nên trong dạy học “trò chơi học tập” giúp các em chú ý đến trực quan, việc làm cụ thể. Đặc điểm tâm lý của học sinh ở lứa tuổi này là ham hiểu biết, ưa thích hoạt động, giàu trí tưởng tượng cho nên cách dạy học phải khêu gợi tính tò mò, phải tránh đơn điệu về hình thức hoạt động, phải gợi mở được vấn đề, các em được tham gia, trải nghiệm, tuy chơi nhưng mà học.
Khi học tập học sinh sẽ sử dụng hết các giác quan như mắt, tai và các hoạt động của tay, miệng để tham gia vào việc học, do đó hình thức tổ chức dạy học mà hiệu quả nhất là thầy tổ chức-trò hoạt động. Học sinh ở lứa tuổi này thường hay có tính so sánh giữa bạn với mình, do đó cần tổ chức cho các em có cơ hội để khẳng định mình trong lớp bằng những việc làm cụ thể, để các em tự đánh giá cho mình cho bạn từ đó phấn đấu để bằng bạn, phấn đấu để giữ danh hiệu trong nhóm- trong lớp, vì thế phương pháp dạy học phải linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học sinh, chính các em sẽ đánh giá kết quả học tập của mình thông qua hoạt động nhận xét cho bạn sau mỗi hoạt động học tập.
b. Cơ sở về quan hệ hợp tác trong xã hội.
Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng. Việc tổ chức dạy học trò chơi học tập nó rèn luyện tính tự chủ và sáng tạo của học sinh có những hoạt động học sinh tự làm giáo viên không cần can thiệp trực tiếp vào. Tạo ra cơ hội để học sinh hoà nhập với cộng đồng: Học sinh tập lắng nghe ý kiến của người khác, tập thể hiện quan điểm của chính mình. Tạo điều kiện để học sinh phát huy hết khả năng của mình theo hướng phân hoá trong dạy học, có những nhiệm vụ lại nhiều nhiệm vụ nhỏ cần phân chia mỗi người làm một việc nhỏ theo một dây truyền hoàn hảo để rồi hoàn thành một nhiệm vụ chung. Giúp các em biết được có những nhiệm vụ cần có sự hợp tác của nhiều người, đó là tinh thần đoàn kết, đó là sự cần thiết phải có sự giúp đỡ của những người xung quanh, từ đó tạo vốn kĩ năng sống cho các em là trong gia đình cũng như trong xã hội đôi lúc cần có sự đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế vì vậy hợp tác quốc tế là vấn đề tất yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường; các em là những chủ nhân của nước nhà trong tương lai, vì thế trong trường học cần tạo và hình thành cho các em thói quen, kĩ năng trong việc “quan hệ hợp tác” với đối tác để hoàn thành nhiệm vụ chung. Từ các hoạt động tưởng chừng là vui chơi nhưng nó lại mang lại những thông điệp về tri thức, giá trị nghệ thuật cao, chơi chỉ là phương tiện để đạt được mục đích khác.
............................
Tải file Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng tổ chức trò chơi học tập để dạy các môn học ở bậc Tiểu học về máy để xem tiếp nội dung
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.
Tham khảo thêm
Nhật ký tự bồi dưỡng sử dụng sách giáo khoa lớp 4 Chân trời sáng tạo 2024-2025 (2 mẫu)
Kể tên một vài hoạt động giáo dục trong nhà trường thể hiện nội dung “Phối hợp các lực lượng để giáo dục cho học sinh lòng nhân ái; sự sẻ chia; hợp tác, tôn trọng sự khác biệt”
Tình cảm của học sinh tiểu học thường có những biểu hiện như thế nào?
Ví dụ về giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội
Nhật ký tự bồi dưỡng sử dụng sách giáo khoa lớp 4 năm học 2024-2025 (3 mẫu)
Giáo viên có trách nhiệm nào trong việc phối hợp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh Tiểu học
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Sáng kiến Biện pháp giáo dục lòng nhân ái, góp phần giảm thiểu bạo lực học đường cho học sinh tiểu học
-
SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài toán về tìm thành phần chưa biết cho học sinh lớp 3
-
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Công tác chủ nhiệm Lớp 5 (11 mẫu)
-
SKKN Lồng ghép giáo dục steam vào các hoạt động cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi
-
SKKN: Một số kĩ năng hướng dẫn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
-
SKKN: Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện 2024 (4 mẫu)
-
SKKN: Một số biện pháp rèn năng lực tự học và tự chủ cho học sinh tiểu học (2 mẫu)
-
SKKN Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4, lớp 5
-
SKKN Đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực
-
SKKN: Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh lớp 2
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến Biện pháp giáo dục lòng nhân ái, góp phần giảm thiểu bạo lực học đường cho học sinh tiểu học
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn 7 (đủ word, PPT)
SKKN Bồi dưỡng đam mê viết chữ đẹp cho học sinh lớp 4, 5
Top 12 mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THPT sách mới
SKKN Biện pháp Áp dụng Học thông qua Chơi vào dạy chủ đề Hình học lớp 2
SKKN: Biện pháp nâng cao chất lượng làm công tác chủ nhiệm tiểu học năm 2024