Sáng kiến kinh nghiệm giải Toán có lời văn lớp 4: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó

Tải về

Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

Sáng kiến kinh nghiệm giải Toán có lời văn lớp 4: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó là mẫu Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn Toán được giáo viên thực hiện dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn, với cách trình bày khoa học, logic trên cơ sở số liệu rất thuyết phục và có hiệu quả áp dụng cao.

Sau đây là chi tiết nội dung SKKN giúp HS học tốt dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số. Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm ý tưởng hay cho bài dự thi giáo viên giỏi, đề tài SKKN lớp 4 của mình.

Sáng kiến kinh nghiệm giải Toán có lời văn lớp 4
Sáng kiến kinh nghiệm giải Toán có lời văn lớp 4

SKKN lớp 4: Biện pháp giúp HS học tốt dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

Hiện nay ở tiểu học đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, các phương pháp truyền thống vẫn rất cần thiết, chúng được vận dụng theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh để phát triển năng lực toán học của từng học sinh. Như vậy khi dạy học loại giải toán luyện tập thực hành là sự vận dụng một cách hợp lý các phương pháp dạy học theo đặc trưng của môn toán, cho phù hợp với mục đích yêu cầu của việc dạy - học giải toán ở bậc tiểu học và hình thành các bước trong quá trình giải toán sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, các điều kiện dạy học.

Không những việc giải toán giúp học sinh phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và thói quen làm việc khoa học, mà việc giải toán còn đòi hỏi học sinh phải biết tự mình xem xét vấn đề, tự mình tìm tòi cách giải quyết vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính. Do đó giải toán là một cách rất tốt để rèn luyện tính kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận, chu đáo, chính xác …. Bên cạnh đó, việc giải toán luyện tập thực hành thông qua các bài toán có lời văn còn giúp học sinh củng cố, vận dụng và hiểu sâu sắc thêm tất cả các kiến thức về số học, về đo lường, về các yếu tố hình học đã được học trong môn toán ở Tiểu học. Hơn thế nữa đa phần các biểu tượng, khái niệm, quy tắc, tính chất toán học ở tiểu học đều được học sinh tiếp thu qua con đường giải toán, chứ không qua con đường lý luận.

Trong môn Toán phổ thông toán có lời văn có vị trí rất quan trọng. Học sinh Tiểu học làm quen với Toán có lời văn ngay từ lớp 1 và học liên tục đến lớp 5.

Dạng toán có lời văn ở tiểu học được xem như một cầu nối kiến thức toán học trong nhà trường và ứng dụng của toán học trong đời sống thực tế, đời sống xã hội.

Dạy giải toán có lời văn ở tiểu học là sự vận dụng một cách tổng hợp ngày càng cao các trí thức kỹ năng về Toán tiểu học với kiến thức được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.

Qua giải toán có lời văn học sinh rèn kỹ năng tính thành thạo với 4 phép tính, rèn tư duy lô - gíc, óc suy luận khả năng phân tích, so sánh tổng hợp và khả năng trình bày khoa học.

Học sinh có làm tốt được các bài toán có lời văn thì mới được đánh giá là học sinh hoàn thành tốt nội dung học tập môn Toán.

Xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học nói riêng.

Từ thực trạng việc dạy và giải toán ở trường tiểu học hiện nay có một số điểm chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới ngày càng cao. Học sinh chưa có kỹ năng giải toán có lời văn. Qua việc dự giờ thăm lớp, khảo sát trước tác động, chúng tôi chỉ thấy giáo viên hình như chỉ giúp xây dựng giải một bài toán giải để ra kết quả, hoặc xây dựng công thức là chính chứ thực tế chưa khơi gợi lên việc đam mê học toán thông qua dẫn dắt học sinh có lối tư duy biết phân tích được một nội dung đề toán (Hầu như là giáo viên làm giúp các em vấn đề này)

Trong các dạng toán có lời văn ở lớp 4 thì dạng "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó" là dạng Toán được học đầu tiên ở lớp 4 nó khá phổ biến và các em có thể gặp trong suốt quá trình học toán ở tiểu học. Nếu các em học tốt dạng toán này thì sẽ tốt các dạng toán khác. Từ những tồn tại và nguyên nhân trên mà tôi đã chọn nghiên cứu dạy toán có lời văn dạng "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó"

2. Thực trạng

2.1. Thực trạng của giáo viên:

- Khi dạy học giải toán có lời văn, một số giáo viên hướng dẫn học sinh nhận dạng bài toán chưa kĩ, nên học sinh không biết được cấu trúc toán học của bài toán, từ đó không thể phát hiện được dạng toán tương ứng với bài toán nào đã biết và dạng toán nào cần áp dụng để giải.

- GV chưa chú trọng đến việc giải thích cặn kẽ các khái niệm mới hình thành cho HS; chưa sửa những lỗi HS hay mắc như lỗi trình bày, ghi biểu thức, câu trả lời, ...

- GV chưa bao quát hết lớp học, mới chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng HS nhanh nhẹn mà chưa chú ý đến các đối tượng HS khác.

- Xét về nhận thức và hành động, nhiều giáo viên không chuyển hoá được mục tiêu tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh vào việc thiết kế và thi công bài dạy, cụ thể hơn là ở việc định hướng và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh bằng các hệ thống các việc làm tự lĩnh hội theo phương châm dạy suy nghĩ, dạy tự học. Do đó học sinh thụ động và làm theo giáo viên đã định sẵn, không suy nghĩ tìm tòi, để tự khám phá, phát hiện kiến thức mới, mà hầu như theo định hướng sẵn của giáo viên dã sắp đặt trước khi dạy bài học.

2.2. Thực trạng của học sinh:

Năm nay tôi được phân công dạy lớp 4 tại trường tôi đang công tác. Lớp tôi có 27 học sinh, trong quá trình giảng dạy dạng toán Tìm hai số khi biết Tổng và hiệu của hai số đó, tôi nhận thấy HS còn vướng mắc như sau:

- Không xác định được tổng, hiệu, số lớn, số bé, dẫn đến không hiểu được yêu cầu của bài.

- Học sinh chưa nắm chắc hoặc quên quy tắc trình bày của dạng bài.

- Những học sinh loại tiếp thu chậm ít được giáo viên chú trọng tới, nên thường ngồi yên lặng để nghe, ghi chép, không phát huy được tính chủ động, tính suy nghĩ của mình.

- Kiến thức thực tế của học sinh còn nghèo nàn, chưa được phong phú.

Vì vậy ngay từ đầu năm tôi đã vạch ra kế hoạch phải làm sao cho lớp mình có sự hăng hái, sôi nổi hơn trong giờ học, đặc biệt là trong giờ học toán. Tôi nhận thấy rằng kinh nghiệm của tôi đưa vào giúp các em học tập tốt hơn.

2.3. Cơ sở lý luận:

Chúng ta đã biết hiện trạng giáo dục ở nước ta là nội dung dạy học đã đổi mới và hiện đại hóa nhưng phương pháp dạy học còn lạc hậu, cơ sơ vật chất kém. Do đó muốn nâng cao chất lượng giáo dục cần thiết phải đổi mới phương pháp theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức mới. Để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh các môn học ở tiểu học cần thực hiện chuyển từ hình thức thầy giảng - trò ghi sang thầy tổ chức – trò hoạt động, vì vậy người thầy phải giúp cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức và biến kiến thức đó thành của mình.

3. Các biện pháp thực hiện

3.1. Nội dung và mục tiêu dạy học giải bài toán có lời văn ở lớp 4 :

3.1.1.Tìm hiểu nội dung :

- Biết tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ, hình vẽ.

- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính, trong đó có các bài toán: tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số.

3.1.2. Mục tiêu:

Biết giải và trình bày bài giải bài toán có đến ba bước tính, trong đó có các bài toán liên qua đến:

- Tìm số trung bình cộng của nhiều số.

- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số.

- Tìm phân số của một số.

- Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.

- Tính chu vi, diện tích của một số hình đã học.

3.1.3. Cấu trúc chương trình SGK toán 4

Lớp 4 là lớp đầu tiên của giai đoạn 2, lớp học yêu cầu học sinh phải có kĩ năng tư duy nhiều hơn ở các lớp 1,2,3. Nội dung môn toán lớp 4 đã được chỉnh lý theo tinh thần đổi mới giáo dục tiểu học. Sách giáo khoa Toán 4 được biên soạn theo nội dung đó được thể hiện trong 175 bài học, hoặc bài thực hành, luyện tập, ôn tập, kiểm tra. Mỗi bài thường được thực hiện trong một tiết học, trung bình mỗi tiết học kéo dài 40 phút. Để tăng cường luyện tập, thực hành, vận dụng các kiến thức và kĩ năng cơ bản, nội dung dạy học về lí thuyết đã được tinh giản trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện SGK Toán 4, chỉ lựa chọn các nội dung cơ bản và thiết thực.

Mức độ trừu tượng, khái quát, ... của Toán 4 cao hơn so với Toán 1,2,3. Do đó, các hình ảnh minh họa trong Toán 4 đều được cân nhắc, lựa chọn sao cho chúng hỗ trợ đúng mức sự phát triển trình độ nhận thức và tư duy của HS cuối cấp tiểu học. Tuy nhiên thực tế dạy học, GV có thể căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, của lớp học, của từng đối tượng HS để lựa chọn, bổ sung, giảm bớt hoặc thay thế cho phù hợp.

Số lượng bài tập thực hành, luyện tập trong mỗi tiết học của SGK Toán 4 thường chỉ có từ 3 đến 5 bài tập. Các bài tập trong tiết luyện tập, luyện tập chung, thực hành, ôn tập thường không có quá 5 câu hỏi, bài tập. HS không nhất thiết phải hoàn thành tất cả các bài tập ngay trong tiết học, mà có thể làm tiếp vào buổi hai.

...........

Tải Sáng kiến kinh nghiệm giải Toán có lời văn lớp 4: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó về máy để xem tiếp nội dung

Lưu ý: SKKN toán lớp 4 tải miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ giáo viên xây dựng sáng kiến của riêng mình.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong mục Sáng kiến kinh nghiệm của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
6 126
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm