SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Khoa học lớp 4 năm 2024

Tải về

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Khoa học lớp 4 được HoaTieu.vn chia sẻ sau đây gồm 2 mẫu Sáng kiến kinh nghiệm môn Khoa học lớp 4, giúp thầy cô giáo có thêm tài liệu tham khảo cũng như kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học lớp 4.

Lớp 4 là năm học đầu tiên trong chương trình phổ thông mà các em học sinh tiếp túc với môn Khoa học, thay vì bộ môn TNXH như các lớp trước. Môn Khoa học lớp 4 không chỉ chứa đựng một lượng lớn kiến thức, mà còn bao gồm nhiều khái niệm phức tạp và đa dạng. Điều này dẫn đến việc hình thành những khái niệm ban đầu về khoa học và tự nhiên trở nên không dễ dàng, và một số nội dung có thể trở nên khá trừu tượng, ít sinh động trong mắt học sinh. Do đó, đề tài Sáng kiến Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Khoa học lớp 4 sẽ giúp thầy cô áp dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực, nhằm khơi dậy niềm hứng thú, tò mò và khao khát khám phá trong lòng học sinh. Để mỗi tiết học diễn ra thực sự nhẹ nhàng, sinh động. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không ép buộc nặng nề. Mời thầy cô cùng tham khảo nhé.

Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Khoa học lớp 4
SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Khoa học lớp 4

1. Sáng kiến Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú với môn Khoa học lớp 4 số 1

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn biện pháp

Ở Tiểu học, giúp các em có những hiểu biết về thế giới xung quanh, những hiện tượng khoa học, những vấn đề về thiên nhiên là mục tiêu quan trọng. Đó là môn học tích hợp những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, năng lực, đạo đức của con người. Chính vì vậy, khoa học là môn học quan trọng trong nhà trường.

Theo chương trình GDPT năm 2018 về dạy học theo định hướng phát triển năng lực thì một trong những nội dung quan trọng là dạy học cho học sinh biết làm gì? Chứ không phải dạy cho học sinh biết cái gì? Và một trong những yếu tố tạo nên điều đó chính là ý thức tự giác, tự học. Một trong những môn học phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh đó chính là môn Khoa học.

Bên cạnh đó, học sinh chỉ học tập đạt kết quả tốt khi yêu thích môn học. Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động là một việc làm không phải dễ.

Lên lớp 4, các em bắt đầu học môn Khoa học. Những câu hỏi nghe thật bình thường như “Tại sao có gió?” hay “Mây được hình thành như thế nào?”... lại được giải thích một cách khoa học. Môn Khoa học lớp 4 có rất nhiều nội dung mới mẻ, thiết thực như kiến thức về các chất dinh dưỡng, về âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ. Vậy làm thế nào để học sinh tiểu học - những tâm hồn còn non nớt tiếp nhận những kiến thức khoa học một cách dễ dàng và tự nhiên? Đây là một câu hỏi không dễ.

Hiểu được vai trò quan trọng, cùng những thách thức, khó khăn để học sinh học tốt môn Khoa học thì bản thân tôi là người giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi luôn băn khoăn và trăn trở làm sao để giúp cho các em học sinh lớp 4 dễ dàng hơn, hứng thú hơn trong việc học môn Khoa học. Để tìm câu trả lời cho những băn khoăn ấy thì tôi mạnh dạn lựa chọn biện pháp giáo dục là: "Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú với môn Khoa học lớp 4”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở thực tiễn việc học tập môn Khoa học của học sinh chưa phát huy tính tích cực chủ động tư duy, đề ra các biện pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 học môn Khoa học, nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo tìm tòi kiến thức mới của học sinh.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh.

- Tìm hiểu hứng thú học Khoa học của học sinh lớp 4 ở đơn vị mình.

- Tìm ra các biện pháp khắc phục.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4H.

- Phạm vi nghiên cứu: Phân môn Khoa học lớp 4, về mức độ hứng thú học tập của học sinh.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lý luận: Đọc các tài liệu cần thiết. Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình liệu bồi dưỡng giáo viên, sách tham khảo.

- Phương pháp điều tra thực trạng: Qua điều tra bằng văn bản, dự giờ trao đổi với giáo viên khảo sát học sinh phương pháp này giúp tôi có cơ sở thực tiễn về thực trạng dạy học môn Khoa học ở lớp 4H tôi đang trực tiếp giảng dạy.

- Phương pháp điều tra quan sát: Tìm hiểu, phỏng vấn giáo viên. Điều tra học sinh.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Kiểm tra chất lượng qua mỗi giai đoạn. Thống kê kết quả ở từng giai đoạn.

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lí luận

- Tuổi thơ là một giai đoạn rất đặc biệt của trẻ em. Nơi bắt đầu những câu hỏi, tò mò và háo hức về thế giới xung quanh. Đây cũng là thời gian rất phù hợp để trẻ có thể hoà mình với những trải nghiệm khám phá khoa học để kết nối với thế giới xung quanh một cách trực quan và sinh động...

Xem tiếp tại file tải SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Khoa học lớp 4

2. Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Khoa học lớp 4 số 2

Sáng kiến Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Khoa học lớp 4

.............

Tải SKKN: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Khoa học lớp 4 về máy để xem tiếp nội dung

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Sáng kiến kinh nghiệm góc Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 91
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm