Sáng kiến Biện pháp giáo dục lòng nhân ái, góp phần giảm thiểu bạo lực học đường cho học sinh tiểu học
SKKN Biện pháp giáo dục lòng nhân ái, góp phần giảm thiểu bạo lực học đường cho học sinh tiểu học - Giáo dục lòng nhân ái cho học sinh chính là cách tốt nhất để rèn luyện tư duy, nhận thức và hình thành nhân cách sống đúng đắn cho trẻ, góp phần giảm thiểu xung đột và bạo lực học đường; từ đó tạo nên một môi trường học tập an toàn, thân thiện và tích cực. Trong bài viết này, HoaTieu.vn xin chia sẻ đến thầy cô mẫu Sáng kiến Biện pháp giáo dục lòng nhân ái, góp phần giảm thiểu bạo lực học đường cho học sinh tiểu học hay và chất lượng nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.
Biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho học sinh tiểu học
1. Sáng kiến Biện pháp giáo dục lòng nhân ái, góp phần giảm thiểu bạo lực học đường cho học sinh tiểu học
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI, GÓP PHẦN GIẢM THIỂU BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.
2. Lĩnh vực/cấp học: Giáo dục (03)/ TH
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: …………..
4. Tác giả:
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Trong những năm gần đây, vấn nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Những xích mích, mâu thuẫn rất nhỏ hàng ngày cũng trở thành nguyên nhân dẫn đến những vụ tranh cãi, ẩu đả, đánh nhau gây hậu quả nặng nề. Với học sinh tiểu học, chúng ta chưa thấy xảy ra những vụ việc lớn. Tuy nhiên, ta thường xuyên bắt gặp trong gia đình những đứa con hay tranh giành đồ chơi, đồ ăn, suy bì, tị nạnh nhau về điều này điều kia. Chúng ta cũng dễ bắt gặp trong bất cứ lớp học nào sự chê bai, chế giễu, sự tranh cãi, xung đột từ những việc rất nhỏ. Chúng ta cũng thấy xảy ra nhiều vụ đánh nhau giữa các em học sinh tiểu học trong lúc vui chơi, sinh hoạt chung.
Trong môi trường gia đình, sự hối hả, tất bật của cha mẹ trong vòng xoáy mưu sinh, sự phụ thuộc của con người vào thiết bị điện tử với những thú tiêu khiển cá nhân đã làm giảm đi sự quan tâm dạy dỗ con cái của các bậc cha mẹ, tạo ra một lỗ hổng vô cùng lớn cho lối sống ích kỷ, nhỏ nhen, vô cảm. Đặc biệt, lối hành xử nóng nảy, hung hăng được hình thành trong một bộ phận khá lớn học sinh, dẫn đến vấn nạn bạo lực học đường diễn ra thường xuyên ở các mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Đã có rất nhiều buổi tọa đàm, đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp cho vấn đề bạo lực học đường. Nhà nước, Bộ giáo dục, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng thao luận đưa ra các chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường kêu gọi cả xã hội vào cuộc để cùng thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhưng những chuyển biến về nhận thức và hành vi của cả cha mẹ cũng như một bộ phận giáo viên và phần lớn học sinh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách của xã hội về việc cần thiết phải tích cực giáo dục, bồi dưỡng nhân cách học sinh.
Nhìn nhiều em hung hăng, hay cáu giận, đánh nhau, nhất là những vụ đánh hội đồng trước sự chứng kiến vô cảm của các bạn học sinh cùng lớp mà đau lòng và nhức nhối, trăn trở. Tôi nhận thức sâu sắc rằng nền tảng đạo đức của con người được hình thành và phát triển ngay ở bậc tiểu học. Và khi các em được bồi dưỡng lòng nhân ái, giáo dục nhận thức, hành vi ngay từ bậc học quan trọng này các em sẽ có được những kỹ năng điều chỉnh nhận thức, hành vi trong các bậc học tiếp theo. Vì vậy, chúng tôi quyết định cùng nhau nghiên cứu đề tài: “Biện pháp giáo dục lòng nhân ái, góp phần giảm thiểu bạo lực học đường cho học sinh tiểu học”
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
1.1. Tìm hiểu mối quan hệ giữa lòng nhân ái và vấn nạn bạo lực học đường
1.1.1. Khái niệm về lòng nhân ái và ý nghĩa của lòng nhân ái trong cuộc sống mỗi con người
Theo nghĩa Hán Việt, “nhân” là người, “ái” là tình yêu. “Nhân ái” chính là tình yêu của con người đối với con người, là tinh thần đoàn kết, yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày.
Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất quan trọng mà mục tiêu giáo dục đề ra cho ngành giáo dục từ xưa đến nay.
