Top 12 mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THPT sách mới (tải miễn phí)

Tải về

Mẫu SKKN môn Lịch sử THPT 2023 mới nhất

Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THPT sách mới được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này bao gồm tổng hợp mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử lớp 10, 11, 12 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu sáng kiến kinh nghiệm dạy học môn Lịch sử THPT, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Để xem trọn bộ nội dung các mẫu SKKN môn Lịch sử THPT sách mới, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử lớp 12

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu

5. Những điểm mới và đóng góp của đề tài

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Khái niệm năng lực

1.1.2. Năng lực tự học và nội dung của năng lực tự học

1.1.3. Thành phần của năng lực tự học

1.1.4. Vai trò của năng lực tự học

1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề

1.2.1. Những khó khăn trong việc thực hiện nội dung chương trình, sách giáo khoa và thời lượng ôn tập

1.2.2. Thực trạng vấn đề tự học của học sinh trong việc ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông

1.2.3. Thực tế công tác ôn thi tốt nghiệp ở Trường trung học phổ thông Yên Thành 2

2. Phân tích cấu trúc đề thi và xác định những kiến thức trọng tâm cần ôn tập của phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945

2.1. Phân tích cấu trúc của đề thi trung học phổ thông môn Lịch sử

2.2. Xác định những kiến thức trọng tâm cần ôn tập

3. Một số biện pháp phát triển năng lực tự học, giúp học sinh ôn tập tốt nội dung phần Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945

3.1. Các nguyên tắc chung để phát triển năng lực tự học của học sinh

3.2. Một số biện pháp phát triển năng lực tự học của học sinh khi ôn tập phần Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945

3.2.1. Tạo động cơ, mục đích, hứng thú tự học

3.2.2. Hướng dẫn học sinh cách xây dựng kế hoạch ôn tập

3.2.3. Hướng dẫn học sinh cách tự đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo

3.2.4. Vận dụng linh hoạt công thức “5W - 1 How”

3.2.5. Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức

3.2.5.1. Lập bảng hệ thống

3.2.5.2. Tổng hợp, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử theo nhóm kiến thức

3.2.5.3. Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu

3.2.5.4. Sử dụng sơ đồ tư duy

3.2.5.5. Sử dụng từ khóa kết hợp “ôn tập nhanh”

3.2.5.6. Học tự luận để thi trắc nghiệm

3.2.5.7. Hướng dẫn học sinh trả lời các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi hàng năm và kỹ thuật phân tích các câu hỏi

3.2.5.8. Xây dựng nội dung ôn tập cho học sinh theo các mức độ nhận thức

3.2.5.9. Ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển năng lực tự học cho học sinh

4. Khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

4.1. Mục đích khảo sát

4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát

4.3. Đối tượng khảo sát

4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất

4.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất

4.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất

5. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng các giải pháp

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Những bài học kinh nghiệm

3.2. Kết luận chung

3.3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.1. Tính mới

3.3.2. Tính khoa học

3.3.3. Tính hiệu quả

3.4. Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Vấn đề tự học, tự đào tạo của người học đã được Đảng, Nhà nước quan tâm quán triệt sâu sắc từ nhiều năm qua. Nghị quyết Trung ương V khóa 8 từng nêu rõ: “Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh, sinh viên; Bảo đảm mọi điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, sinh viên, phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”. Ngày 04/11/2013 tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Nghị quyết chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội";

Mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 được xác định sẽ giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Trong đó, năng lực tự học là một trong ba năng lực chung cốt lõi của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018.

Hiện nay, học sinh trung học phổ thông còn nhiều vướng mắc, khó khăn khi học tập, chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc tự học, chưa xây dựng và rèn luyện kĩ năng tự học hợp lí. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân nên giáo viên đang chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức mà ít quan tâm đến rèn luyện kĩ năng toàn diện cho học sinh trong đó có kĩ năng tự học. Vì vậy, mỗi nhà trường cần đưa phương pháp tự học vào mục tiêu dạy học. Điều đó không chỉ giúp bản thân học sinh nắm được vấn đề một cách chắc chắn và bền vững; chủ động bồi dưỡng phương pháp học tập và kĩ năng vận dụng tri thức mà còn là dịp tốt để rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động độc lập sáng tạo. Đó là những phẩm chất mà chỉ có chính bản thân học sinh tự rèn luyện kiên trì mới có được, không một ai có thể cung cấp hay làm thay.

Trong những năm gần đây, chất lượng thi tốt nghiệp của bộ môn Lịch sử thường thấp hơn các môn học khác. Các em học sử một cách thụ động, máy móc và mang tính đối phó để tránh liệt vượt qua kì thi. Để nâng cao chất lượng bộ môn, bồi dưỡng nhu cầu tự học, tự tìm hiểu, tự khám phá của học sinh là niềm trăn trở của rất nhiều giáo viên dạy lịch sử. Vấn đề phát triển năng lực tự học cho học sinh càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Qua việc nghiên cứu ma trận đề thi của Bộ trong những năm gần đây, tôi nhận thấy phần lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945 là một trong những phần kiến thức quan trọng thường xuất hiện trong đề thi với bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Xuất phát từ những khó khăn hiện tại của đơn vị công tác trong việc nâng cao chất lượng môn Lịch sử nói chung và chất lượng thi tốt nghiệp THPT của môn Lịch sử nói riêng, đồng thời góp phần hình thành năng lực tự học cho học sinh phù hợp với thời kì quá độ tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển năng lực tự học của học sinh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (phần Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945)” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận dạy học nói chung và thực tiễn việc dạy học lịch sử ở truờng THPT nói riêng, đề tài tập trung khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tự học, đặc biệt trong việc ôn thi tốt nghiệp THPT.

- Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực tự học, giúp học sinh ôn tập tốt nội dung phần Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945. (Lịch sử lớp 12- Chương trình chuẩn).

- Giải quyết được các dạng câu hỏi trong ma trận đề thi của Bộ theo 4 mức độ.

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi của đề tài là đưa ra các phương pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh, đồng thời hướng dẫn học sinh ôn tập tốt nội dung kiến thức và thực hành trả lời các câu hỏi trắc nghiệm phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945 theo 4 mức độ.

- Đối tượng của đề tài là: hướng dẫn học sinh lớp 12 phát triển năng lực tự học, ôn luyện và làm tốt các câu hỏi trắc nghiệm ở 4 mức độ phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lí thuyết:

+ Nghiên cứu tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Nhà nước trong công tác giáo dục.

+ Nghiên cứu các tài liệu về lí luận, phương pháp dạy học, chương trình nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu ôn thi trắc nghiệm THPT Quốc gia, sách bồi dưỡng học sinh giỏi ,các đề thi học sinh giỏi tỉnh, Quốc gia, THPT Quốc gia và các tài liệu liên quan khác.

- Phương pháp điều tra: Thông qua hình thức dự giờ, quan sát, trưng cầu ý kiến, tiếp xúc trao đổi với giáo viên, học sinh để tìm hiểu thực trạng về khả năng tự học của học sinh và mức độ trả lời các câu hỏi trong ma trận phần Lịch sử Việt Nam 1919-1945.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài.

- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Để hệ thống kiến thức tự luận nâng cao cho học sinh vận dụng vào làm câu hỏi trắc nghiệm mức độ khó cần phải sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp các bài, chương, phần học trong Sách giáo khoa.

5. Những điểm mới và đóng góp của đề tài

- Hệ thống nội dung kiến thức phần Lịch sử Việt Nam 1919 - 1945 để các em chinh phục các câu hỏi trắc nghiệm ở 4 mức độ.

- Phát triển năng lực tự học, hình thành kĩ năng tự học không chỉ đối với bộ môn Lịch sử mà còn đối với các môn học khác. Trên cơ sở hình thành năng lực chung, phát triển các năng lực chuyên biệt đối với môn Lịch sử.

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, xem đối tượng người học là trung tâm, thay đổi tư duy, lối học thụ động của học sinh. Bản thân giáo viên cũng không ngừng phải tự học, tự nghiên cứu để nâng cao chất lượng dạy và học.

.......................................

Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử lớp 10

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC HÀNH LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VĂN MINH ĐẠI VIỆT - LỚP 10

MỤC LỤC TRANG

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài

1.2. Mục đích nghiên cứu

1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

1.4. Đối tượng nghiên cứu

1.5. Phương pháp nghiên cứu

1.6. Những đóng góp của đề tài

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1. Quan niệm về bài tập lịch sử

1.1.2. Các loại bài tập trong dạy học lịch sử

1.1.3. Vai trò của bài tập trong dạy học lịch sử

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1. Thực trạng dạy và học Lịch sử ở trường THPT

1.2.2. Thực trạng sử dụng bài tập thực hành lịch sử của học sinh trường THPT Lê Hồng Phong

CHƯƠNG II. THIẾT KẾ BÀI TẬP THỰC HÀNH LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VĂN MINH ĐẠI VIỆT – LỚP 10 TẠI TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

2.1. Khái niệm bài tập thực hành lịch sử

2.2. Xây dựng và sử dụng bài tập thực hành lịch sử

2.2.1. Các bước xây dựng và sử dụng bài tập thực hành lịch sử

2.2.2. Thiết kế bài tập thực hành chủ đề Văn minh Đại Việt

2.2.3. Thiết kế Kế hoạch bài dạy chủ đề Văn minh Đại Việt

CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm

3.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm

3.3.2. Kết quả thực nghiệm

3.4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài

3.5. Một số sản phẩm của học sinh qua dạy thực nghiệm

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết quả đạt được

3.2. Ý nghĩa của đề tài

3.3. Hạn chế của đề tài

3.4. Một số đề xuất, kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài.

Bác Hồ đã từng nói: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”, điều đó cho thấy học lí thuyết cần đi đôi với thực hành, nhưng thực tế cho thấy trong hầu hết các môn học ở bậc THPT thì môn Lịch sử lại ít được chú trọng phần thực hành bài tập nhất.

Trong khi đó căn cứ theo thông tư số 33/2017 TT-BGDDT ban hành về tiêu chuẩn quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, học sinh các bậc THCS, THPT sẽ được tiếp cận với bộ sách giáo khoa mới, chương trình giáo dục sẽ giảm bớt lượng kiến thức lý thuyết thay vào đó là tăng cường các câu hỏi bài tập, kích thích tư duy và hướng dẫn học sinh tự học. Đây là lúc hệ thống bài tập về Lịch sử cần được quan tâm hơn nữa để hướng dẫn học sinh thực hành bài học, củng cố phần luyện tập và vận dụng sau mỗi bài học.

Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử 2018 có những thay đổi căn bản và toàn diện theo định hướng tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất và năng lực. Theo đó, chương trình được phát triển theo hướng mở, linh hoạt, mềm dẻo về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Trong đó, chú trọng các hoạt động tổ chức hướng dẫn học sinh tự học; giảm thời lượng trên lớp, tăng hoạt động thực hành ứng dụng; tăng nội dung giáo dục địa phương gần gũi, thiết thực với đời sống. Xuyên suốt chương trình là hệ thống các chủ đề và chuyên đề học tập về những vấn đề cơ bản của Lịch sử thế giới, khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, nhằm nâng cao và mở rộng kiến thức thông sử mà học sinh đã được học ở cấp THCS. Các chủ đề và chuyên đề lịch sử của chương trình mang tính hệ thống, cơ bản, xuất phát từ yêu cầu phát triển các phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và mục tiêu giáo dục Lịch sử đối với từng lớp học, cấp học.

Mục tiêu và cấu trúc chương trình như trên đã chi phối việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học bộ môn. Đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử, giải pháp chủ đạo trong quá trình tổ chức dạy học là sử dụng phương pháp mới kết hợp với bài tập lịch sử nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh theo hướng: Chú trọng tổ chức các hoạt động học tập gắn với các tình huống của cuộc sống; gắn hoạt động trí tuệ với thực hành, thực tiễn thông qua các hoạt động dạy học tích cực để phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo), năng lực chuyên biệt (năng lực Lịch sử: NL tìm hiểu lịch sử, NL nhận thức lịch sử, NL vận dụng kiến thức lịch sử vào đời sống).

Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống bài tập lịch sử theo chương trình sách giáo khoa mới là một đề tài mới, ít được nghiên cứu và cần sự đổi mới từ chính những người trực tiếp giảng dạy. Chúng ta chưa có quan niệm đầy đủ về sự cần thiết của bài tập thực hành lịch sử, thậm chí có người cho rằng học tập Lịch sử không cần bài tập. Nếu không đưa ra được các phương pháp học tốt đáp ứng mục tiêu của chương trình, bài học thực hành phù hợp với năng lực thực tiễn của học sinh thì sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục môn Lịch sử.

Trong năm học này, được phân công giảng dạy nội dung lịch sử mới ở khối 10 - THPT, chúng tôi mong muốn xây dựng được các bài tập thực hành lịch sử phù hợp với thực tiễn yêu cầu đổi mới, nhất là định hướng cho các em cách tự học, luyện tập mở rộng kiến thức bài học sau khi học trên lớp. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng bài tập thực hành lịch sử trong dạy học chủ đề Văn minh Đại Việt – lớp 10 tại trường THPT Lê Hồng Phong”, làm sáng kiến kinh nghiệm. Rất mong được đồng nghiệp chia sẻ, góp ý để sáng kiến được nhân rộng và đạt hiệu quả trong công tác giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp.

1.2. Mục đích nghiên cứu.

- Đề tài khẳng định tính đúng đắn, khoa học về sự cần thiết của việc sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

- Đối với người dạy: Nhằm giúp cho giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT một số sáng kiến riêng trong việc xây dựng và sử dụng một số bài tập lịch sử trong dạy học lớp 10 theo chươg trình SGK mới.

- Đối với người học: Nhằm mục đích phát triển năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho học sinh trường THPT Lê Hồng Phong khi học môn Lịch sử lớp 10, củng cố và luyện tập cho các em sau khi học lý thuyết, định hướng cách tự học ở nhà hiệu quả, từ đó nâng cao hứng thú và chất lượng học tập của học sinh khi học Lịch sử.

1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Nghiên cứu đề tài giải quyết các vấn đề sau:

- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học lí thuyết gắn liền với thực hành bài tập.

- Thiết kế bài tập thực hành lịch sử qua dạy học chủ đề “Văn minh Đại Việt”.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại đơn vị công tác.

- Khảo sát kết quả thực nghiệm đề tài thông qua lấy ý kiến từ học sinh và đồng nghiệp.

1.4. Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Xây dựng và sử dụng bài tập thực hành lịch sử trong dạy học chủ đề Văn minh Đại Việt – lớp 10 tại trường THPT Lê Hồng Phong” là thiết kế một số bài tập thực hành cho học sinh khối 10 của trường THPT Lê Hồng Phong trong tiết chủ đề: Văn minh Đại Việt.

1.5. Phương pháp nghiên cứu.

Khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi đã thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp tham khảo: Tham khảo các nguồn: Kinh nghiệm thực tiễn của đồng nghiệp, sách, báo, tạp chí, các bài tham luận trên Internet.

- Phương pháp khảo sát thực tế: Quan sát, khảo sát thực tế việc sử dụng các bài tập lịch sử trong trường phổ thông để lấy số liệu cụ thể, phân tích tính quan trọng và cấp thiết của nó.

Phương pháp phân tích, tổng hợp:

+ Phân tích và tổng hợp tư liệu về các vấn đề có liên quan đến đề tài.

+ Tham chiếu kết quả của bộ môn trong trường THPT Lê Hồng Phong.

- Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp sáng kiến của cá nhân để nâng cao hiệu quả giảng dạy chương trình SGK mới trong các năm học tiếp theo.

Các phương pháp trên được kết hợp đồng thời trong quá trình nghiên cứu, góp phần tạo nên hiệu quả của đề tài.

...............................

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
1 625
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm