SKKN Một số biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở lớp 3
Một trong những biện pháp hiệu quả giúp học sinh chậm về môn Toán có thể tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng tối thiểu là dạy cho các em nắm vững kiến thức về các bài toán điển hình. SKKN Một số biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở lớp 3 giúp quý thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và áp dụng các phương pháp giảng dạy toán điển hình hiệu quả hơn. Mời các thầy cô tham khảo nhé.
Một số biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở lớp 3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm học 20... – 20... là năm đầu tiền thực hiện chương trình GDPT 2018, một năm học tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục. Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của việc lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh trong học tập.
Quá trình dạy học Toán lớp 3 góp phần thiết thực vào việc hình thành phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập và làm việc tích cực, chủ động, khoa học, sáng tạo cho học sinh. Cho nên, giáo viên cần tổ chức hoạt động học tập thường xuyên tạo ra các tình huống có vấn đề, tìm các biện pháp lôi cuốn học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề bằng cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ năng vấn đề đó, huy động các kiến thức và các công cụ đã có để tìm ra con đường hợp lí nhất giải đáp từng câu hỏi đặt ra trong qua trình giải quyết vấn đề, diễn đạt các bước đi trong cách giải, tự mình kiểm tra lại các kết quả đã đạt được, cùng các bạn rút kinh nghiệm về phương pháp giải. Từ đó không thể nói mọi học sinh đều tiếp thu kiến thức được như nhau. Trong điều kiện học tập như nhau, có học sinh có thể nắm kiến thức toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần một sự cố gắng đặc biệt, trong khi các em khác lại không đạt được kết quả như vậy mặc dù cố gắng nhiều, đó chính là các em học chậm về môn toán.Vậy làm thế nào để giúp những học sinh chậm về môn toán có thể tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng tối thiểu chương trình và sách giáo khoa quy định. Đó là điều không chỉ bản thân chúng tôi trăn trở suy nghĩ mà còn là nỗi lo chung của toàn bộ giáo viên khi trong lớp mình có những học sinh chậm tiêp thu kiến thức của môn toán. Việc vận dụng sự đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người thầy. Mặt khác, nếu quan tâm đến việc phụ đạo học sinh chậm thì sẽ làm cho các em tự tin hơn khi đến lớp, công tác duy trì sĩ số mới được đảm bảo, góp phần làm nên thắng lợi của công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.
Chính vì lý do đó tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở lớp 3.”
2. Phạm vi và đối tượng thực hiện
- Học sinh lớp 3 trường Tiểu hoc….
3. Mục đích biện pháp
- Nâng cao chất lượng bồi dưỡng thường xuyên cho GV và HS, HS nắm vững kiến thức đối với các bài toán điển hình ở lớp 3.
- Có kế hoạch giảng dạy rõ ràng đối với Toán lớp 3 nói riêng và các môn học khác nói chung.
- Giúp học sinh có lòng say mê, yêu thích môn học, có hứng thú học tập cao để tránh tình trạng HS uể oải trong giờ học.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
Biện pháp 1: Dạy học phân hóa đối tượng học sinh:
Đối với biện pháp này Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát đánh giá nhận thức của các em , để biết được em nào nhận thức tốt em nào khá và em nào còn chậm. Sau đó tôi chọn lọc được nhóm học sinh chưa hoàn thành về môn Toán trong chương trình lớp 3 để có phương pháp theo dõi giúp đỡ các em suốt quá trình học tập.
Đối với những em đọc chưa tốt tôi xếp vào một nhóm để tiện theo dõi
Đối với học sinh lớp 3 là lớp giữa cấp của bậc tiểu học nên ý thức, động cơ học tập của các em chưa cao.
Theo qui định về đánh giá xếp loại học sinh hiện nay, môn học xếp loại chưa hoàn thành khi điểm học lực môn dưới 5. Nhưng trong thực tế, những học sinh yếu môn Toán, thì những môn học khác cũng bị ảnh hưởng. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực kiên trì của thầy và trò rất cao.
Đối tượng học sinh chưa hoàn thành thường là những em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, cha mẹ ly hôn, cuộc sống không ổn định hoặc là gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số, ít quan tâm đến việc học.
Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục: Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chất lượng đầu vào.
Trước những thách thức đó đòi hỏi người thầy phải nỗ lực bản thân, kiên trì, bền bỉ cùng nhà trường khắc phục khó khăn và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
Biện pháp 2: Biện pháp phụ đạo HS chưa hoàn thành bài học trong môn Toán về các dạng toán điển hình.
Hàng ngày tôi dành ra 15 phút đầu giờ truy bài để kèm cặp thêm những em chưa hoàn thành môn Toán, tôi đến sớm hơn và lên lớp để hướng dẫn các em các dạng bài tập cơ bản trong chương trình và giảng dạy theo kế hoạch đã định.
Ví dụ: Các dạng toán điển hình như rút về đơn vị, giải toán liên quan đến yếu tố hình học, đại số…
Trong những đợt thao giảng, dự giờ của giáo viên ở trường và qua thăm các lớp khối 3 tôi nắm được chất lượng của học sinh, tôi nhận thấy việc dạy học dạng toán rút về đơn vị là hết sức cần thiết. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, tư duy của các con còn hạn chế về mặt suy luận, phân tích việc dạy “Toán rút về đơn vị ” góp phần giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng quan sát, trí tưởng tượng cao và kỹ năng thực hành số học đặt nền móng vững chắc cho các em học tốt môn toán ở các cấp học cao hơn.
- Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp chung để giải các bài toán:
Mỗi bài toán các em có làm tốt được hay không đều phụ thuộc vào các
phương pháp giải toán được vận dụng ở mỗi bước giải bài toán đó. Cho nên, chúng ta cần hướng dẫn học sinh nắm được các bước giải bài toán như sau:
* Bước 1: Đọc kĩ đề toán.
* Bước 2: Tóm tắt đề toán.
* Bước 3: Phân tích bài toán.
* Bước 4: Viết bài giải.
* Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
* Đọc kĩ đề toán: Học sinh đọc đề toán ít nhất 3 lần, mục đích để giúp các em nắm được ba yếu tố cơ bản. Những“dữ kiện” là những cái đã cho, đã biết trong đầu bài, “những ẩn số” là những cái chưa biết và cần tìm và những “điều kiện” là quan hệ giữa các dữ kiện với ẩn số.
Cần tập cho học sinh có thói quen và từng bước có kĩ năng suy nghĩ trên các yếu tố cơ bản của bài toán, phân biệt và xác định được các dữ kiện và điều kiện cần thiết liên qua đến cái cần tìm, gạt bỏ các tình tiết không liên quan đến câu hỏi, phát hiện được các dữ kiện và điều kiện không tường minh để diễn đạt một cách rõ ràng hơn. Tránh thói quen xấu là vừa đọc xong đề đã làm ngay.
* Tóm tắt đề toán: Sau khi đọc kĩ đề toán, các em biết lược bớt một số câu chữ, làm cho bài toán gọn lại, nhờ đó mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm hiện rõ hơn. Mỗi em cần cố gắng tóm tắt được các đề toán và biết cách nhìn vào tóm tắt ấy mà nhắc lại được đề toán.
Thực tế có rất nhiều cách tóm tắt bài toán, nếu các em càng nắm được nhiều cách tóm tắt thì các em sẽ càng giải toán giỏi. Cho nên, khi dạy tôi đã truyền đạt các cách sau tới học sinh:
* Cách 1: Tóm tắt bằng chữ.
* Cách 2: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
* Cách 3: Tóm tắt bằng hình tượng trưng.
* Cách 4: Tóm tắt bằng kẻ ô......
Tuy nhiên tôi luôn hướng dẫn các em chọn cách nào cho hiểu nhất, rõ nhất, điều đó còn phụ thuộc vào nội dung từng bài.
* Phân tích bài toán: Sau khi tóm tắt đề bài xong, các em tập viết phân tích đề bài để tìm ra cách giải bài toán. Cho nên, ở bước này, giáo viên cần sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, thiết lập cách tìm hiểu, phân tích bài toán theo sơ đồ dưới dạng các câu hỏi thông thường:
- Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm cái đó ta cần biết gì?
- Muốn tìm cái chưa biết ta cần dựa vào đâu? Làm như thế nào?.....
Hướng dẫn học sinh phân tích xuôi rồi tổng hợp ngược lên, từ đó các em nắm bài kĩ hơn, tự các em giải được bài toán.
* Viết bài giải: Dựa vào sơ đồ phân tích, quá trình tìm hiểu bài, các em sẽ
dễ dàng viết được bài giải một cách đầy đủ, chính xác. Giáo viên chỉ việc yêu cầu học sinh trình bày đúng, đẹp, cân đối ở vở là được, chú ý câu trả lời ở các bước phải đầy đủ, không viết tắt, chữ và số phải đẹp.
* Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải:
Qua quá trình quan sát học sinh giải toán, chúng ta dễ dàng thấy rằng học
sinh thường coi bài toán đã giải xong là khi tính ra đáp số hay tìm được câu trả lời. Khi giáo viên hỏi: “ Em có tin chắc kết quả là đúng không?” thì nhiều em lúng túng. Vì vậy việc kiểm tra, đánh giá kết quả là không thể thiếu khi giải toán và phải trở thành thói quen đối với học sinh. Cho nên khi dạy giải toán, chúng ta cần hướng dẫn các em thông qua các bước:
- Đọc lại lời giải.
- Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn
diễn đạt trong lời giải đúng chưa.
- Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.
- Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa.
Đối với học sinh giỏi, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại toàn bộ bài giải, tập phân tích cách giải, động viên các em tìm các cách giải khác, tạo điều kiện phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ độc lập của học sinh.
- Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị bằng phép tính chia, nhân (kiểu bài 1):
Để học sinh nắm chắc phương pháp giải kiểu bài toán này, tôi đã tiến hành dạy ở trên lớp theo phương pháp và hình thức sau:
*Kiểm tra bài cũ:
* Bài mới:
* Luyện tập:
* Củng cố dặn dò:
Cụ thể:
Để học sinh nắm chắc phương pháp giải kiểu bài toán này, tôi đã tiến hành dạy ở trên lớp theo phương pháp và hình thức sau:
* Kiểm tra bài cũ: Để nhắc lại kiến thức cũ và chuẩn bị cho kiến thức mới cần truyền đạt, tôi ra đề như sau:
“Mỗi can chứa được 5 lít mật ong. Hỏi 7 can như vậy chứa được bao nhiêu lít mật ong?”
Với bài này, học sinh dễ dàng giải được như sau:
Bài giải.
Bảy can như vậy chứa được số lít mật ong là:
5 x 7 = 35 ( l)
Đáp số: 35 lít mật ong.
Sau đó, tôi yêu cầu học sinh nhận dạng toán đã học (gấp một số lên nhiều lần) và giải thích cách làm (lấy số đó nhân với số lần), đồng thời cho học sinh nhắc lại quy trình của cách giải một bài toán...
>>> Tải file về máy để xem tiếp nội dung.
Mời các bạn tham khảo các Sáng kiến kinh nghiệm hay và chất lượng khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài toán về tìm thành phần chưa biết cho học sinh lớp 3
Tổng hợp sáng kiến kinh nghiệm Tiểu Học mới nhất 2024 - Đầy đủ lớp 1, 2, 3, 4, 5
SKKN Một số biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp Toán học cho học sinh lớp 3
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng chia sẻ, hợp tác cho học sinh lớp 3
- Chia sẻ:Đinh Thanh Hoa
- Ngày:
Tải SKKN Một số biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở lớp 3 PDF
27/11/2024 2:39:00 CH
Gợi ý cho bạn
-
Sáng kiến kinh nghiệm giải Toán có lời văn lớp 4: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó
-
SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Khoa học lớp 4 năm 2024
-
SKKN: Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy phép cộng, trừ trong phạm vi 10 cho học sinh lớp 1
-
Top 15 Biện pháp nâng cao chất lượng môn Khoa học tự nhiên THCS
-
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt toán chuyển động đều
-
Sáng kiến Trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 3 trong Chương trình GDPT 2018
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 1 (5 mẫu)
-
SKKN cấp quản lý bậc tiểu học mới nhất (5 mẫu)
-
SKKN: Một số kĩ năng hướng dẫn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN: Vận dụng biện pháp trò chơi vào việc dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Thể Dục THCS Chương trình mới
Báo cáo giáo viên giỏi THCS (Chương trình mới) 2024
SKKN: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5
SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn Lịch sử Địa lý 6 (Chương trình mới) 2024