Tại sao phải giáo dục lòng nhân ái? Thực tế đã chứng minh, sức mạnh của lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, yêu thương giữa con người với nhau mang đến những điều vô cùng kì diệu. Nó định hướng suy nghĩ và hành vi đúng. Nó giúp chúng ta tạo lên sức mạnh chiến thắng mọi khó khăn từ thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, đói nghèo...Nó mang đến một môi trường sống chan hoà yêu thương, niềm vui và hạnh phúc, xoá tan nỗi cô đơn và những điều tiêu cực trong mọi mối quan hệ. Nó làm nên giá trị cốt lõi của cuộc sống: Đó là hạnh phúc.
1.1.2. Mối quan hệ giữa lòng nhân ái và bạo lực học đường
Tại sao trong những năm gần đây, vấn đề bạo lực học đường lại trở nên phổ biến và ngày càng gia tăng về mức độ nghiêm trọng đến vậy? Ngành giáo dục gánh phần trách nhiệm cùng với gia đình và xã hội trong vấn đề này. Chúng ta đều biết rằng, một nền giáo dục hiệu quả là giáo dục toàn diện, bồi dưỡng, tạo nên những con người có đủ tri thức và nhân cách. Nhưng thực tế, ở nhiều nơi, giáo dục chỉ chú trọng dạy học sinh kiến thức, mà coi nhẹ công tác giáo dục lòng nhân ái cho học sinh. Những hành xử nóng nảy, thiếu kiểm soát, sự ích kỉ, nhỏ nhen, ganh đua hàng ngày trong học sinh… không được chú ý quan tâm, uốn nắn một cách nghiêm túc sẽ dần hình thành nên thói quen, nếp nghĩ, nếp sống sai lệch ở trẻ. Và khi các em sinh hoạt trong môi trường khác nhau, các em sẽ rất dễ gây mâu thuẫn, xung đột. Ngược lại, nếu các em được người lớn chú ý bồi dưỡng lòng nhân ái hàng ngày, uốn nắn những hành vi chưa chuẩn, các em sẽ dần nhận thức đúng và có kĩ năng điều chỉnh ý thức, hành vi, các em được khen ngợi, khích lệ lòng nhân ái trong các em sẽ dần hình thành và sẽ thành công trong các mối quan hệ. Bạo lực học đường sẽ không xảy ra.
1.2. Tìm hiểu nguyên nhân cụ thể của vấn nạn bạo lực học đường trong học sinh
Thông qua các bài viết, các đề tài nghiên cứu, các báo cáo đánh giá của các chuyên gia về vấn nạn bạo lực học đường thì nguyên nhân dẫn đến vấn nạn bạo lực học đường trong học sinh ngày càng gia tăng là bởi vì:
- Các em không được giáo dục, bồi dưỡng lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, yêu thương một cách đầy đủ và đúng cách trong các môi trường sinh hoạt của các em, đó là môi trường gia đình, nhà trường và xã hội.
- Sự bỏ bê con cái của cha mẹ trong gia đình do áp lực mưu sinh.
- Sự thiếu thông tin dẫn đến nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của lòng nhân ái trong mỗi con người dẫn đến chưa coi trọng giáo dục, bồi dưỡng lòng nhân ái cho con trẻ trong mỗi gia đình và nhà trường.
- Các trò chơi điện tử, phim ảnh mang tính bạo lực, những hình ảnh thiếu văn hoá tràn lan trên các trang mạng.
- Sự thiếu vắng những sân chơi bổ ích, ít được tham gia các hoạt động thiện nguyện, vui chơi lành mạnh dần hình thành lên một lối sống vô cảm, ích kỷ và ý thức trách nhiệm với cộng đồng ngày một kém.
- Cách ứng xử nóng nảy, bạo lực của người lớn đối với con trẻ vô tình ảnh hưởng đến cách hành xử của trẻ trong các mối quan hệ. Chúng cũng dễ nảy sinh xung đột trong các mối quan hệ khi nhu cầu, lợi ích của bản thân không được thoả mãn.
1.3. Điều tra thực trạng
Để nắm được thực trạng giáo dục lòng nhân ái trong gia đình và nhà trường, cách ứng xử của học sinh trong các mối quan hệ, từ đó đánh giá được sự hình thành và phát triển lòng nhân ái của học sinh, chúng tôi tiến hành các phương pháp sau: phát phiểu hỏi, phỏng vấn học sinh, phỏng vấn cha mẹ học sinh, giáo viên, quan sát học sinh trong các hoạt động học tập, vui chơi.
1.3.1. Thực trạng việc giáo dục lòng nhân ái cho con cái trong gia đình
Chúng tôi phát phiếu hỏi cho 50 phụ huynh và phỏng vấn phụ huynh trong dịp họp phụ huynh đầu năm và thu được kết quả sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CHA MẸ HỌC SINH
(Đánh dấu X vào cột tương ứng với mỗi dòng sau)
STT | Cách cha mẹ ứng xử với con cái | Coi trọng | Không coi trọng | Không quan tâm | |||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | ||
1 | Ứng xử với con cái bằng lời nói, cử chỉ yêu thương | 42 | 84 % | 8 | 16 % | ||
2 | Luôn đối xử công bằng với các con | 35 | 70 % | 10 | 20 % | 5 | 10 % |
3 | Giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các con theo cách phân tích để con hiểu | 20 | 40 % | 25 | 50 % | 5 | 10 % |
4 | Khuyến khích con tham gia các hoạt động thiện nguyện | 21 | 42 % | 27 | 54 % | 2 | 4 % |
5 | Nêu gương bằng cách ứng xử nhân ái | 21 | 42 % | 27 | 54 % | 2 | 4 % |
Kết quả điều tra cho thấy, một bộ phận không nhỏ phụ huynh chưa chú ý đến việc giáo dục bồi dưỡng lòng nhân ái cho con; không coi trọng việc đối xử công bằng giữa các con mà chủ yếu ứng xử theo cảm xúc hoặc không quan tâm; chưa chú trọng việc giải quyết mâu thuẫn, nỗi bức xúc của trẻ, thường gạt đi những mâu thuẫn nhỏ; không quan tâm đến việc nêu gương và khuyến khích con tham gia các hoạt động nhân đạo.
1.3.2. Điều tra thực trạng việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh của giáo viên
Chúng tôi xây dựng và phát phiếu cho 20 giáo viên chủ nhiệm của trường, đồng thời phỏng vấn, trao đổi thêm để tìm hiểu về những vấn đề liên quan. Kết quả thu được như sau:
STT | Phương pháp giáo dục lòng nhân ái cho HS | Thường xuyên | Không thường xuyên | Không quan tâm | |||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | ||
1 | Lồng ghép trong các tiết dạy trên lớp | 12 | 60% | 8 | 40% | ||
2 | Giáo dục trong các tiết học đạo đức | 20 | 100% | ||||
3 | Chú trọng giải quyết những mâu thuẫn giữahọc sinh | 10 | 50% | 10 | 50% | ||
4 | Đối xử công bằng giữa các học sinh, không thiên vị | 16 | 80% | 4 | 20% | ||
5 | Tổ chức các hoạt động thiện nguyện ngoài giờ chính khóa | 20 | 100% | ||||
6 | Nêu gương về lòng nhân ái | 4 | 20% | 16 | 80% | ||
7 | Sử dụng từ ngữ, hành vi mang tính bạo lực | 12 | 60% | 8 | 100% |
- 100% giáo viên chú trọng lồng ghép giáo dục lòng nhân ái qua các tiết học có liên quan, các giờ đạo đức; giáo viên quan tâm đối xử công bằng và nêu gương cho học sinh về lòng nhân ái.
- Nhiều thầy cô chưa chú trọng giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong học sinh; chưa chú ý đến cảm xúc của học sinh khi bị nhận những lời chê bai, chế giễu và ít tổ chức các hoạt động ngoài giờ để bồi dưỡng lòng nhân ái cho các em do hạn chế về thời gian và áp lực về việc đảm bảo kiến thức, kĩ năng các môn học.
.............
>>> Tải SKKN Biện pháp giáo dục lòng nhân ái, góp phần giảm thiểu bạo lực học đường cho học sinh tiểu học về máy để xem tiếp nội dung.
2. Biện pháp giáo dục cho học sinh lòng nhân ái
>>> Tham khảo chi tiết tại đây: Kể tên một vài hoạt động giáo dục trong nhà trường thể hiện nội dung “Phối hợp các lực lượng để giáo dục cho học sinh lòng nhân ái; sự sẻ chia; hợp tác, tôn trọng sự khác biệt”
Mời các bạn tham khảo các Sáng kiến kinh nghiệm hay và chất lượng khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng - đọc diễn cảm cho học sinh lớp 2
SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài toán về tìm thành phần chưa biết cho học sinh lớp 3
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng chia sẻ, hợp tác cho học sinh lớp 3
SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Khoa học lớp 4 năm 2024
SKKN: Một số giải pháp giúp giáo viên dạy tốt môn Lịch sử lớp 5
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh tích cực, chủ động cộng tác nhóm trong giờ học Toán lớp 2
SKKN Một số biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp Toán học cho học sinh lớp 3
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Toán lớp 3 năm 2024
-
3 Mẫu sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả năm 2024
-
Top 13 mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn THPT sách mới
-
Báo cáo sử dụng sáng kiến môn Lịch sử 8, 9
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng SKKN tiểu học môn Thể dục
-
SKKN: Vận dụng biện pháp trò chơi vào việc dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4
-
Top 15 Biện pháp nâng cao chất lượng môn Khoa học tự nhiên THCS
-
Sáng kiến kinh nghiệm cải cách hành chính cấp xã
-
SKNN: Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật THCS mới nhất 2024
-
(5 mẫu) SKKN: Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống trong trường tiểu học 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn Lịch sử Địa lý 6 (Chương trình mới) 2024
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Công tác chủ nhiệm Lớp 5 (11 mẫu)
SKKN Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS
SKKN: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2
SKKN: Biện pháp giúp học sinh rèn phát âm khi học môn Tiếng Việt lớp 1
SKKN: Biện pháp học trực tuyến hiệu quả cho học sinh lớp 2