SKKN: Một số biện pháp phát huy năng lực của ban cán sự lớp
Cán bộ lớp và một hệ thống tổ chức trực thuộc quản lý của giáo viên chủ nhiệm đồng thời đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo nên một tập thể đoàn kết, sinh hoạt lành mạnh và phát triển. Hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết SKKN: Một số biện pháp phát huy năng lực của ban cán sự lớp để bạn đọc cùng tham khảo để các thầy cô tham khảo để phát huy được tối đa năng lực của ban cán bộ lớp giúp các em nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình và hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ.
Biện pháp phát huy năng lực của ban cán bộ lớp ở trường Tiểu học
PHẦN MỞ ĐẦU
1/ LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP
Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện cho học sinh. Vì vậy ở các trường học không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức mà còn dạy các em kĩ năng sống. Học sinh tiểu học ở Việt Nam rất ngoan, chăm chỉ, học giỏi và biết nghe lời thầy cô giáo. Nhưng sự tự tin, mạnh dạn và bản lĩnh của các em chưa thực sự bằng học sinh các nước phương Tây. Ở tiểu học, người giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò rất quan trọng đó là quản lí toàn diện một tập thể học sinh. Giáo viên không chỉ tích cực đổi mới phương pháp dạy học mà còn phát huy năng lực công tác chủ nhiệm lớp. Trong đó, giáo viên cần chú trọng dạy học sinh trong lớp sự mạnh dạn, tự tin và khả năng tự quản tốt.
Với gần tám năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy rằng việc phát huy năng lực của ban các sự lớp có quyết định rất nhiều đến thành công hay thất bại trong công tác giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn viết đề tài với biện pháp: “Phát huy năng lực của ban cán sự lớp trong công tác chủ nhiệm”
2/ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN
2.1/ Phạm vi thực hiện:
Đề tài nghiên cứu về biện pháp phát huy năng lực của ban cán sự lớp trong công tác chủ nhiệm.
2.2/ Đối tượng thực hiện:
Đề tài này sẽ đi vào nghiên cứu, tổng kết về vai trò, nhiệm vụ, hoạt động và tác động của ban cán sự tới việc nâng cao chất lượng nề nếp của lớp 3/3, trường Tiểu học Long Đức.
3/ MỤC ĐÍCH CỦA BIỆN PHÁP
Trên cơ sở nghiên cứu về vai trò nòng cốt của ban cán sự lớp trong công tác chủ nhiệm nhằm phát huy năng lực của ban cán sự lớp trong công tác chủ nhiệm. Từ đó, đưa ra được kế hoạch cụ thể với các giải pháp sát thực tế với điều kiện hoàn cảnh của lớp, của trường, làm cho chất lượng giáo dục toàn diện học sinh ở trường được năng lên.
PHẦN NỘI DUNG
1/ NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP
1.1/ Tìm hiểu học sinh
- Sau khi nhận được phân công lớp chủ nhiệm, tôi gặp giáo viên chủ nhiệm năm trước để tìm hiểu tình hình chung của cả lớp. Tôi chú ý đến năng lực quản lí lớp của từng em trong ban cán bộ cũ.
Ngày đầu làm quen với lớp, tôi giới thiệu về bản thân và mời các em tự giới thiệu về mình để các em tự tin hơn khi nói trước tập thể lớp. Thông qua đó, nhiều em chứng tỏ được năng lực của mình.
Để tìm hiểu kĩ học sinh hơn, tôi phát phiếu tìm hiểu thông tin:
THÔNG TIN HỌC SINH Họ và tên:…………………………………Sinh năm:………… Là con thứ:…trong gia đình. Hoàn cảnh:……………………... Chỗ ở hiện nay:………………………….Số điện thoại:……... Kết quả học tập năm lớp 2:……………………………………. Môn học yêu thích:………………….Ước mơ:………………. |
Qua việc tìm hiểu trên, tôi có thể lựa chọn được những em có năng lực quản lí lớp để bầu ra Ban cán bộ lớp.
1.2/ Bầu Ban cán sự lớp, phân công nhiệm vụ cho ban cán sự:
* Bầu ban cán sự lớp
- Đầu tiên, tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Các em phải mạnh dạn và tự tin phát biểu trước tập thể lớp: Nếu được làm lớp trưởng các em sẽ quản lý lớp như thế nào. Sau đó, cho các em tự đề cử những bạn có đủ năng lực quản lí lớp.
- Sau đó, tôi thường tìm hiểu xem ở lớp dưới em nào đã từng làm cán sự lớp ở vị trí gì và nền nếp lớp đó như thế nào (hiệu quả ông việc) qua nhiều thông tin như: qua giáo viên dạy trước đó, qua học sinh bạn cùng lớp cũ hoặc qua học bạ ….từ đó bước đầu có định hướng cho việc lựa chọn.
- Tổ chức cho cả lớp bỏ phiếu tín nhiệm:
PHIẾU BẦU BAN CÁN SỰ LỚP 3/3 Năm học: ............ 1)…………………………………………….. 2)…………………………………………….. 3) ……………………………………………. 4) ……………………………………………. |
- Mỗi em sẽ được nhận một lá phiếu và ghi tên những bạn các em muốn chọn. Các em sẽ cảm thấy vui, hào hứng vì được cầm phiếu thực hiện quyền“ dân chủ” của mình. Từ đó giúp các em có cách lựa chọn đúng.
- Sau khi lựa chọn được ban các sự lớp, chúng ta bắt đầu cho các em tự phân chia chức danh dưới sự cố vấn của mình, lớp trưởng không hẳn là người học giỏi nhất lớp nhưng phải là người được đa số phiếu tán thành, có kinh nghiệm là lớp trưởng và đặc biệt là phải là thành viên năng nổ nhất trong ban cán sự.
- Sau đó, tôi mời các em ra mắt cả lớp để các em thấy tự hào và hãnh diện. Đồng thời các em thể hiện bằng một câu nói thể hiện bản lĩnh, năng lực của mình, ví dụ: Nếu làm lớp trưởng tôi sẽ đưa lớp mình học tốt và tham gia tích cực các hoạt động khác hay Tôi nhất định hoàn thành tốt nhiệm vụ lớp phó học tập,… Mặt khác, các em dưới lớp cũng cảm thấy vui vì đã lựa chọn đúng và các em sẽ ủng hộ bạn trong quá trình làm nhiệm vụ.
*Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự:
- Khi đã có bộ máy điều hành, chúng ta tiến hành phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng vị trí. Đảm bảo mỗi em trong ban cán sự nhận thức được vị trí, trách nhiệm (nội dung công việc) của mình.
Dưới đây là ví dụ phân công trách nhiệm cho từng vị trí trong ban các sự lớp 3/3, năm học ..........:
* Lớp trưởng Phạm Ngọc Diễm My: là người chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của GVCN lớp. Chịu trách nhiệm trước GVCN về điều khiển các hoạt động của lớp thông qua hệ thống xương cá (các thành viên còn lại trong ban). Cụ thể:
- Theo dõi lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định của nhà trường.
- Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm túc quy định, nội quy về học tập và rèn luyện. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong lớp.
- Chủ trì các tiết sinh hoạt cuối tuần cũng như các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện.
* Lớp phó học tập Văn Phương Trang: phụ trách toàn bộ mảng học tập của lớp.
- Theo dõi nề nếp học tập chung, đôn đốc việc học bài cũ, làm bài tập.
- Theo dõi thời khóa biểu, lịch thi, kiểm tra để nhắc nhở cả lớp thực hiện.
- Thường xuyên trao đổi với giáo viên trong việc giúp đỡ các bạn học chậm để kịp thời kèm cặp và cử người kèm cặp.
* Lớp phó lao động Hoàng Chí Thiện:
- Phân công công việc lao động trong và ngoài lớp.
- Cử trực nhật, đôn đốc và tổng hợp đánh giá thi đua vào cuối tuần.
* Lớp phó Văn Thể Mỹ Tường Vy:
- Chọn bạn có năng khiếu để tham gia văn nghệ do trường tổ chức.
- Tập các bài hát cho cả lớp trong các tiết sinh hoạt cuối tuần.
* Các tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp trưởng, lớp phó. Theo dõi, ghi chép điểm thi đua của từng thành viên trong tổ. Tổng hợp, báo cáo kết quả cho lớp trưởng vào thứ 6 hàng tuần để xếp loại thi đua.
* Các tổ phó: Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành tổ khi tổ trưởng vắng.
1.3/ Bồi dưỡng ban cán sự lớp:
Sự trưởng thành của mỗi tập thể học sinh gắn liền với họa động của ban cán sự lớp đó. Một tập thể học sinh chỉ trở nên vững mạnh khi có ban cán sự lớp mạnh. GVCN cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ qua một số giải pháp sau:
- Chuẩn bị cho ban cán sự lớp một số sổ sách có sẵn các tiêu chí thi đua để các em có thể ghi chép công việc diễm ra hằng ngày và báo cáo trước lớp tại buổi sinh hoạt cuối tuần. Như thế ban cán sự lớp có thể theo dõi chặt chẽ các mặt hoạt động của học sinh trong lớp.
- GVCN thường xuyên đối thoại với đội ngũ cốt cán, đặc biệt trong giai đoạn đầu hình thành tập thể. Thỉnh thoảng GVCN tổ chức một cuộc “đối thoại” với cán bộ lớp, vừa để nắm được một cách cụ thể chi tiết hơn tình hình của từng học sinh, đánh giá và rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời, vừa tạo cơ hội để các em thể hiện tâm tư, nguyện vọng… Cũng từ những cuộc họp này mà ban cán sự lớp hiểu được GVCN và GVCN có định hướng và biện pháp thích hợp trong hoạt động của mình.
- GVCN là người cố vấn, hỗ trợ đội ngũ cán sự tự quản giúp các em thực hiện tốt hoạt động của mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng không được khoán trắng cho ban cán sự hoặc biết các em thành công cụ quản lý lớp, tạo ra sự đối lập giữa các em và các thành viên khác trong lớp.
1.4/ Phát huy vai trò nòng cốt của ban cán sự:
Để phát huy được vai trò nòng cố của ban cán sự lớp, GVCN phải luôn nhớ trong đầu rằng GVCN luôn giữ vai trò là người cố vấn, hướng dẫn chứ không phải là người làm thay. Phương hướng chung là tăng dần khả năng tự quản của học sinh đi đôi với việc giảm dần sự tham gia cụ thể của giáo viên trong từng hoạt động cho đến khi các em chủ động được hoàn toàn. Tức là lúc đó, vai trò nòng cốt của ban cán sự được phát huy tối đa nhất. Để có được điều này thì:
- Trước hết, giáo viên phải đặt niềm tin vào các em. Hãy cho họ thấy rằng: “ Cô rất tin các em. Cô tin các em sẽ làm tốt”. Khi có cảm giác được tin tưởng các em sẽ cố gắng hết mình trong mọi công việc.
- Để các em phát huy được vai trò nòng cốt của mình thì phải có quá trình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ các em từ thấp đến cao, để các em tự giải quyết công việc từ đơn giải đến phức tạp.
- Gắn các em vào các phong trào. Muốn phong trào đạt kết quả, trước tiên phải xây dựng hạt nhân phong trào. Tùy theo tình hình, khả năng của lớp mà GVCN lựa chọn lực lượng nòng cốt để xây dựng phong trào học tập, văn nghệ, thể dục-thể thao …. Đa số học sinh có hoc lực tốt thường ham thích hoạt động và có năng lực trong công việc nên GVCN dễ dàng tuyển chọn.
- Xây dựng uy tín cho cán bộ lớp cũng rất quan trọng. Ngoài việc công khai chức năng, nhiệm vụ cho từng cán bộ lớp, GVCN cần đề cập đến vai trò của các em trong việc đưa lớp đi lên. Khi các em làm tốt, đừng chần chừ, hãy “vinh danh” họ theo cách của mình để họ thấy mình cần phải làm tốt hơn nữa cho tập thể. Với những cán bộ lớp chưa gương mẫu, thiếu trách nhiệm, chúng ta cũng cần khéo léo tế nhị phê bình, uốn nắn những lệch lạc của các em nhưng không làm các em mất uy tín, mất tự tin trong tập thể lớp, song cũng không vì thế mà nuông chiều, ưu tiên hay dành đặc ân cho cán bộ lớp làm cho các em ngộ nhận về vai trò, uy danh của mình mà coi thường người khác.
Để xem đầy đủ nội dung SKKN: Một số biện pháp phát huy năng lực của ban cán sự lớp, mời bạn tải file về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
SKKN: Biện pháp giúp học sinh rèn phát âm khi học môn Tiếng Việt lớp 1
SKKN: Một số biện pháp giúp rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2
SKKN: Vận dụng biện pháp trò chơi vào việc dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4
SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến
SKKN: Biện pháp học trực tuyến hiệu quả cho học sinh lớp 2
- Chia sẻ:Phương Hoa
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh khắc sâu kiến thức khi học môn Toán lớp 4
-
Sáng kiến Trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 3 trong Chương trình GDPT 2018
-
SKKN Biện pháp xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm
-
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt THCS 2024
-
Sáng kiến kinh nghiệm STEM Tiểu học 2024
-
SKKN: Biện pháp giúp học sinh lớp 1 hòa nhập nhanh với môi trường
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn Vật lí THPT sách mới
-
SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học âm - vần môn Tiếng Việt lớp 1
-
SKKN: Một số biện pháp Giáo dục và rèn Kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt
-
Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN Biện pháp xây dựng lớp học tự quản trong công tác chủ nhiệm
Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng SKKN tiểu học môn Thể dục
SKKN Biện pháp phát triển trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Toán
Sáng kiến kinh nghiệm giải Toán có lời văn lớp 4: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó
SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy phép cộng, trừ trong phạm vi 10 cho học sinh lớp 1
SKKN: Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh trong công tác chủ nhiệm 2024