SKKN Biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tiểu học về số học

Tải về

SKKN Biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tiểu học về số học được HoaTieu.vn chia sẻ sau đây là mẫu sáng kiến kinh nghiệm do giáo viên đúc rút trong quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn giảng dạy. Từ đó đề xuất những biện pháp có tính khả thi góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, có năng khiếu môn Toán. Mời thầy cô cùng tải về để lấy làm tư liệu tham khảo khi thiết kế Đề tài bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tiểu học về số học thi giáo viên giỏi, báo cáo đề tài sáng kiến kinh nghiệm cá nhân.

Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tiểu học về số học
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tiểu học về số học

1. Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tiểu học về số học

MỤC LỤC

Tiêu đề

Trang

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Mục đích nghiên cứu

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

II. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

2

1. Thuận lợi

2

2. Khó khăn

2

PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

4

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

4

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

4

1. Thực trạng

4

2. Nguyên nhân

5

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

5

1.1. Dạy toán về nhiều hơn, ít hơn

5

1.2. Dạy về dấu lớn hơn, bé hơn

6

1.3. Dạy các bài dạng điền dấu <; >; =

7

1.4. Dạy các bài dạng “ Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, trừ”

8

1.5. Dạy các bài dạng điền số vào ô trống

9

1.6. Dạy toán nêu tình huống

9

2. Khả năng áp dụng

11

3. Kết quả thực hiện

11

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

13

I. KẾT LUẬN

13

II. KHUYẾN NGHỊ

13

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG CHO SÁNG KIẾN

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước luôn đòi hỏi phải có một đội ngũ đi trước giàu tài năng, sức sáng tạo. Trong các chủ trương nghị quyết về giáo dục, đào tạo, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến nhiệm vụ bồi dưỡng các tài năng trẻ, nhằm tạo dựng đội ngũ nhân tài cho đất nước

Nghị quyết TW 2 - khoá VIII của Đảng coi trọng vấn đề đầu tư cho chiến lược nhân tài, bồi dưỡng khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành giỏi, giúp thế hệ trẻ rèn luyện trở thành những con người vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu.

Chính vì thế dạy học ở tiểu học không chỉ hoàn thành chương trình hay mục tiêu của bài dạy đề ra mà cần phải có những biện pháp bồi dưỡng, nâng cao các môn học trong quá trình dạy học thì mới có những nhân tài, sáng tạo như nghị quyết TW2 đã đặt ra.

Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí hết sức quan trọng bởi vì:

- Các kiến thức, kỹ năng môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc trung học.

- Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong học tập và trong đời sống.

- Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề; góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt; khả năng ứng xử và giải quyết những tình huống nảy sinh trong học tập và trong cuộc sống; nhờ đó mà hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động mới.

Vậy làm thế nào để giúp học sinh nâng cao kiến thức về môn toán? Những dạng toán nào có thể giúp các em phát triển trí tuệ, tính sáng tạo,… để trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Những câu hỏi đó đã thôi thúc tôi suy nghĩ và quyết định chọn đề tài: “Bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tiểu học về số học” để làm nội dung báo cáo tốt nghiệp cuối khoá.

2) Mục đích nghiên cứu:

Trong chương trình của môn toán ở tiểu học có rất nhiều mạch kiến thức quan trọng như số học, các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản cho học sinh. Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải các bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.

Về mục tiêu môn toán ở tiểu học nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải các bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng (nói và viết), cách phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống. Kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp dạy học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

Trong khi đó, đối tượng toán học ngay từ đầu là các đối tượng trừu tượng, nên đối với toán học đó là sự trừu tượng hoá trên các trừu tượng hoá liên tiếp trên nhiều tầng bậc. Sự trừu tượng hoá liên tiếp luôn gắn với sự khái quát hoá liên tiếp và với lý tưởng hoá. Toán học sử dụng phương pháp suy diễn, nó là phương pháp suy luận làm cho toán học phân biệt với các khoa học khác. Tư duy của học sinh tiểu học đang trong giai đoạn “tư duy cụ thể”, chưa hoàn chỉnh, vì vậy việc nhận thức các kiến thức toán học trừu tượng khái quát là vấn đề khó đối với các em. Trong dạy học, cần nắm vững sự phát triển có quy luật của tư duy học sinh, đánh giá đúng khả năng hiện có và khả năng tiềm ẩn của học sinh. Từ đó, có những biện pháp sư phạm thích hợp với trình độ phát triển tâm lý và phù hợp việc nhận thức các kiến thức toán học ở tiểu học.

Chính vì vậy để góp phần thực hiện tốt mục tiêu mà môn toán ở tiểu học đề ra đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về môn toán ở tiểu học: nghiên cứu về các mạch kiến thức, phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, … tất tả đều làm cho học sinh không những hoàn thành mục tiêu môn toán đề ra mà còn tiếp ứng thêm những kiến thức mở rộng để nắm chắc môn toán một cách đầy đủ nhất.

Đề tài “Bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tiểu học về số học”cũng là một nội dung nhằm tìm hiểu một số biện pháp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức toán học, phần số học ở tiểu học để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở tiểu học.

3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1/ Đối tượng nghiên cứu:

Bồi dưỡng học sinh năng khiếu là một chuyên đề nghiên cứu về lĩnh vực dạy học nâng cao.

Do đó đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung và các dạng toán số học điển hình trong sách bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán, sách giáo viên môn Toán ở tiểu học.

2/ Phạm vi nghiên cứu:

Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ thực hiện trong phạm vi của trường tiểu học.

4) Phương pháp nghiên cứu:

1 Phương pháp khảo sát:

Là phương pháp tiến hành khảo sát chương trình dạy học bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tiểu học để phân tích nội dung của đề tài.

2 Phương pháp phân tích:

Căn cứ vào số liệu đã được khảo sát, kết hợp với luận chứng của đề tài. Tôi tiến hành trình bày một số vấn đề về dạy học bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn toán phần số học ở tiểu học.

3.3 Phương pháp tổng hợp:

Là phương pháp tổng hợp và kết luận về nội dung nghiên cứu qua các số liệu đã khảo sát và phân tích. Đề xuất ý kiến về những biện pháp dạy học toán trong trường tiểu học.

Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Những kiến thức liên quan đến số học ở tiểu học:

1.1.1/ Vị trí:

Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người VN. Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí hết sức quan trọng bởi vì:

- Các kiến thức, kỹ năng môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc trung học.

- Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong học tập và trong đời sống.

- Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề; góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt; khả năng ứng xử và giải quyết những tình huống nảy sinh trong học tập và trong cuộc sống; nhờ đó mà hình thành và phát triển cho HS các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động mới.

1.1.2/ Mục tiêu:

Môn Toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh:

1. Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.

2. Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.

3. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

Ngoài ra, môn Toán còn góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất, các đức tính cần thiết của người lao động mới trong xã hội hiện tại.

.............

Tải file về máy để xem tiếp nội dung

2. Thiết kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trong trường tiểu học đang công tác

Tham khảo chi tiết tại đây:

Mời các bạn tham khảo các Sáng kiến kinh nghiệm hay và chất lượng khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 53
SKKN Biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tiểu học về số học
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm